KIỂM SOÁT NHỮNG GÌ? 1 Kiểm soát thì giờ.

Một phần của tài liệu Tổ chức công việc theo khoa học (Cẩm nang dành cho nhà quản lý) (Trang 106)

2. Kiểm soát giá nhân công 3. Kiểm soát nguyên liệu 4. Kiểm soát kì hạn

5. Kiểm soát sức sản xuất của thợ 6. Kiểm soát hoá vật

II. Bản báo cáo

I. KIỂM SOÁT NHỮNG GÌ? 1. Kiểm soát thì giờ. 1. Kiểm soát thì giờ.

Sau khi chuẩn bị và phối trí công việc rồi, ta giao việc cho thợ làm.

Khi làm, họ phải biên vào một tờ “bông” làm việc thì giờ họ dùng để làm mỗi công việc là bao nhiêu: Ví dụ hôm nay họ làm 8 giờ, 4 giờ rưỡi vào việc làm chìa khoá, 2 giờ vào việc đinh ốc, 1 giờ rưỡi vào việc làm cán dao.

Một kế toán thu thập những tờ đó lại, cộng những giờ làm việc của các thợ về mỗi hoá vật là bao nhiêu, rồi so sánh số giờ đã định trong khi chuẩn bị công việc, xem thợ làm nhanh hay chậm hơn. Đó là sự kiểm soát về thì giờ.

2. Kiểm soát giá nhân công

Rồi người kế toán lại biên công của mỗi người thợ vào tờ “bông” làm việc, để tính xem mỗi hoá vật, tiền công mất bao nhiêu, nhiều hơn hay ít hơn số đã định trong khi chuẩn bị công việc. Đó là sự kiểm soát về giá nhân công.

107 3. Kiểm soát nguyên liệu

Khi giao một công việc cho thợ, người ta đồng thời phải giao nguyên liệu cho họ. Nguyên liệu đó, mỗi lần lấy ở kho ra, phải làm cái “bông” lấy ra. Dùng nguyên liệu không hết phải trả vào kho, lại phải làm cái “bông” trả về nữa.

Khi công việc làm rồi, người ta dùng 2 thứ “bông” đó mà tính xem mất bao nhiêu nguyên liệu và giá nguyên liệu là bao nhiêu. Người ta so sánh xem số nguyên liệu đã dùng có đúng với số nguyên liệu trong khi chuẩn bị công việc không. Đó là sự kiềm soát về nguyên liệu.

4. Kiểm soát kỳ hạn.

Muốn kiểm soát kỳ hạn, người ta dùng những đồ biểu ở trang 150 và trang 152. Mỗi ngày công việc nào làm xong thì người ta gạch một đường nhỏ ở dưới hoặc gạch những đường xéo. Coi 2 đồ biểu đó, ta thấy công việc làm dương cực trễ mất 2 ngày, công việc của máy M1 trễ mất 1 giờ.

5. Kiểm soát sức sản xuất của thợ.

Để kiểm soát sức sản xuất của thợ, người ta thường dùng đồ biểu sau này do Gantt, một đồ đệ của Taylor, đặt ra.

Đồ biểu chia làm 9 cột. Trong cột (a) ta biên tên thợ, trong cột (b) số hiệu của thợ, trong cột (c) số hiệu của máy ta giao cho thợ.

108

Ngày thứ hai ta giao cho thợ Xuân làm chân đèn trong commande số 17: công việc đó, ta định cho làm nửa ngày xong, ta gạch đường ……… dài bằng nửa ngày thứ hai, nghĩa là nửa chiều ngang ô (d). Viết số 17 trên đường mới vẽ đó.

Làm xong công việc đó, người thợ phải làm cán dao trong commande 20, ta tính cho đến hết ngày thứ 3 mới xong, ta vẽ đường ………… dài tới hết cột (e). Những công việc khác ta cũng định trước như vậy cho tới cuối năm.

Trong tuần, thợ làm rồi công việc, ta gạch một đường đậm ở dưới _______. Như trên đồ biểu, tới trưa thứ 7, thợ Xuân làm chưa xong commande 27, trễ mất khoảng 3 giờ.

Thợ nghỉ những ngày nào thì ta vẽ hình ………… đè lên những ngày đó. Nếu nghỉ vì đau thì viết chữ Đ lên trên hình, nếu nghỉ vì máy hư thì viết chữ M.H lên trên.

Đồ biểu Gantt rất có ích. Nó giúp ta dự tính công việc, việc nào phải làm vào ngày nào, giờ nào, tới bao giờ thì xong, bằng máy nào, điều khiển cho thợ nào. Nó lại giúp ta kiểm soát xem kết quả có đúng với điều dự tính không, công việc làm mau hơn hay chậm hơn.

Nếu phải kiểm soát hàng trăm người thợ thì óc người ta, dù thông minh, có thứ tự tới đâu, cũng không thể nào nhớ hết được, hoặc trông vào con số mà thấy rõ rang những sự thay đổi được, cho nên phải vẽ cho dễ thấy. Mà trong các loại đồ biểu, đồ biểu Gantt chiếm ít giấy nhất, cho nên rất tiện. Chỉ một tờ giấy đủ cho ta vẽ một đồ biểu dùng để kiểm soát được công việc của hàng chục người thợ.

6. Kiểm soát hoá vật

Sau cùng, khi mua nguyên liệu về, phải kiểm soát phẩm chất của nguyên liệu; trong khi chế tạo, phải kiểm soát những bộ phận của hoá vật đương chế tạo; xong, lại phải kiểm soát cả hoá vật. Sự kiểm soát này nên vừa phải thôi. Nếu là một hoá vật phẩm chỉ cần trung bình, mà ta dùng những đồ đo, lường, cân cực kì tinh xảo để kiểm soát thì phí tổn kiểm soát quá nặng, không xứng với lợi.

109 II. BẢN BÁO CÁO

Tóm lại, bất kỳ ở một giai đoạn nào, ở một ngành hoạt động nào, sự kiểm soát cũng rất cần thiết, và muốn kiểm soát được dễ dàng thì sự chuẩn bị và sự phối trí công việc phải làm rất kĩ lưỡng.

Tất cả những sự kiểm soát phải chép vào một bản báo cáo để ta rút kinh nghiệm và lần sau có thể tổ chức một cách hoàn toàn hơn, nghĩa là đỡ tốn thì giờ nhân công và nguyên liệu hơn.

110

CHƯƠNG CHÍN DỰ TRỮ

Một phần của tài liệu Tổ chức công việc theo khoa học (Cẩm nang dành cho nhà quản lý) (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)