khẩu bằng đường biển tại công ty
2.1.8.1. Các yếu tố vi mô Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là một tổ chức bất kì cung ứng những sản phẩm và dịch vụ có mức độ lợi ích tương tự, hay ưu việt hơn cho khách hàng. Các đối thủ cạnh tranh sẽ quyết định tính chất và mức độ tranh đua hoặc thủ thuật giành lợi thế trong ngành. Do đó, các doanh nghiệp cần phân tích từng đối thủ cạnh tranh để nắm và hiểu được các biện pháp phản ứng và hành động mà họ có thể thông qua.
Khách hàng
Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức mà doanh nghiệp đang hướng các nổ lực marketing vào. Họ là người có điều kiện ra quyết định mua sắm. Khách hàng là đối tượng được thừa hưởng các đặc tính, chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ. Nếu thỏa mãn tốt hơn nhu cầu và thị hiếu của khách hàng thì sẽ đạt được sự tín nhiệm của khách hàng – tài sản có giá trị nhất của doanh nghiệp. Đôi khi khách hàng cũng là yếu tố tạo nên áp lực lớn cho doanh nghiệp, vì họ luôn có sự so sánh giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.
14
Nhà cung ứng
Nhà cung ứng là những cá nhân hay tổ chức cung cấp các cơ sở vật chất, nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp để có thể hoạt động đều phải có các nhà cung ứng và họ đóng vai trò rất quan trọng trọng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Đối với các công ty kinh doanh dịch vụ giao nhận thì nhà cung ứng là các hãng tàu, các công ty cho thuê xe, kho bãi.
Đối thủ tiềm ẩn
Còn được gọi là đối thủ cạnh tranh tiềm tàng, hay đối thủ cạnh tranh tiềm năng, dùng để chỉ những đối thủ có khả năng gia nhập và cạnh tranh trong một thị trường cụ thể song hiện tại chưa gia nhập.
Trong quản trị chiến lược, khái niệm này luôn được xét đến khi phân tích cạnh tranh nhằm đánh giá các nhân tố bên ngoài có thể liên quan, tác động đến tổ chức, công ty trong tương lai nhằm ra quyết định chiến lược chính xác.
Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế hay còn gọi là hàng hóa thay thế, là sản phẩm có thể thay thế các loại hàng hóa khác tương đương về công dụng hoặc tiêu thụ khi có các điều kiện thay đổi. Hàng hóa thay thế có thể có chất lượng tốt hơn hoặc thấp hơn mặt hàng nó thay thế và đa số có mức giá rẻ hơn. Tuy dịch vu vận tải bằng đường biển của công ty đang cung cấp rất đặc thù và chiếm đa số nhưng vẫn có các dịch vụ thay thế như dịch vụ tàu rời, vận chuyển bằng các loại container đặc biệt, xe lửa, vận tải thủy nội địa.
2.1.8.2. Các yếu tố vĩ mô Kinh tế
Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hối đoái...tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức với doanh nghiệp. Để đảm bảo thành công của hoạt động doanh nghiệp trước biến động về kinh tế, các doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội, né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa.
Chính trị pháp luật
Gồm các yếu tố chính phủ, hệ thống pháp luật, xu hướng chính trị...các nhân tố này ngày càng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Sự ổn định về
15
chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư. Trong xu thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinh doanh không chỉ diễn ra trong phạm vi quốc gia mà còn thể hiện trong các mối quan hệ quốc tế. Để đưa ra được những quyết định hợp lí trong quản trị doanh nghiệp, cần phải phân tích, dự báo sự thay đổi của môi trường trong từng giai đoạn phát triển.
Yếu tố công nghệ
Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh nghiệp. Các yếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kĩ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng...Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy vậy, nó cũng mang lại cho doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp không đổi mới công nghệ kịp thời.
Cơ sở vật chất
Các yếu tố bao gồm: đường giao thông, hệ thống giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện nước…Cũng như sự phát triển của hệ thống giáo dục đều là những nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
Phong tục tập quán và môi trường văn hóa xã hội
Có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Mỗi một sự thay đổi của các lực lượng văn hóa có thể tạo ra một ngành kinh doanh mới nhưng cũng có thể xóa đi một ngành kinh doanh.
2.1.8.3. Các yếu tố nội tại của doanh nghiệp Lực lượng lao động
Lực lượng lao động của một doanh nghiệp là nguồn lực con người của doanh nghiệp đó, bao gồm tất cả các thành viên của doanh nghiệp, kể cả những thành viên trong ban lãnh đạo doanh nghiệp, các thành viên này sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử và giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển doanh nghiệp. Lực lượng lao động mạnh hay yếu thể hiện ở số lượng và chất lượng nhân sự, vấn đề sắp xếp, bố trí, đào tạo-phát triển, các chính sách động viên.
16
Tổ chức quá trình kinh doanh
Tổ chức kinh doanh là sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ giữa sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ sản xuất, quy mô sản xuất và công nghệ sản xuất đã xác định nhằm sản xuất ra sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận thì tổ chức quá trình kinh doanh là việc tổ chức cơ cấu sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp cho phù hợp với nhu cầu của từng vùng miền và sự phối hợp kinh doanh giữa các chi nhánh với nhau và với công ty mẹ. Đồng thời tổ chức bộ máy nhân sự một cách hợp lý để công ty có thể hoạt động tốt nhất.