CÁC THUYẾT VỀ TIỀN CÔNG

Một phần của tài liệu Tổ chức công việc theo khoa học (Cẩm nang dành cho nhà quản lý) (Trang 125)

Từ mấy ngàn năm nay người ta vẫn chưa giải quyết một cách ổn thoả vấn đề tiền công, bao giờ cũng sôi nỗi và hiện nay sôi nỗi nhất. Sở dĩ thế giới chia làm 2 khối, nhân loại phập phồng lo sợ chiến tranh thế giới thứ ba, căn do sâu xa là nó.

Vì vấn đề gay go nhất cho nên từ trước tới nay đã có nhiều người đặt ra thuyết này thuyết khác để rán giải quyết:

1. Thuyết của Adam Smith

Adam Smith ở thế kỉ thứ 18 nói: Khi trả công phải xem xét: - Công việc có khó nhọc không, có hại đến sức khỏe không? - Công việc có cần một sự học nghề lâu, khó và tốn tiền không? - Công việc làm vĩnh viễn hay tạm thời.

- Nghề có làm mất danh giá người ta không? Nghề đao phủ chẳng hạn, ai cũng khinh, cho nên phải trả công nhiều mới có người chịu làm.

- Và phải kể sự khéo léo, tài đặc biệc của mỗi người. 2. Thuyết trả theo vật giá

126

Có người lại cho rằng công việc càng ích lợi hoặc hoá vật bán ra càng đắt thì tiền công càng phải cao. Thuyết đó sai, vì giá hoá vật đâu phải chỉ tùy theo nhân công, nó còn tùy theo giá nguyên liệu, tùy theo vốn và lời nữa.

3. Thuyết trả theo luật cung cầu

Thuyết này cho rằng tiền công cũng theo luật cung cầu như một hoá phẩm. Luật đó tóm tắt lại như sau này: nếu có 100 người mua mà chỉ có 99 người bán thì giá hàng phải tăng lên cho tới khi người mua thứ 100 phải bỏ, không mua nữa. Trái lại, nếu có 99 người mua và 100 người bán thì giá hàng phải sụt xuống cho tới khi người bán thứ 100 phải thôi không bán nữa. Thuyết trả công đó không hoàn toàn đúng vì nếu nhiều hàng quá, người bán có thể hạ giá bán xuống bao nhiêu cũng được, còn người làm công không thể xin làm việc với bất kỳ một số tiền công nào được. Ít nhất họ cũng phải lãnh tiền cho đủ sống, dù là sống một cách khốn khổ. Họ không thể làm không công được.

4. Thuyết của Ricardo

Ricardo cho rằng số tiền công tự nhiên (salaire naturel) của người thợ phải đủ cho người đó sống và nuôi con để cho nòi giống họ truyền lại sau, không tăng mà cũng không giảm. Như vậy, một người thợ có vợ phải lĩnh tiền công sao cho đủ 2 vợ chồng sống và nuôi được 2 đứa con sau này thay thế cho họ. Nhưng như vậy là không muốn cho người làm công có trên hai đứa con nào? Muốn cho dân số trong nước không tăng lên sao? Và nếu người thợ có 5, 6 đứa con thì họ phải nhịn cho con họ ăn sao? Và lại sống cách nào? Với hai nắm cơm và hai con mắm như thợ ta hồi trước, hay với xe hơi, máy lạnh, máy thâu thanh như thợ thuyền bên Mỹ bây giờ? Thuyết này cũng sai nữa.

5. Một thuyết công bình

Tiền công thợ phải đủ sống và thoả mãn những nhu cầu cần thiết của họ. Trong những nhu cầu này có sự học hỏi thêm, sự nghỉ nghơi và sự tiêu khiển. Những nhu cầu đó cùng với những kết quả của khoa học mà tăng lên. Rồi nếu họ gắng sức nhiều thì phải trả cho họ nhiều, hãng có lời thì phải thưởng cho họ bằng cách cho

127

họ hưởng một phần lời. Như vậy, không những công bình mà còn có lợi cho ta nữa vì tiền công của thợ có cao, thợ mới có tiền mua hoá vật, và hoá vật có bán chạy ta mới có lời. Cho nên nguời Mỹ thường nói “Không phải vì chúng tôi bán được nhiều xe hơi mà có thể trả lương cao được, chính vì chúng tôi trả lương cao mà thiên hạ có tiền mua và xe hơi chúng tôi mới bán chạy.”

Một phần của tài liệu Tổ chức công việc theo khoa học (Cẩm nang dành cho nhà quản lý) (Trang 125)