Hiệu quả của việc sử dụng vốn trong hoạt động giao nhận hàng hóa

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần thái minh chi nhánh cần thơ (Trang 63)

hóa xuất khẩu bằng đường biển của công ty

Hiệu quả hoạt động giao nhận được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí phải bỏ ra để đạt được kết quả đó. Để dựa vào đó có thể đánh giá được hoạt động giao nhận của công ty qua các giai đoạn hiệu quả hay không. Doanh thu vận tải biển là chỉ riêng phần doanh thu mà TMC Cần Thơ thu được từ dịch vụ vận tải biển.

Tương tự vậy, chi phí vận tải biển chính là các khoản chi phí phát sinh từ hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển, bao gồm nhiều loại chi phí như chi phí chăm sóc khách hàng (tặng quà dịp lễ, tiếp xúc khách hàng…), chi phí kê khai hải quan, chi trả lương và hoa hồng cho nhân viên kinh doanh, hoa hồng chi cho nhân viên xuất nhập khẩu môi giới, chi phí thuê đội xe, lưu kho, lưu bãi.

Bên cạnh đó còn có vài khoản chi phí nhỏ như thông tin liên lạc, phương tiện đi lại không được đưa vào bảng cân đối kế toán. TMC Cần Thơ đã tổng hợp những chi phí này để báo cáo về tổng công ty hằng tháng về hiệu quả công ty đạt được cũng như đưa ra những biện pháp khắc phục hay tinh gọn những khoản chi phí không đáng có, giúp TMC Cần Thơ rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm. Vì thế con số được đưa vào bảng so với thực tế đáng tin cậy để chúng ta có thể sử dụng để tính hiệu quả hoạt động kinh doanh theo chi phí bằng cách dùng chi phí vận tải biển chia cho doanh thu vận tải biển trong cùng một thời kỳ (một năm hay giai đoạn sáu tháng), nhằm biết được một đồng

52

doanh thu mà hoạt động giao nhận mang lại bao gồm bao nhiêu đồng chi phí, so sánh qua các năm, các giai đoạn, để đánh giá hoạt động giao nhận có hiệu quả hay không, sau đó tìm hướng nâng cao hiệu quả.

Bảng 4.5 Hiệu quả kinh doanh theo chi phí của hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần Thái Minh chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chi phí 856,85 1.222,81 1.419,57

Doanh thu 1.712,35 2.293,36 2.508,09

Hiệu quả kinh doanh

theo chi phí 0,5 0,53 0,56

Nguồn: công ty cổ phần Thái Minh chi nhánh Cần Thơ

Chi phí vận tải biển trong 3 năm 2011, 2012 và 2013 tăng lên đáng kể, từ con số 856,85 ở năm 2011 tăng lên 1.222,81 năm 2012 và là 1.419,57 triệu đồng ở năm 2013. Nguyên nhân là do lượng hàng giao nhận tăng lên đáng kể kéo theo chi phí cũng tăng, đây hoàn toàn là nguyên nhân chủ quan, là kết quả của chính sách thu hút khách hàng được TMC Cần Thơ đẩy mạnh qua từng giai đoạn tạo ra. Bởi thế mà doanh thu vận tải biển tăng lên nhiều, cụ thể là 1.712,35 triệu đồng năm 2011, 2.293,36 triệu đồng ở năm 2012 tăng lên 2.508,09 triệu đồng ở năm 2013, một điều đáng mừng cho TMC Cần Thơ khi mức tăng giá trị của doanh thu nhiều hơn chi phí. Từ đó ta có thể tính được hiệu quả kinh doanh theo chi phí của từng năm lần lượt là 0,5; 0,53; 0,56. Nhìn tổng quát qua những con số này thì có thể thấy hoạt động giao nhận hàng hóa bằng container đường biển của TMC Cần Thơ như vậy là đã đạt hiệu quả, dù năm 2013 có tới 0,56 đồng chi phí bỏ ra trong 1 đồng doanh thu thu được, cao hơn so với năm 2012 và năm 2011, nguyên nhân chủ yếu là do biến động chi phí xăng dầu làm chi phí thuê xe tăng lên đáng kể cộng với việc đẩy mạnh chăm sóc khách hàng cũng như quan hệ với các đơn vị có liên quan như cảng, hãng tàu và cả chi phí giải quyết các phát sinh tăng lên đáng kể.

Để thấy rõ hơn ta sẽ xét đến sự biến động của từng loại chi phí của vận tải biển, từ đó thấy được chi phí nào ảnh hưởng lớn đến việc tăng tổng chi phí của TMC Cần Thơ qua các giai đoạn. Đầu tiên là giai đoạn 3 năm 2011 – 2013.

53

Bảng 4.6 Các loại chi phí phát sinh trong hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển giai đoạn 2011 – 2013

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012

Giá trị % Giá trị %

Chi phí vận chuyển 373,95 531,24 600,53 157,29 42,06 69,29 13,04

Chi phí chăm sóc khách hàng 152,07 230,96 287,02 78,89 51,88 56,06 24,27

Lương và hoa hồng cho nhân viên 139,78 204,89 246,24 65,11 46,58 41,35 20,18

Hoa hồng cho nhân viên môi giới XNK 90,45 129,55 142,85 39,10 43,23 13,30 10,27

Chi phí hải quan 81,23 105,37 114,57 24,14 29,72 9,20 8,73

Chi phí giải quyết phát sinh và chi phí khác 14,73 20,80 28,36 6,07 41,21 7,56 36,35

Tổng chi phí vận tải biển 856,85 1.222,81 1.419,57 365,96 42,71 196,76 16,09

54

Qua bảng số liệu, ta có thể thấy chi phí vận chuyển chiếm chủ yếu trong hoạt động vận tải biển, đây là điều đương nhiên vì chi phí vận chuyển bao gồm cước tàu, chi phí chuyên chở nội địa, đây là phần chi phí cơ bản công ty phải chi trả và chi phí này tăng đồng nghĩa với việc công ty có thêm nhiều khách hàng. Điển hình là năm 2012, chi phí vận chuyển tăng lên 42,06% thể hiện lượng hàng và khách hàng của công ty tăng lên đáng kể, ngoài ra chi phí này còn tác động bởi giá xăng dầu và các dịch vụ thuê ngoài, giá cả xăng dầu tăng cũng là nguyên nhân đẩy chi phí này tăng cao. Năm 2013, chi phí này chỉ tăng 69,29 triệu đồng do lượng hàng không tăng nhiều như năm 2012 và giá xăng dầu trong năm này cũng không biến động mạnh. Chi phí chăm sóc khách hàng chiếm một phần khá lớn trong tổng chi phí vận tải biển. Bởi đối với ngành dịch vụ giao nhận như TMC thì chí phí này là cực kì quan trọng, nó giúp TMC có lượng khách hàng ngày càng tăng qua các năm. Chi phí này xuất phát từ những sự kiện tiệc tùng để làm quen với khách hàng, ký kết hợp đồng hay tặng quà tri ân khách hàng các dịp lễ nhằm tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Không những chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong cơ cấu của tổng chi phí vận tải biển, chi phí chăm sóc khách hàng còn có mức tăng đáng kể qua các năm, cụ thể năm 2012 tăng 51,88% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 24,27% so với năm 2012. Năm 2013 chi phí này tăng với tỷ lệ cao hơn

chi phí vận chuyển là vì lượng khách hàng tuy tăng lên không nhiều, nhưng công ty vẫn phải chi trả để chăm sóc khách hàng cũ và tìm kiếm thêm khách hàng mới, dẫn đến chi phí cho hoạt động này khá cao so với các chi phí khác. Tiếp theo là chi phí có mức tăng trưởng ít biến động nhất, đó là chi phí giải quyết phát sinh và chi phí khác. Loại chi phí này không phụ thuộc trực tiếp vào doanh thu, có nghĩa khi doanh thu tăng lên thì không hẳn là chi phí này phải tăng lên, trong thời gian này các chi phí chi để giải quyết các sự cố ít và tương đương nhau giữa các năm với con số khá ổn định năm 2012 tăng 6,07 triệu và năm 2013 tăng 7,56 triệu.

Còn những chi phí còn lại tăng đều qua các năm với mức tăng trưởng xấp xỉ nhau. Chẳng hạn, đối với lương và hoa hồng cho nhân viên kinh doanh, nhân viên sẽ được hưởng thêm hoa hồng 10% hay 20% đối với lô hàng có lợi nhuận trên 400USD. Đây là yếu tố quan trọng để khuyến khích tinh thần làm việc của đội ngũ nhân viên kinh doanh của công ty. Còn hoa hồng cho nhân viên môi giới xuất nhập khẩu là khoản chi của mỗi chuyến hàng để giữ mối quan hệ với đối tác, họ sẽ nhớ tới mình mỗi khi có hàng, đây là chi phí thật sự rất cần thiết. Thường sẽ chỉ 5% -10% doanh thu chuyến hàng hoặc một con số cụ thể tùy theo thỏa thuận. Đối với chi phí hải quan khi làm chứng từ, chủ yếu phụ thuộc vào lượng hàng giao nhận, nếu lượng hàng nhiều thì chi phí này sẽ

55

nhiều, vì dù phí có biến động nhưng rất ít và không liên tục. Qua số liệu ta thấy những chi phí kể trên đều tăng qua các năm, và nguyên nhân chính là do lượng hàng tăng lên nhiều, bằng chứng chính là sự tăng lên của doanh thu vận tải biển. 43,64 17,75 16,31 10,56 9,48 1,72 43,44 18,89 16,76 10,59 8,62 1,70 42,30 20,22 17,35 10,06 8,07 2,00 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chi phí giải quyết phát sinh và chi phí khác

Chi phí hải quan

Hoa hồng cho nhân viên môi giới XNK

Lương và hoa hồng cho nhân viên Chi phí chăm sóc khách hàng Chi phí vận chuyển

Nguồn: Công ty cổ phần Thái Minh chi nhánh Cần Thơ 2011, 2012, 2013

Hình 4.3 Cơ cấu các loại chi phí vận tải biển của TMC Cần Thơ 2011 - 2013 Khi xét về cơ cấu tỷ trọng, ta nhận thấy chi phí chăm sóc khách hàng chiếm khá lớn tổng chi phí vận tải biển, dù qua các năm có sự biến động nhưng không nhiều. Bên cạnh đó, chi phí giải quyết phát sinh và chi phí khác lại chiếm rất thấp về tỷ trọng trong cơ cấu, đây là khoản chi phí có thể gói gọn được. Qua 3 năm, chi phí này biến đổi không nhiều chủ yếu là do số lần xảy ra các phát sinh. Những chi phí còn lại chỉ dao động khoảng từ 8% đến dưới 20%, con số này không quá lớn, cho thấy mức ảnh hưởng của những chi phí này đến tổng chi phí vận tải biển là tương đương nhau.

Để đánh giá được tình hình hoạt động của TMC Cần Thơ thông qua chỉ tiêu kinh tế, ta xét đến giai đoạn gần đây nhất – sáu tháng đầu năm 2013 và 2014. Nhìn chung giai đoạn này không phải mùa hàng hải, lượng hàng ít nên doanh thu thu được ở giai đoạn này tương đối thấp so với sáu tháng cuối năm. Trong khi đó, chi phí lại tăng cao do TMC Cần Thơ tập trung vào chiến lược thu hút khách hàng hết mức có thể, vì thế mà chi phí chăm sóc khách hàng đội lên cao. Sự cố xảy ra với lô hàng của công ty chế biến xuất khẩu thủy hải sản Hiệp Thanh trên biển, tạo ra nhiều chi phí phát sinh để giải quyết sự cố này góp phần làm tăng chi phí vận tải biển của sáu tháng đầu năm 2013.

56

Bảng 4.7 Hiệu quả kinh doanh theo chi phí của công ty cổ phần Thái Minh chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 6T đầu năm 2013 và 6T đầu năm 2014

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu 6T đầu

năm 2013

6T đầu năm 2014

Chi phí vận tải biển 523,96 671,75

Doanh thu vận tải biển 729,38 972,64

Hiệu quả kinh doanh theo chi phí 0,72 0,69

Nguồn: Số liệu tự tính toán của tác giả

Tốc độ tăng doanh thu chậm hơn tốc độ tăng của chi phí là nguyên nhân chính khiến qua 2 giai đoạn: sáu tháng đầu năm 2013 và 2014 có tỷ lệ chi phí trên doanh thu khá cao, lần lượt là 0,72 và 0,69. Sáu tháng đầu năm 2014 tỷ số này có giảm so với sáu tháng đầu năm 2013 thể hiện công ty đã có kinh nghiệm trong việc quản lý chi tiêu, cắt giảm những khoảng chi phí không cần thiết. Tuy nhiên, đây là con số khá lớn, từ đó cho thấy hoạt động của công ty có hiệu quả nhưng chưa cao. TMC Cần Thơ cần sử dụng hiệu quả chi phí chăm sóc khách hàng hơn nữa, điều này có thể tin tưởng được vì khi lượng khách hàng mà chiến lược này mang lại về lâu dài sẽ tạo nên tiếng vang thông qua truyền miệng giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đến lúc đó, TMC Cần Thơ sẽ không cần phải sử dụng quá nhiều chi phí vào mảng chăm sóc khách hàng mà vẫn có được lượng hàng ổn định.

57

Bảng 4.8 Các loại chi phí phát sinh trong hoạt động giao hàng xuất khẩu bằng đường biển giai đoạn 6T đầu năm 2013 và 6T đầu năm 2014

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 6T đầu năm 2013 6T đầu năm 2014 6T 2014/6T 2013 Giá trị % Chi phí vận chuyển 193,48 259,51 66,03 34,13 Chi phí chăm sóc khách hàng 100,39 137,76 37,37 37,22 Lương và hoa hồng cho nhân viên 82,58 98,97 14,39 17,43 Hoa hồng cho nhân viên môi giới

XNK 70,81 84,82 13,01 18,37

Chi phí hải quan 59,22 65,35 6,13 10,35

Chi phí giải quyết phát sinh và chi

phí khác 17,48 25,34 10,86 62,13

Tổng chi phí vận tải biển 523,96 671,75 147,79 28,21

Nguồn: Công ty cổ phần Thái Minh chi nhánh Cần Thơ 6T 2013, 6T 2014

Qua 2 giai đoạn trên ta thấy, tất cả các chi phí đóng góp cho tổng chi phí vận tải biển đều tăng lên. Cụ thể, tăng nhiều nhất là chi phí vận chuyển với mức tăng là 66,03 triệu đồng, đây là khoảng chi phí chủ yếu trong hoạt động giao nhân hàng hóa nên khi lượng hàng tăng lên, chi phí này luôn luôn tăng. Tuy nhiên chi phí chăm sóc khách hàng với mức tăng 37,37 triệu đồng, có tỷ lệ gia tăng cao nhất với 37,22%, vì đây là chi phí chủ yếu được TMC Cần Thơ đặc biệt quan tâm trong việc tạo ra lượng khách cũng như lượng hàng cho công ty. Hơn nữa trong khoảng thời gian hàng hóa không nhiều nên TMC Cần Thơ đã đẩy mạnh chiến lược nhằm triệt để nắm bắt được khách hàng mới và tạo dựng mối quan hệ cho những mùa sau. Các loại chi phí còn lại tăng lên là do lượng hàng tăng lên nhiều ở sáu tháng đầu năm 2014 so với cùng kì năm 2013. Riêng đối với chi phí giải quyết phát sinh và chi phí khác tăng lên là do ảnh hưởng trực tiếp của 15 TEU hàng bị sự cố do nhân viên tại cảng làm hàng không kịp nên phải thuê thêm công nhân.

58 36,93 19,16 15,76 13,51 11,303,34 38,63 20,51 14,73 12,63 9,73 3,77 0% 20% 40% 60% 80% 100%

6T đầu năm 2013 6T đầu năm 2014

Chi phí giải quyết phát sinh và chi phí khác

Chi phí hải quan

Hoa hồng cho nhân viên môi giới XNK

Lương và hoa hồng cho nhân viên

Chi phí chăm sóc khách hàng Chi phí vận chuyển

Nguồn: Công ty cổ phần Thái Minh chi nhánh Cần Thơ 6T 2013, 6T 2014

Hình 4.4 Cơ cấu các loại chi phí vận tải hàng xuất khẩu bằng đường biển của TMC Cần Thơ giai đoạn 6T đầu năm 2013 và 6T đầu năm 2014

Khi xét về cơ cấu của các loại chi phí, ta nhận thấy chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là chi phí vận chuyển với 36,93% ở sáu tháng đầu năm 2013 và 38,63% ở sáu tháng đầu năm 2014. Kế đến là chi phí chăm sóc khách hàng, chiếm tỷ trọng lớn thứ hai, và là loại chi phí quan trọng nhất, cụ thể là 19,16% ở sáu tháng đầu năm 2013 và tăng lên 20,51% ở giai đoạn sáu tháng đầu năm 2014, lý do có sự tăng này là do công ty đẩy mạnh hơn nữa hoạt động thu hút và chăm sóc khách hàng, làm cho khoảng chi phí này nhiều hơn so với cùng kì năm trước đồng thời chiếm tỷ trọng lớn hơn các khoảng chi phí khác trong tổng chi phí sáu tháng đầu năm 2014. Đây cũng là nguyên nhân làm cho chi phí trả lương cho nhân viên và chi phí hoa hồng cho nhân viên XNK trong sáu tháng đầu năm 2014 có sự sụt giảm so với cùng kì năm trước. Còn những chi phí còn lại chiếm khoảng từ 11% - 15%, không dao động nhiều qua các giai đoạn. Các loại chi phí có sự ảnh hưởng lớn nhất đến tổng chi phí vận tải biển là chi phí vận chuyển và chi phí chăm sóc khách hàng. Trong đó, chi phí vận tải luôn phải tăng khi lượng hàng tăng, và chi phí chăm sóc khách hàng nhưng là chi phí thật sự cần thiết, khó có thể cắt giảm vì nếu không khéo lại làm giảm đi lượng khách hàng của TMC Cần Thơ, từ đó sẽ ảnh hưởng trực

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần thái minh chi nhánh cần thơ (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)