Người ta lại trách rằng một sự chuẩn bị kĩ lưỡng như vậy làm cho ta ngại ngần, lần sau không muốn thay đổi nó nữa, và do đó không có tấn bộ. Lời trách này vô lý. Chuẩn bị là định trước, chứ không phải là nhất định, và trong khi chế tạo, nếu thấy chỗ nào bất tiện thì tất nhiên ta phải sửa đổi ngay, chuẩn bị lại.
98
CHƯƠNG BẢY PHỐI TRÍ CÔNG VIỆC
I. Ích lợi
II. Đồ biểu kế hoạch
III. Phương pháp làm chuyền IV. Phương pháp tổ chức đa âm. I. ÍCH LỢI
Có chuẩn bị công việc rồi mới phối trí công việc được. Phối trí là sắp đặt ra sao cho công việc này tiếp theo liến công việc khác không bị gián đoạn.
Phải phối trí công việc:
a) Cho lúc nào thợ cũng có công việc làm, khỏi phải đợi. Tâm lí người thợ hễ thấy công việc ít thì họ làm chậm lại, cầm chừng thôi. Cho nên đừng cho họ biết rằng công việc ít.
Có khi cùng một lúc, công việc ở một phòng nhiều quá, còn ở phòng khác, người làm lại ngồi không. Trong những giờ đó, phải rút người ở phòng sau để làm giúp phòng trên.
b) Cho máy chạy luôn không ngừng. II. ĐỒ BIỂU KẾ HOẠCH
Muốn chuẩn bị công việc, phải làm những đồ biểu kế hoạch. Ta thí dụ làm 1000 bóng đèn điện:
99 - Làm chân bong đèn mất 2 ngày
- Làm những sợi tóc trong bóng đèn mất 4 ngày. - Làm 2 đầu dương cực mất 8 ngày
- Lắp 3 bộ phận đó lại với nhau mất 2 ngày - Gắn bóng lại mất 2 ngày.
- Rút hết không khí trong bong đèn đi mất 2 ngày. - Làm cái chân bằng đồng mất 4 ngày
- Lắp chân vào bóng mất 2 ngày Ta vẽ biểu đồ sau này:
Đồ biểu đó chỉ ta biết mỗi công việc làm mất mấy ngày. Đồ biểu sau này cho ta biết làm xong 1000 bóng đèn mất bao nhiêu ngày.
100
Nếu ta muốn cho công việc xong vào ngày 28 tháng 3 thì ta vẽ thêm biểu đồ sau nữa.
Đồ biểu trên chỉ cho ta thấy rằng phải làm dương cực trước, vào ngày 12 tháng 3, ngày 14 tháng 3 phải bắt đầu làm chân đèn, ngày 16 bắt đầu làm sợi dây để cho tới ngày 20, ba công việc đó cùng xong và lắp sợi dây vào dương cực được. Còn các chân đồng, phải bắt đầu làm bữa 22 tháng 3 để kịp ngày 26 lắp nó vào bóng đèn.
Ta lấy thí dụ nữa. Có người đặt ta làm 3 món hàng. H1, H2, H3. Ta có 3 cái máy M1, M2, M3.
101
Muốn chế tạo món hàng H1, phải dùng máy M1 trong 3 giờ, máy M2 trong 2 giờ và máy M3 trong 1 giờ.
Muốn chế tạo món hàng H2, phải dùng máy M1 trong 1 giờ, máy M2 trong 3 giờ và máy M3 trong 2 giờ.
Muốn chế tạo món hàng H3, phải dùng máy M1 trong 2 giờ, máy M2 trong 1 giờ và máy M3 trong 3 giờ.
Những thì giờ đó ta kê vào bảng sau đây:
Nếu ta không biết cách khéo dùng máy, cứ để cho máy làm rồi món hàng thứ 1 đã, rồi mới đến món hàng thứ 2, thứ 3 thì mất hết thảy 13 giờ, theo đồ biểu dưới đây:
102
Như vậy ta thấy máy M3 phải nghỉ chạy trong 5 giờ đầu, rồi chạy 1 giờ rồi lại nghỉ 2 giờ nữa. Nếu biết sắp đặt cho các máy làm món hàng nào trước cũng được thì có thể rút bớt số giờ máy nghỉ chạy và có đồ biểu sau này:
Trong đồ biểu trên ta thấy công việc mất hết thảy 9 giờ và máy M2 chạy luôn, khỏi phải nghỉ.