MỘT THIẾU SÓT TRONG CHƯƠNG TRÌNH CÁC TRƯỜNG HỌC Muốn dùng một vật gì ta phải biết rõ tính chất nó ra sao Trong đời ta, ít có cơ

Một phần của tài liệu Tổ chức công việc theo khoa học (Cẩm nang dành cho nhà quản lý) (Trang 138)

Muốn dùng một vật gì ta phải biết rõ tính chất nó ra sao. Trong đời ta, ít có cơ hội nếu ta không phải là một nhà chuyên môn – dùng những chất hoá học, những kính hiển vi, những máy này máy khác. Vậy mà ở ban Trung học người ta bắt chúng ta nhớ tính chất hoặc cách dùng những thứ đó.

Trái lại, trong xã hội không ai từ sáng đến tối là không “dùng” người. Dùng đây có nghĩa rộng là giao thiệp, là tiếp xúc. Dù là mướn một người thợ, chỉ bảo cho người học trò, đi thăm một người trên, chuyện trò với một người bạn, lúc nào ta cũng cần biết tính tình những người đó, để làm cho họ được vui lòng, cho ta được vui lòng, nói rộng ra, để cho hành động và ngôn ngữ của ta đạt được kết quả ta muốn.

Vậy mà ở nhà trường, cả trong nhiều trường đại học đào tạo những người sau này gánh một nhiệm vụ quan trọng trong xã hội, người ta chưa hề dạy sinh viên cách biết tâm lí từng hạng người để tùy cơ sử dụng. Chính phủ đào tạo mỗi năm cả ngàn thạc sĩ, cả chục ngàn kĩ sư mà quên không đào tạo những người chỉ huy.

139

Một lẽ là vì các dân tộc, cả những dân tộc tân tiến, đều chú trọng đến lí thuyết nhiều quá mà xao lãng phương diện thực hành trong vấn đề giáo dục.

Một lẽ nữa là vì môn tâm lí thực hành sanh ra muộn, sau những môn toán, vật lí, hoá học, thiên văn… rất xa. Hồi trước, nó còn ở khu vực kinh nghiệm và mới bắt đầu thành một khoa học thực nghiệm từ vài chục năm nay, từ khi Galton tìm được những cách đo tâm lí, Afred Binet kiếm được lối đo trí tuệ.

Một phần của tài liệu Tổ chức công việc theo khoa học (Cẩm nang dành cho nhà quản lý) (Trang 138)