Hiệu quả hoạt động giao hàng vào mức độ an toàn hàng hóa

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần thái minh chi nhánh cần thơ (Trang 71)

Đánh giá hiệu quả hoạt động giao nhận dựa vào mức độ an toàn hàng hóa là việc đánh giá thông qua phần trăm số TEU hàng mất mát hay bị hư hỏng trong tổng số TEU của công ty trong thời gian nhất định, cụ thể ở đây là một năm hoặc sáu tháng.

Số TEU hàng hóa mất mát/ hư hỏng được TMC Cần Thơ thống kê được trong quá trình vận chuyển xảy ra sự cố làm phát sinh thêm chi phí. Chẳng hạn, khi sự cố xảy ra qua quá trình giám định xác định được nguyên nhân là lỗi chủ quan của TMC Cần Thơ (do container không đủ điều kiện về nhiệt độ làm lạnh, hay container bị rò rỉ do quá cũ, do sai sót trong quá trình làm chứng từ…) hay những nguyên nhân khách quan do tai nạn bất ngờ, thiên tai, các hiện tượng chính trị - xã hội, bản chất đặc biệt của hàng hóa. Con số này được tổng hợp để báo cáo về tổng công ty hằng tháng, có nêu rõ cụ thể nguyên nhân sự cố để cùng đánh giá, thảo luận đưa ra giải pháp khắc phục hậu quả, đúc kết kinh nghiệm. Chỉ số an toàn hàng hóa này được tác giả tính toán bằng cách lấy tỷ số tổng số TEU hàng mất mát hoặc hư hỏng trên tổng số TEU trong một năm hay một giai đoạn (sáu tháng) nhằm biết được mức độ an toàn hàng hóa trong hoạt động giao nhận của TMC Cần Thơ, tính bằng phần trăm (%), qua đó có thể đánh giá được hoạt động giao nhận này có hiệu quả hay chưa. Nếu chỉ số an toàn hàng hóa càng cao thì có nghĩa là mức độ an toàn hàng hóa được vận chuyển bằng container đường biển của TMC Cần Thơ càng ít.

Tổng số TEU được tính bằng cách cộng tổng số TEU từ hàng nguyên container với tổng số CBM từ hàng lẻ đã qui đổi sang TEU. Ta có thể qui đổi bằng cách chia tổng số CBM cho 1,5, sau đó chia tiếp cho 24 vì 1,5 CBM = 1 tấn mà 1 TEU = 1 container 20 feet (chứa được 24 tấn). Đối với container 40 feet sẽ được tính là 2 TEU. Lý do là để thống nhất cùng một đơn vị, có thể tính toán và so sánh được. Vì TEU (twenty – foot equivalent units trong tiếng anh) là đơn vị chuẩn để đo sức chứa của container trên thế giới.

60

Bảng 4.9: Chỉ số an toàn hàng hóa trong hoạt động giao nhận bằng container đường biển giai đoạn 2011 – 2013

Chỉ tiêu Đơn vị

tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số TEU hàng mất mát/

hư hỏng TEU 23 20 21

Tổng số TEU TEU 624 856 947

Chỉ số an toàn hàng

hóa % 3,69 2,33 2,21

Nguồn: Số liệu tự tính toán của tác giả

Qua những con số thống kê được, trong năm 2011 và năm 2012, cho thấy số TEU hàng hóa mất mát/ hư hỏng giảm đi, với năm 2011 là 23 và năm 2012 là 20; trong đó, 23 TEU ở năm 2011 là từ sự cố của 3 chuyến hàng còn 20 TEU ở năm 2012 lại chỉ từ sự cố của 2 chuyến hàng. Đây là điều đáng mừng đối với TMC Cần Thơ vì đã nổ lực giảm tối thiểu các sự cố.

Chính vì số TEU hàng mất mát/hư hỏng giảm xuống kết hợp với sự tăng lên của lượng hàng giao nhận làm cho tổng số TEU cũng tăng theo, mà chỉ số an toàn hàng hóa giai đoạn 2011 – 2012 có xu hướng giảm xuống, cụ thể từ 3,69% xuống còn 2,33%. Qua đó, ta thấy số TEU hàng mất mát/hư hỏng càng ngày càng giảm còn tổng số TEU càng ngày càng tăng, có thể nhận thấy rằng hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng container đường biển của TMC Cần Thơ là có hiệu quả trong giai đoạn 2011 – 2012.

Riêng đối với năm 2013, có sự gia tăng của số TEU bị mất mát hư hỏng, dù chỉ tăng 1 so với năm 2012 nhưng cũng làm ảnh hưởng ít nhiều đến tài sản và uy tín của công ty. Nguyên nhân của sự gia tăng này là 3 sự cố làm hư hỏng 21 TEU hàng hóa khi vận chuyển trên biển; trong đó, chuyến thứ nhất là của công ty cổ phần Nông Thủy sản Việt Phú , nguyên nhân được xác định là do tàu MOL Comfort, con tàu vận chuyển số container trên đã bị gãy đôi khi đang trên đường từ Singapore đi Jeddah, làm ướt hết tất cả 10 TEU hàng gạo, dù đây là nguyên nhân khách quan nhưng TMC Cần Thơ cũng phải chịu 30% giá trị lô hàng theo giao kèo trong hợp đồng giao nhận với đối tác. Sự cố trên đã không ảnh hưởng nhiều đến uy tín của TMC vì do trách nhiệm không phải thuộc về công ty. Chuyến thứ hai gặp sự cố trong giai đoạn này là 3 container của công ty thủy sản Tắc Vân, mà lỗi hoàn toàn thuộc về TMC Cần Thơ khi đã có sơ sót trong quá trình kiểm tra nhiệt độ đông lạnh của container trước khi đóng hàng, làm cho mặt hàng cá tra bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển

61

đến Hàn Quốc, sự cố này đã ảnh hưởng ít nhiều đến uy tín của công ty. Tuy nhiên, chỉ số an toàn hàng hóa trong giai đoạn này vẫn thấp hơn so với năm 2012 với 2,21% nhờ vào số lượng TEU tiếp nhận tăng lên so với 2012. Nhưng dù sao sự sụt giảm về chỉ số này cũng là điều đáng mừng cho TMC Cần Thơ.

Để đánh giá rõ hơn về mức độ an toàn hàng hóa, ta xét đến hai giai đoạn gần đây nhất, đó là giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 và sáu tháng đầu năm 2014. Bảng 4.10: Chỉ số an toàn hàng hóa trong hoạt động giao nhận bằng container đường biển giai đoạn 6T đầu năm 2013 và 6T đầu năm 2014

Chỉ tiêu Đơn vị tính 6T đầu năm

2013

6T đầu năm 2014

Số TEU hàng mất mát/ hư hỏng TEU 8 6

Tổng số TEU TEU 165 208

Chỉ số an toàn hàng hóa % 4,85 2,88

Nguồn: Số liệu tự tính toán của tác giả

Trong giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 và sáu tháng đầu năm 2014 số TEU hàng mất mát/ hư hỏng ít do hàng hóa trong giai đoạn này không nhiều, vì thế mà công việc không quá tải, ít xảy ra sơ suất chủ quan hơn. Hầu hết các tai nạn xảy ra điều do thiên tai và những tai nạn bất ngờ. Chẳng hạn, sáu tháng đầu năm 2013, chỉ có một sự cố xảy ra, nguyên nhân được xác định là do thời tiết xấu làm hư hỏng một phần mặt hàng thủy sản của công ty cổ phần thủy sản Bình Minh khi vận chuyển sang Braxin. Sang giai đoạn sáu tháng đầu năm 2014, số TEU hàng mất mát/ hư hỏng chỉ còn 6 và nguyên nhân là do mưa bão đã làm đắm tàu, đó là 6 TEU hàng thủy sản của công ty cổ phần chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh. Dù TMC Cần Thơ không chịu hoàn toàn trách nhiệm ở những vụ việc trên nhưng cũng tổn thất một phần do bỏ ra nhiều chi phí giải quyết sự việc để hạn chế việc mất lòng tin ở chất lượng và uy tín của công ty từ các bên có liên quan.

Nhìn chung, chỉ số an toàn hàng hóa có xu hướng giảm do số TEU hàng hóa hư hỏng/ mất mát giảm cộng với tổng số TEU cũng tăng lên qua ba giai đoạn, chứng tỏ về mặt hiệu quả của hoạt động giao nhận bằng container đường biển của TMC Cần Thơ ngày càng được nâng cao.

Từ những phân tích trên, có thể thấy phần lớn tai nạn hay sự cố đều xảy ra do yếu tố khách quan, khó có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, cũng có sự cố là do yếu tố chủ quan từ phía TMC Cần Thơ, chính vì thế công ty cần có hướng khắc phục nhanh chóng và tránh lặp lại sự cố này trong thời gian tới để

62

củng cố và nâng cao niềm tin của khách hàng đối với dịch vụ của Thamico Cần Thơ. Đặc biệt là nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động giao nhận bằng container đường biển.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần thái minh chi nhánh cần thơ (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)