LÀM SAO RÚT GIÁ VỐN XUỐNG?

Một phần của tài liệu Tổ chức công việc theo khoa học (Cẩm nang dành cho nhà quản lý) (Trang 63)

Bắt đầu từ đây, ta bước vào học thuyết Taylor, phần quan trọng nhất trong môn T.C.T.K.H, phần đã thay đổi hết bề mặt cũng như bề trong của kỹ nghệ ngày nay và đã làm cho tên tuổi Taylor vang lừng khắp thế giới.

Tất cả học thuyết đó chỉ có mỗi mục đích là rút giá vốn xuống. Ở chương II phần I, khi xét qua tiểu sử của Taylor, chúng ta đã được biết ông dùng 10 cách để rút giá vốn. Nên nhắc lại 10 cách đó ở đây:

1. Dùng máy móc, khí cụ tinh xảo hơn, hợp với công việc, tài năng của mỗi người. Cách đó gọi là tân thức hoá.

2. Phân công ra và giao mỗi việc cho mỗi người chuyên môn. 3. Nhất luật hoá mẫu mực những đồ dùng và hoá vật.

4. Hợp lý hoá cách thức làm việc bằng cách: a) Nghiên cứu các cử động.

b) Đo và tính thì giờ làm việc. 5. Chuẩn bị công việc.

6. Phối trí công việc. 7. Kiểm soát.

64 8. Định số nguyên liệu cần phải dự trữ.

9. Tính cách trả công người làm, sao cho họ hăng hái làm việc.

10. Cho những hoàn cảnh thuận lợi để làm việc, như lựa người mà giao việc, dạy nghề cho họ, sắp đặt nơi làm cho có đủ chỗ, đủ ánh sáng, đủ không khí…

11. Sau cùng, không nên quên rằng phải biết tính giá vốn rồi mới có thể rút nó xuống được.

(Cách 1, cách 2 để tăng năng lực sản xuất của người làm công)

(Cách 3, cách 4 để rút bớt thì giờ trong khi đợi công việc nghĩa là để cho sự liên tục trong công việc).

(Cách 9, cách 10 để rút thì giờ trong khi làm việc)

Trong những chương sau, chúng ta sẽ lần lượt xét kỹ 11 điểm đó, trừ điểm 10, rất quan trọng, thuộc về tâm lý thực hành, ta sẽ nghiên cứu trong phần IV.

Một phần của tài liệu Tổ chức công việc theo khoa học (Cẩm nang dành cho nhà quản lý) (Trang 63)