MỤC ĐÍCH KHOA TÂM LÍ THỰC HÀNH Mục đích của khoa tâm lí thực hành là giúp ta:

Một phần của tài liệu Tổ chức công việc theo khoa học (Cẩm nang dành cho nhà quản lý) (Trang 139)

Mục đích của khoa tâm lí thực hành là giúp ta: 1. Lựa người để giao việc

Nếu biết khéo dùng người thì trong đời, không có người nào là vô dụng, trừ những người tàn tật. Vì mỗi người có một tài riêng. Người kia không làm được công việc nặng thì làm được công việc nhẹ; người này đứng bán hàng không được nhưng về kế toán rất giỏi; có kẻ làm công việc gì cũng không được nhưng khéo sai khiến những người khác; có người không có sáng kiến uy quyền chi hết nhưng rất siêng năng tín cẩn.

Biết đặt người cho phải chỗ, dùng người cho phải việc đó là điều kiện cốt yếu để thành công trong tổ chức.

2. Đào tạo người cộng sự về chức nghiệp

Không phải người thợ nào cũng đều được học chuyên môn và có kinh nghiệm. Công việc giao cho họ có thể họ chưa bao giờ làm cả. Vì vậy mỗi xí nghiệp cần có một cơ quan đào tạo lấy: huấn luyện thêm những công việc, đó, ta phải biết tính tình, khả năng tâm lí của mỗi người. Không những vậy, còn phải tìm những đồ dùng hợp cho mỗi người nữa.

140

Huấn luyện thợ là cần, nhưng cũng không nên quên sự đào tạo các cán bô, các người chỉ huy để họ thay mà giúp ta một cách đắc lực, vì ta không thể mỗi lúc tiếp xúc với từng người thợ được.

3. Biết cách xử thế điều khiển chỉ huy

Có người ưa ngọt, có người chỉ sợ uy quyền, nhưng hễ là người dù hèn thấp tới đâu cũng có lòng tự ái. Quên điều đó, tức là mua lấy sự thất bại hoàn toàn trong cách dùng người. Cho nên kỷ luật tuy phải nghiêm mà không được tàn khốc, phạt là cần mà thưởng còn cần hơn. Cổ nhân nói “Ta trọng người thì người trọng lại ta”, nhưng ta trọng người thì người cũng trọng người nữa. Ta tin người là giỏi, khen người là giỏi, thì người tự tin người là giỏi và tập tành cho giỏi thêm.

Ta thương người thì người sẽ thương ta, tận tâm với ta. Ta bo bo nghĩa tới lợi của ta mà quên lợi của người thì người chỉ cũng chỉ nghĩ tới lợi của người mà quên lợi của ta. Trên 2.000 năm nay, Mạnh Tử đã khuyên Lương Huệ Vương như vậy mà loài người tự tàn sát lẫn nhau chỉ do lẽ đó[7].

4. Tránh tai nạn và giữ gìn sức khỏe và tinh thần của người làm công

Đồ dùng có lúc hư hỏng, gãy nát, huống hồ là người, sao không có lúc đau ốm, rủi ro? Không lo xa cho thợ, cứu giúp họ trong lúc hoạn nạn thì không những là không biết tâm lí người mà còn là không có cái tâm lí của con người. Cho nên mỗi xí nghiệp phải có một cơ quan để coi về:

Sự an ninh trong khi làm việc. Và những vấn đề y tế và xã hội.

3. Tìm hoàn cảnh thuận tiện cho sự làm việc

Sau cùng phải biết những luật về sinh lí và tâm lí của loài người để tìm những hoàn cảnh thuận tiện cho sự làm việc. Ánh sáng, nhiệt độ màu sắc không khí, âm

141

thanh tại nơi làm việc phải làm sao cho sức hoạt động của ta tăng lên được nhiều, ta ít mệt.

Tâm lí người ta ai cũng như nhau

Tóm lại phải nhớ rõ điều này: nười không phải là cái máy, hễ mở thì chạy, khoá lại thì ngừng, đổ than nhiều thì chạy mau, đổ than ít thì chạy chậm. Uy quyền và tiền bạc không đủ cho người khác giúp ta một cách đắc lực. Là vì thị dục của loài người rất nhiều mà tình cảm của loài người cũng không ít. Ta biết trọng, biết cảm, biết khinh, biết ghét, biết vui, biết buồn và tuy ta sợ uy quyền nhưng có lúc cũng biết phản kháng lại uy quyền. Ta biết yêu, yêu ta trước hết, yêu nhà, yêu nước, yêu cái CHÂN, cái THIỆN, cái MỸ, yêu sự tự do và yêu cả tiền nữa, nhưng cũng có khi ta lại yêu những người biết khinh tiền.

Vậy những ai kiến thiết quốc gia, xin nhớ rằng không có sự kiến thiết nào đẹp đẽ bằng sự kiến thiết HOÀ BÌNH trong xã hội. Cần phải lấp cái hố giữa người chủ và người làm công, cái hố đó là những cuộc làm “reo”. Cần phải xây cái cầu nối liền giai cấp chủ và giai cấp thợ, và muốn như vậy, phải nâng cao giai cấp thợ lên ngang hàng hoặc gần ngang hàng với giai cấp chủ, vì cầu càng bằng thì càng vững, càng nghiêng thì càng đổ.

Một phần của tài liệu Tổ chức công việc theo khoa học (Cẩm nang dành cho nhà quản lý) (Trang 139)