Thang đo đƣợc xem là có giá trị khi nó đó đúng những tham số cần đo hay thang đo đó phản ánh đúng đối tƣợng cần đo, điều này có nghĩa là những tham số cần đo hay thang đo đó phản ánh đúng đối tƣợng cần đo, điều này có nghĩa là phƣơng pháp đo lƣờng đó không sai lệch mang tính hệ thống và sai lệch mang tính ngẫu nhiên. Điều kiện cần để có trong một thang đo đạt giá trị là thang đo đó phải đạt đƣợc độ tin cậy. Trong nghiên cứu này, độ tin cậy của thang đo đƣợc kiểm định thông qua hệ số Cronbach Alpha và hệ số tƣơng quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation). (trích dẫn, Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011:120)
- Hệ số Cronbach Alpha:
Hệ số Cronbach alpha đƣợc sử dụng trƣớc để loại các biến không phù hợp khi sử dụng phƣơng pháp EFA. Trƣớc khi đƣa vào phân tích nhân tố, nghiên cứu sẽ kiểm định thang đo bằng công cụ Cronbach Alpha của chƣơng trình phần mềm SPSS 20 để kiểm tra độ tin cậy của thang đo các thành phần chất lƣợng dịch vụ cảm nhận FTTH và sự tƣơng quan giữa các biến quan sát. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach alpha từ 0,8 trở lên là thang đo lƣờng tốt, tuy nhiên, lại có nhà nghiên cứu đề nghị rằng từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng đƣợc trong trƣờng hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với ngƣời trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, tập 2, tr.24-26). Trong trƣờng hợp ở nghiên cứu này kết quả Cronbach Alpha lớn hơn 0,6 đều có thể chấp nhận đƣợc.
34
- Hệ số tương quan biến tổng(Corrected Item-Total Correlation): là hệ số tƣơng
quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo. Chính vì vậy, khi hệ số này càng cao thì sự tƣơng quan của biến với các biến khác trong cùng nhóm cũng sẽ càng cao. Cho nên, khi các biến có hệ số tƣơng quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 thì đƣợc coi là các biến rác và bị loại khỏi thang đo. Trong nghiên cứu này, những biến có hệ số tƣơng quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 cũng sẽ bị loại khỏi thang đo. (Nunnally & Bernstein, trích trong Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011: 28)