Khoa tâm lí thực hành dùng 2 phương pháp để dò tâm lí người.
1. Phương pháp trong y viện chỉ cách nhận xét rồi chép lại những nét mặt, những cử động, hành vi, ngôn ngữ đặc biệt của mỗi người rồi kiếm nguyên nhân của những cái đó. Phương pháp này, phải là những nhà chuyên môn về tâm lí mới biết cách áp dụng và tới nay vẫn chưa cho nhiều kết quả.
2. Phương pháp khoa học chỉ cách đo tâm lí bằng những trắc nghiệm (1) (test). Người Âu Mỹ đã đặt ra được nhiều trắc nghiệm để đo gần hết những năng lực, thiên tư của người lớn trẻ con (như sức thông minh, sức nhớ dai, sức kiên nhẫn, tính tò mò, sự chú ý…)
142
Ông Đàm Quang Thiện, cách đây khoảng 20 năm có soạn một cuốn sách độ vài
chục trang nhan đề là: Một phương pháp đo tinh thần độ của trẻ con.
Tôi nhớ trong cuốn đó có nhiều câu hỏi từ dễ tới khó để hỏi trẻ em từ tháng 12 trở lên và tùy theo số câu trả lời đúng hay không mà cho điểm. Cộng hết số điểm lại, chia cho số tháng của trẻ (ví dụ em bé được 28 tháng thì chia cho 28) được một số nào đó. Nếu số này lớn hơn số 5 thì trẻ thông minh hơn tuổi, ở dưới số 5 thì là đần độn.
Những câu hỏi đó đại loại như sau này: - Bảo em bé đếm ngược từ 20 đến 1
- Bảo em bé làm 4 công việc dễ như khép cửa rồi lại lau cái bàn, rồi cất sách vô tủ, rồi vô phòng lấy đồ chơi ra. Nếu em bé nhớ được, làm đúng theo thứ tự đó thì cho nhiều điểm, nhớ mà làm không đúng thứ tự thì ít điểm, quên một hai việc thì rút điểm đi nữa.
- Một cái sân hình tròn rào chung quanh, có cửa A để vô; một trái banh rớt trong đó, không biết ở chỗ nào. Biểu em bé chỉ xem nên đi theo con đường ra sao để kiếm trái banh. Nếu em bé vẽ được con đường ở hình I hoặc hình II thì đúng. Nếu đi lộn xộn như ở hình III thì sai.
- Có một cái nón móc ở thân cây lớn, tại gốc cây buộc con chó. Hỏi em bé làm sao lại gần cây lấy được chiếc nón mà không bị chó cắn. Em bé phải trả lời: đập con chó cho nó đuổi mình, rồi mình chạy xung quanh cây cho sợi dây quấn hết vào cây, chó xổ ra không được nữa. Nếu trả lời khác thì sai.
143
Phương pháp đó tức là phương pháp trắc nghiệm của Âu Mỹ.
3. Một bản trắc nghiệm. Dưới đây là một bản trắc nghiệm để làm thí dụ: Muốn thử một người biết suy luận không, ta biểu họ trả lời 7 câu hỏi này.
Mỗi câu có 2 phần: phần thứ nhất, chữ đứng, cho biết một vài điều mà các bạn phải tạm nhận là đúng. Do những điều đó và chỉ do những điều đó thôi, suy luận ra trong những điều thứ nhì, in chữ ngã.
Nếu bạn cho rằng suy luận này đúng thì bạn viết chữ Đ ở trước phần thứ nhì, chỗ để trắng, có 3 dấu chấm. Nếu bạn cho là sai thì bạn viết chữ S vào đó.
Ví dụ: Tôi lớn hơn Ba. Ba lớn hơn Tư. Đó là 2 điều người ta cho bạn biết… Rồi người ta kết luận: Đ…Vậy tôi lớn hơn Tư.
Lời kết luận này đúng. Bạn viết chữ Đ ở trước. HẠN MƯỜI PHÚT
1. Người dạy con gái tôi học, chưa tới tuổi đầu phiếu, tóc người đẹp. Vậy: ...Người đó là một cô gái chưa tới 21 tuổi.
2. Trên con đường này chỉ có vài cửa tiệm dùng đèn điện thôi nhưng tiệm nào cũng có mành mành (bức sáo). Vậy:
a) ...Vài tiệm có mành mành hoặc đèn điện.
b) ... Vài tiệm vừa có mành mành vừa có đèn điện.
3. Khoai tây rẻ hơn cà chua. Tôi không có tiền mua một kí khoai tây. Vậy: a) …Tôi không có đủ tiền mua nửa kí cà chua
144
b) …Có thể rằng tôi có đủ tiền mua nửa kí cà chua.
4. Một hình vuông là một hình có góc. Hình này không có góc, vậy: a) …Hình này là một hình tròn
b) …Người ta không thể kết luận một cách chắc chắn được. c) …Hình này không phải là một hình vuông.
5. Tỉnh Mĩ Tho ở Tây Nam SaiGon. Tỉnh Bến Tre cũng ở Tây Nam Saigon. Vậy:
a) …Bến Tre gần Mỹ Tho hơn Sài Gòn b) …Sài gòn ở Đông Bắc Mỹ Tho. c) …Mĩ Tho ở gần Sài Gòn.
6. Ông ngồi trong xe hơi của ông. Nếu ông thắng (hãm) ngay lại thì ông sẽ đụng một chiếc cam nhông nó đang chạy sát ông. Nếu ông không thắng lại thì ông sẽ đụng một người đàn bà đang đi qua đường. Vậy:
a) …Những người đi bộ không được xuống dưới đường mà phải ở trên bờ lề.
b) …Chiếc xe cam nhông đi mau quá
c) …Ông sẽ hoặc là đụng chiếc xe cam nhông, hoặc là đụng người đàn bà.
7. Bộ đội số 100 đã đánh nhau với quân thù, và có lẽ đã hoàn toàn bị diệt rồi. Anh Xuân ở trong bộ đội đó, được người ta chở vào hậu phương ở địa phương và tại đó anh ta đã tỉnh lại. Vậy:
145
a) …Những người khác trong bộ đội đó đã chết hết b) …Tất cả bộ đội đã bị diệt.
c) …Không phải tất cả bộ đội bị diệt. (Coi câu trả lời dưới đây)
4. Thế nào là một trắc nghiệm tốt? Một trắc nghiệm phải:
- Đừng làm cho người ta chán
- Rõ ràng đừng để người ta hiểu lầm - Đừng có những điều may rủi ở trong - Đừng làm mất nhiều thì giờ
- Người bị thử không cần có học rộng mà trả lời vẫn được - Áp dụng vào đàn ông, đàn bà, già, trẻ gì cũng được - Có nhiều câu từ dễ đến khó để chia hạng
- Đã thử vào nhiều người rồi
- Người cho điểm không có cách nào tư vị được. - Càng ít câu hỏi càng hay.
146 Trả lời những câu hỏi trong trắc nghiệm ở trên
Mỗi câu trả lời đúng thì tính một điểm. Người nào được 15 điểm là rất tốt, được 10 điểm là trung bình biết cách suy luận chứ không giởi.
147
CHƯƠNG NHÌ LỰA NGƯỜI LÀM