Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình quản trị chi phí sản xuất tại công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao sóc trăng etech (Trang 37)

- Đối với mục tiêu 1: Phương pháp so sánh được sử dụng để mô tả thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty, so sánh giữa các năm rồi đi đến kết luận.

+ Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Là hiệu của hai chỉ tiêu; chỉ tiêu kỳ

phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc. F F1F0 Trong đó: F : Trị số chênh lệch giữa 2 kỳ. F1 : Trị số chỉ tiêu kỳ phân tích. F0 : Trị số chỉ tiêu kỳ gốc.

+ Phương pháp so sánh số tương đối: Là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ

tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. 100 100 % 0 1    F F F Trong đó:

%F : Là % gia tăng của các chỉ tiêu phân tích.

(2.4) (2.3)

Phương pháp so sánh tỷ trọng: Nhằm phản ánh tỷ trọng của từng bộ

phận chiếm trong tổng thể.

- Đối với mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn sử dụng để phân tích các mức độ ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị chi phí tại Công ty và xác định nhân tố nào có ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định quản trị chi phí. Và được sử dụng phương pháp sau:

Gọi Q là chỉ tiêu phân tích;

Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích; Thể hiện bằng phương trình Q = a.b.c

Đặt Q1: Kết quả kỳ phân tích, Q1 = a1.b1.c1 Q0; Chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0 = a0.b0.c0

 Q1 – Q0 = Q: Mức chênh lệch giữa thực hiện so với kế hoạch. Q: Đối tượng phân tích

Q = a1.b1.c1 - a0.b0.c0

Thực hiện phương pháp thay thế như sau:

(i) Thay thê bước 1 (cho nhân tố a) a0.b0.c0 được thay thế bằng a1.b0.c0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “a” sẽ là: a = a1.b0.c0 - a0.b0.c0

(ii) Thay thế bước 2 (cho nhân tố b) a1.b0.c0 được thay thế bằng a1.b1.c0

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “b” sẽ là: b = a1.b1.c0 – a1.b0.c0

(iii) Thay thế bước 3 (cho nhân tố c) a1.b1.c0 được thay thế bằng a1.b1.c1

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “c” sẽ là: c = a1.b1.c1 – a1.b1.c0 Tỷ trọng của từng bộ phận so sánh = Chỉ số của từng bộ phận x Trị số của tổng thể 100

Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. ta có: a + b + c = (a1.b0.c0 - a0.b0.c0) + (a1.b1.c0 – a1.b0.c0)

+ (a1.b1.c1 – a1.b1.c0) = a1.b1.c1 - a0.b0.c0 = Q

- Đối với mục tiêu 3: Các kết quả thu được từ phương pháp thống kê mô tả và phương pháp thay thế liên hoàn sẽ cung cấp các căn cứ để đề xuất giải pháp cho việc phân tích kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao Sóc Trăng E-tech.

CHƯƠNG 3

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN KỸ THUẬT CAO SÓC TRĂNG

E-TECH

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 3.1.1 Giới thiệu Công ty

- Tên gọi Công ty: Công ty CP SX và DV nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao Sóc Trăng E-tech.

- Tên giao dịch đối ngoại: SOCTRANG HIGH TECHNOLOGY AQUATIC PRODUCT MANUFACTURING SERVICES HOLDING COMPANY.

- Tên viết tắt: SOCTRANG E-TECH.

- Địa chỉ: Số 63A Quốc lộ 1, Phường 10, Thành Phố Sóc Trăng. - Điện thoại: (079) 2241397 Fax: (079) 3622136.

- Mã số thuế: 2200217130.

- Email: Soctrange-tech@cdv.vnn.vn - Nhãn mác sản phẩm: E-TECH.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5903000017 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tỉnh Sóc Trăng cấp ngày 10/7/2003, đăng ký thay đổi lần 2 ngày 20/10/2006.

- Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:

 Chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng thức ăn thủy sản.

 Nhập khẩu vật tư, nguyên vật liệu, hàng hoá tiêu dùng trang thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất và đời sống.

 Đầu tư nuôi trồng, khai thác thủy sản.

- Ngoài ra sản phẩm Công ty còn đạt các chứng nhận khác như chứng nhận HACCP (DL349).

3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Năm 2003 Công ty CP SX và DV nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao Sóc Trăng E-tech được thành lập, ngành nghề kinh doanh là chế biến thức ăn nuôi tôm (SOTOM) và cho cá (SOCA) trên cơ sở các chế phẩm sinh học: Hệ vi

sinh vật Đa ENZYME ES-01 và Men vi lượng BS-01 qua thực nghiệm với “Quy trình nuôi tôm sú theo công nghệ sinh học E-TECH”, cung ứng hàng cho các đơn vị trong và ngoài tỉnh Sóc Trăng, với tổng số vốn điều lệ 80.000.000.000 đồng.

Năm 2007, trước những yêu cầu bảo quản chất lượng nguyên liệu, tiết kiệm chi phí, khai thác tốt hơn tiềm năng của khu vực, lãnh đạo đã quyết định xây dựng một nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản sạch với công suất và thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu sản xuất và xuất khẩu, và Nhà máy sản xuất thức ăn E-tech được thành lập.

3.1.3 Đặc điểm sản xuất và quy trình sản xuất của Công ty

3.1.3.1 Đặc điểm sản xuất

Công ty hoạt động phần lớn trong lỉnh vực sản xuất và kinh doanh thức ăn thủy sản dành cho tôm và cá da trơn. Các sản phẩm của Công ty gồm: - Sotom thức ăn dành cho tôm.

- Soca thức ăn dành cho cá.

3.1.3.2 Quy trình sản xuất

a. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất thức ăn tôm - cá

Hình 3.1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất thức ăn tôm - cá

b. Giải thích sơ đồ

(1) : Xuất kho nguyên liệu cho vào bồn tiếp liệu.

(2) : Từ bồn tiếp liệu chuyển nguyên liệu qua máy nghiền thô để nghiền lần 1.

(3) : Sau khi nghiền thô xong chuyển qua máy nghiền tinh để nghiền nhuyễn nguyên liệu.

Xuất kho NL Tiếp liệu Máy nghiền thô Nghiền tinh

Sấy nhiệt Ép viên Ép đùn Bồn trộn phun dầu

Sấy gió Bồn chứa Đóng bao TP Nhập kho TP

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11)

(4) : Sau khi nghiền nhuyễn nguyên liệu xong chuyển sang bồn trộn điều, phun dầu.

(5) : Sau khi phun dầu xong chuyển sang máy ép đùn để nén nguyên liệu chuyển sang ép viên.

(6) : Ép hổn hợp nguyên liệu thành từng viên theo kích cở yêu cầu (từ số 0 đến 11).

(7) : Khi ép thành viên xong chuyển qua máy sấy nhiệt để làm khô viên thành phẩm

(8) : Chuyển thành phẩm sang máy sấy gió để làm nguội.

(9) : Chuyển thành phẩm đã làm nguội sang bồn chứa để chuẩn bị đóng bao.

(10) : Đóng bao thành phẩm. (11) : Nhập kho.

3.1.4 Hệ thống quản lý chất lượng Công ty đang áp dụng Hiện tại Công ty quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn sau: Hiện tại Công ty quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn sau:

- HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point: Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn). Hệ thống quản lý chất lượng mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm thông qua việc phân tích mối nguy và thực hiện các biện pháp kiểm soát tại các điểm tới hạn. Các sản phẩm của Công ty tuân thủ theo đúng qui trình GMP (Good Manufactoring Practices). Qui phạm sản xuất qui định các biện pháp, thao tác thực hành cần tuân thủ đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng và SSOP (Sanitation Standard Operating Procedure). Quy phạm vệ sinh quy định quy trình và các thủ tục kiểm soát vệ sinh tại nhà máy.

- ISO 9001:2008 (International Organization for Standardization): Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 phiên bản 2008, tên gọi đầy đủ là “các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng”. ISO 9001:2008 là tiêu chuẩn ISO 9001 được ban hành lần thứ 4 vào năm 2008 và cũng là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 9001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành, có thể áp dụng trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cho mọi quy mô hoạt động. qui định các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý chất lượng khi một tổ chức cần chứng tỏ năng lực của mình trong việc cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu chế định tương ứng nhằm nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng.

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 3.2.1 Sơ đồ tổ chức tại Công ty 3.2.1 Sơ đồ tổ chức tại Công ty

Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech

Hình 3.2 Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý tại Công ty

- Đại hội đồng Cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty CP

SX và DV nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao Sóc Trăng E-tech. Đại hội đồng Cổ đông có các quyền hạn sau:

+ Thông qua bổ sung, sửa đổi điều lệ.

+ Thông qua định hướng phát triển Công ty, thông qua báo cáo tài chính hàng năm, các báo cáo của Hội đồng quản trị.

+ Quyết định mức cổ tức được thanh toán hàng năm. + Quyết định số lượng thành viên của Hội đồng quản trị.

+ Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, phê chuẩn Hội đồng quản trị, bổ nhiệm Tổng Giám đốc và các quyền khác được quy định tại Điều lệ.

- Hội đồng Quản trị của Công ty gồm 08 thành viên, là cơ quan có đầy đủ quyền hạn thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty, trừ những thẩm

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC BP NUÔI TRỒNG CUNG ỨNG NGUYÊN LIỆU NHÀ MÁY CHẾ BIẾN SẢN XUẤT E-TECH CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG P. KINH TẾ KẾ HOẠCH P. QLCL VÀ PTSP P. KINH DOANH P. KỸ THUẬT P. TỔ CHỨC HC

quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông mà không được ủy quyền. Hội đồng quản trị có các quyền sau:

+ Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty.

+ Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty.

+ Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại, đề xuất các loại cổ phiếu có thể phát hành và tổng số cổ phiếu phát hành theo từng loại.

+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của Ban Tổng Giám đốc và các cán bộ quản lý trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty.

+ Đề xuất mức cổ tức hàng năm và các quyền khác được quy định tại Điều lệ.

- Ban Tổng Giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm và bãi nhiệm, gồm

03 thành viên là Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc. Các thành viên Hội đồng quản trị được kiêm nhiệm thành viên Ban Tổng Giám đốc.

+ Tổng Giám đốc có nhiệm vụ: thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông; thực hiện kế hoạt kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua; ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự và các loại hợp đồng khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác của Công ty; các nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ Công ty. + Phó Tổng Giám đốc là người giúp việc cho Tổng Giám đốc thường trực tại trụ sở chính của Công ty trong việc giải quyết các vấn đề sau đây:  Quản lý tất cả các phòng ban thuộc khối văn phòng chính của Công ty, giải quyết tốt các mối quan hệ giữa các phòng ban với nhau, trên cơ sở các nội qui, qui chế, qui định, định mức của Công ty và quy định của pháp luật nhà nước.

 Triển khai tổ chức thực hiện, kiểm tra đôn đốc, giám sát chấn chỉnh sửa lổi các Phòng, Ban chức năng của Công ty trong việc thực hiện chủ trương quyết định của Tổng Giám Đốc, nội qui, qui chế, qui định, định mức về sản xuất kinh doanh mà Công ty đã ban hành.

 Thực hiện cải tiến liên tục các chương trình quản lý chất lượng theo HACCP, ISO 9001:2008 từng bước đưa vào thực hiện 100% các chương trình nêu trên trong toàn bộ các lãnh vực có liên quan đến chất lượng sản phẩm.

3.2.2 Các Phòng, Ban và đơn vị kinh doanh

3.2.2.1 Phòng Kinh tế - Kế hoạch

- Thực hiện kiểm tra, giám sát, quản lý tình hình sử dụng vốn, tài sản, chi phí và hiệu quả sản xuất kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực trong toàn Công ty. - Tổ chức thực hiện tốt công tác kế toán thống kê, hạch toán đầy đủ, chính xác kịp thời mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng pháp luật của Nhà nước và điều lệ qui định của Công ty.

- Thực hiện kịp thời, đầy đủ việc phân tích, đánh giá kết quả hoạt động của các Xí nghiệp thành viên và của Công ty.

- Thực hiện báo cáo chính xác kịp thời tình hình tài chính và hiệu quả kinh tế của Công ty cho Ban giám đốc và cấp trên theo đúng qui định của nhà nước và qui chế của Công ty.

- Tổng hợp nhu cầu từ các xí nghiệp, phòng ban, phân xưởng về vật tư, bao bì, công cụ dụng cụ,… tổ chức hợp đồng thu mua và cung ứng đầy đủ kịp thời cho yêu cầu sản xuất.

- Lập và theo dõi thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của Công ty theo từng tháng, quí, năm đề nghị điều chỉnh giá thành và chi phí một cách kịp thời và phù hợp, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm một cách khoa học, phù hợp với tình hình thực tế của sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn.

- Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định và lập kế hoạch, đo lường kết quả của các mặt hoạt động, đánh giá vị trí canh tranh của tổ chức, cùng với các nhà quản trị để đảm bảo cạnh tranh lâu dài của tổ chức trong ngành.

- Kiểm tra chặt chẽ việc quản lý vốn hàng hóa, tài sản, tiền mặt chi phí của Công ty đảm bảo an toàn, hiệu quả không bị chiếm dụng, không thanh toán lãng phí ở tất cả phòng ban văn phòng, chi nhánh, phân xưởng, xí nghiệp của Công ty.

- Kiểm tra chặt chẽ tính khách quan chính xác, đúng định mức qui định của tất cả các chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, giá mua nguyên liệu, định mức vật tư, công cụ, tài sản, chi phí trong quá trình lưu thông, trong sản xuất tại xí nghiệp, phân xưởng phát hiện kịp thời những tiêu cực hoặc sai sót (nếu có).

3.2.2.2 Phòng quản lý chất lượng và phát triển sản phẩm

- Đề ra các qui định, qui phạm quản lý chất lượng cho tất cả các loại sản phẩm mà Công ty đã, đang và sẽ sản xuất.

- Thực hiện quản lý chất lượng theo HACCP và hoàn thiện quản lý chất lượng theo ISO phù hợp với điều kiện cụ thể của Công ty và đòi hỏi của thị trường.

- Nghiên cứu cải tiến mẫu mã bao bì ngày càng phù hợp với yêu cầu của khách hàng, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường.

3.2.2.3 Phòng kinh doanh

- Theo dõi, ký kết và thực hiện các hợp đồng các L/C đã ký với khách hàng, triển khai nhanh, chính xác các yêu cầu chất lượng bao bì, mẫu mã sản phẩm của khách hàng cho Phòng Quản lý chất lượng & Phát triển sản phẩm và hai xí nghiệp trực thuộc, theo dõi chặt chẽ việc thực hiện hợp đồng vận chuyển, bốc xếp, giao nhận hàng hóa cho khách hàng đảm bảo ngăn nắp kho hàng, an toàn về chất lượng và đúng hợp đồng được ký kết.

- Cân đối giá bán, đề xuất giá mua đảm bảo cạnh tranh và có hiệu quả, thường xuyên theo dõi cân đối hiệu quả kinh doanh từng thời vụ, từng khách hàng, để Tổng Giám đốc có chiến lược, sách lược kinh doanh cụ thể.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình quản trị chi phí sản xuất tại công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao sóc trăng etech (Trang 37)