Sơ lược về logistic sở ĐBSCL

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần thái minh chi nhánh cần thơ (Trang 42)

Đối với nền kinh tế hiện nay, dịch vụ logistics đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển các lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, và là một trong những yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các quốc gia trên thế giới. Hòa cùng xu thế phát triển đó, Việt Nam cũng đang từng bước phát triển ngành logistics, trước tiên là tại những khu vực có nhu cầu cao về xuất khẩu hàng hóa. ĐBSCL là một trong những khu vực đứng đầu cả nước về xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu chiếm 26% kim ngạch xuất khẩu cả nước trong năm 2013. Tuy nhiên đối với khu vực ĐBSCL, logistics vẫn còn là một lĩnh vực mới mẻ, tuy được biết đến là vùng đất giàu tiềm năng về phát triển kinh tế nông nghiệp nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn gặp nhiều hạn chế, đặc biệt là trong bảo quản, dự trữ, vận chuyển và tiêu thụ hàng hóa. Chính vì vậy, phát triển ngành logistics là một trong những hướng chiến lược trong thời gian tới của khu vực để góp phần đưa ĐBSCL trở thành khu vực kinh tế phát triển của cả nước.

ĐBSCL là khu vực đồng bằng châu thổ phì nhiêu ở Việt Nam, chiếm 12% diện tích nhưng hàng năm khu vực này cung cấp đến 54% lúa gạo, 57% thủy sản và 70% trái cây nhiệt đới trong đó 90% gạo và 80% thủy sản được xuất khẩu. Chính vì nhu cầu xuất khẩu rất lớn như vậy nên việc phát triển ngành logistics tại khu vực này cần được chú trọng phát triển. Trong thời gian qua, ngành logistics

31

tại ĐBSCL đã đạt được một số thành tựu đáng kể, trong giai đoạn 2006-2013: hoạt động logistics đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, có hơn 90% hàng hóa xuất khẩu của khu vực ĐBSCL được vận chuyển bằng đường biển (lĩnh vực vận tải quan trọng nhất của logistics thế giới và Việt Nam). Tuy nhiên trong giai đoạn này, các doanh nghiệp trong nước chỉ đáp ứng được 18% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, phần còn lại là thuộc các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới. Theo hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logicstic Việt Nam, tính đến năm 2013 có hơn 45 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics tại địa bàn ĐBSCL, đóng góp cho tổng GDP khu vực là 7%.

Giao thông vận tải ở ĐBSCL khá thuận lợi với đa dạng các phương thức vận chuyển như : đường bộ, đường hàng không và đặc biệt là phương thức vận chuyển đường thủy nội địa, đây là ưu thế lớn của ĐBSCL vì ở khu vực này có hệ thống sông ngòi chằng chịt với tổng chiều dài gần 28.000 km. Về đường bộ, khu vực này có hơn 38.900 km đường bộ với tuyến đường huyết mạch là Quốc lộ 1A. Về đường thủy, mạng lưới tuyến đường thủy nội địa khu vực phía Nam và ĐBSCL có 101 tuyến với tổng chiều dài 3.186,3km, mang tính chất liên tỉnh và quốc tế. Ngoài ra, tất cả các dòng sông chính cùng các phụ lưu, hệ thống kênh rạch tại ĐBSCL liên hoàn chảy qua tất cả các KCN tập trung, các khu dân cư, các vùng tài nguyên… tạo nên một sự kết nối, giao lưu vô cùng thuận lợi. Nhiều tuyến, cảng sông tiếp cận trực tiếp với hệ thống đường bộ, với cảng biển quan trọng, tạo nên những điểm nối giao lưu giữa các phương thức vận tảivới hệ thống sông ngòi chằng chịt, tuyến chính là từ thành phố Hồ Chí Minh đi Cà Mau với 26 cảng lớn nhỏ trong đó cảng Cái Cui ở Cần Thơ có quy mô lớn nhất khu vực ĐBSCL. Với hệ thống hạ tầng như trên, hàng năm ĐBSCL đảm nhận vận chuyển 12,2% khối lượng hàng hóa (phần lớn là nông sản) và tốc độ tăng hàng năm trong giai đoạn 2001-2009 là 12,7%/năm. Trong đó, vận tải đường bộ chiếm 31,2% và vận tải thủy chiếm 68,8% phù hợp với đặc điểm sông ngòi của khu vực. Sự thuận lợi trong giao thông ở ĐBSCL, đặc biệt là hệ thống vận tải đường thủy nội địa là điều kiện tốt cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận phát triển mảng nội địa, hỗ trợ cho hoạt động giao nhận quốc tế.

Về hạ tầng phục vụ bảo quản và dự trữ hàng hóa (kho bãi): với nhu cầu lưu trữ nông sản rất lớn của khu vực kéo theo sự cần thiết của kho lạnh để bảo quản. Công suất của các kho lạnh tại khu vực trước đây là 2 triệu tấn thì sau năm 2010 đã lên đến 4 triệu tấn. Với mức độ tăng trưởng sản lượng nông sản, thủy sản hằng năm thì nhu cầu về kho bãi bảo quản và dự trữ hàng hóa ngày càng cao, đặc biệt là hệ thống kho lạnh.

32

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần thái minh chi nhánh cần thơ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)