Phân tích chi phí sản xuất chung

Một phần của tài liệu phân tích tình hình quản trị chi phí sản xuất tại công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao sóc trăng etech (Trang 83)

Chi phí sản xuất chung cũng chịu ảnh hưởng của lạm phát và ảnh hưởng của việc tái cơ cấu quỹ lương công nhân sản xuất. Được biết tỷ lệ lạm phát và mức tăng lương tối thiểu của Chính phủ đã được tập hợp ở phần trước. Do đó, đề tài sẽ lập biểu đồ tương quan giữa tỷ lệ tăng qua các năm của lạm phát so với tỷ lệ tăng của chi phí sản xuất chung (không kể tiền lương gián tiếp), và

biểu đồ tương quan giữa mức tăng lương cơ bản của Chính phủ so với mức tăng lương của Công ty.

Biểu đồ tương quan giữa lạm phát và chi phí sản xuất chung.

0,00% 5,00% 10,00% 15,00% 20,00% 25,00% 30,00% 35,00%

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tỷ lệ CP SXC Tỷ lệ lạm phát

Từ biểu đồ tương quan giữa lạm phát và chi phí sản xuất chung ta thấy trong năm 2010 tỷ lệ lạm phát là 11,75% thì chi phí sản xuất chung cũng tăng theo nhưng thấp hơn 1,5%. Đến năm 2011 tỷ lệ lạm phát tăng cao hơn so với năm 2010 là 6,83% thì chi phí sản xuất chung cũng tăng nhưng với mức tăng vẫn thấp hơn mức tăng của tỷ lệ lạm phát là 7,06%. Năm 2012 thì tỷ lệ lạm phát là 6,83% và đã tăng thấp hơn tỷ lệ lạm phát của năm 2011, tỷ lệ lạm phát tăng cũng đã kéo theo chi phí sản xuất chung tăng cao với tỷ lệ 8,5%. Ta thấy trong năm 2011 tỷ lệ tăng của chi phí sản xuất chung thấp hơn tỷ lệ tăng của lạm phát. Nguyên nhân là do cuối năm 2010 Công ty đã ký kết được 1 số hợp đồng mua nguyên liệu giá rẻ nên chi phí sản xuất chung trong năm 2011 không bị ảnh hưởng nhiều bởi lạm phát. Nhưng đến năm 2012 thì tình hình đã thay đổi do Công ty đầu tư vào 1 số hạn mục xây dựng mới kho chứa thành phẩm nên không tranh thủ được nguồn vốn mua nguyên liệu dự trữ buộc Công ty phải mua nguyên liệu với giá cao theo từng kỳ sản xuất là nguyên nhân chính làm cho tỷ lệ tăng của chi phí sản xuất chung cao hơn so với tỷ lệ tăng của lạm phát.

Biểu đồ tương quan giữa mức tăng lương cơ bản của Chính phủ và mức tăng lương của nhân công gián tiếp sản xuất của Công ty.

Đơn vị tính: %

Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech

Hình 4.4 Biểu đồ tương quan giữa lạm phát và chi phí sản xuất chung trong 3 năm (2010-2012)

1.550 1.050 810 3.658 2.798 2.509 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000

Năm 2010 Năm 2012 Năm 2013

Lương CB Lương CTY

Từ biểu đồ tương quan giữa mức tăng lương cơ bản của Chính phủ và mức tăng lương của nhân công gián tiếp sản xuất, ta thấy trong năm 2011 tỷ lệ tăng lương của Chính phủ tăng hơn 29,6% so với năm 2010 và tỷ lệ tăng lương của Công ty cũng cao hơn so với năm 2010 là 11,5%. Đến năm 2012 thì tỷ lệ tăng lương của chính phủ tăng mạnh so với năm 2011 với mức tăng 47,6% và mức tăng lương của Công ty cũng bị ảnh hưởng bởi mức tăng lương chung của Chính phủ, cụ thể là trong năm 2012 mức tăng lương của Công ty tăng hơn 30,7%.

Thông qua 2 biểu đồ phân tích chi phí sản xuất chung giúp cho nhà quản trị thấy rõ được mức độ ảnh hưởng của nền kinh tế vĩ mô đến chi phí sản xuất của Công ty. Cụ thể, là lạm phát và mức tăng lương tối thiểu của Nhà nước qui định sẽ giúp cho nhà quản trị lập ra được những kế hoạch linh hoạt một cách chính xác và hiệu quả.

Để lập dự toán linh hoạt chi phí sản xuất chung thì ta cũng được lập trước năm kế hoạch của Công ty nhằm giúp cho nhà quản trị lựa chọn sản lượng cần sản xuất trong kỳ kế tiếp, kế hoạch linh hoạt chi phí sản xuất chung được lập ở nhiều mức sản lượng khác nhau. Chi phí sản xuất chung để dùng cho 2 loại sản phẩm khó có thể tách riêng, do đó đề tài cũng xin gộp chung sản lượng của 2 mặt hàng để dễ cho việc lập kế hoạch chi phí sản xuất chung.

Dự toán chi phí sản xuất chung được căn cứ vào sản lượng thực tế của năm N, chi phí thực tế của năm N và sản lượng dự toán của năm N+1 để lập dự toán, ta có công thức tính.

Dự toán năm 2012 =

Đơn vị tính: %

Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech

Hình 4.5 Biểu đồ tương quan giữa lương cơ bản của Chính phủ và Công ty

SL dự toán năm N+1 x CP NL thực tế năm N SL thực tế năm N

Kế hoạch linh hoạt sẽ dựa vào kế hoạch gốc để lập ra thông qua dự đoán chỉ số lạm phát. Biết dự đoán chỉ số lạm phát năm 2013 là khoảng 10%, kế hoạch linh hoạt chi phí sản xuất chung cũng dựa vào các chỉ tiêu sau:

- Sản lượng dự đoán cũng đã được tính ở các phần trước. + Kế hoạch 1 = 4.349.456 kg.

+ Kế hoạch 2 = 4.832.730 kg. + Kế hoạch 3 = 5.316.003 kg.

- Công cụ dụng cụ: Chi phí công cụ dụng cụ thực tế năm 2012 1.960.945.615 đồng. + Kế hoạch cố định = + Kế hoạch 1 = 2.117.225.096 x 90% = 1.905.502.586 đ + Kế hoạch 2 = 2.117.225.096 đ + Kế hoạch 3 = 2.117.225.096 x 110% = 2.328.947.606 đ - Tiền điện thực tế của năm 2012 là 118.021.116 đồng.

+ Kế hoạch cố định =

+ Kế hoạch 1 = 127.426.924 x 90% = 114.684.232 đ + Kế hoạch 2 = 127.426.924 đ

+ Kế hoạch 3 = 127.426.924 x 110% = 140.169.617 đ

- Chi phí nguyên liệu gián tiếp năm 2011 là 2.655.008.141 đồng.

+ Kế hoạch cố định =

+ Kế hoạch 1 = 2.866.601.615 x 90% = 2.579.941.453 đ + Kế hoạch 2 = 2.866.601.615 đ

+ Kế hoạch 3 = 2.866.601.615 x 110% = 3.153.261.776 đ

- Chi phí trả trước và dịch vụ mua ngoài cũng tương đối nhỏ. Do đó cũng lấy theo chi phí thực tế của năm 2012.

- Chi phí nhân công gián tiếp và khấu hao máy móc thiết bị không có thay đổi lớn do đó sẽ lấy theo chi phí thực tế của năm 2012.

4.832.730 x 1.960.945.615 4.476.010 = 2.117.225.096 đ 4.832.730 x 118.021.116 4.476.010 = 127.426.924 đ 4.832.730 x 2.655.008.141 4.476.010 = 2.866.601.615 đ

Cũng từ số liệu được tính ta sẽ lập bảng dự toán kế hoạch linh hoạt như sau:

Bảng 4.18 Dự toán linh hoạt chi phí sản xuất chung

Đơn vị tính: đồng Kế hoạch linh hoạt năm 2013

Chỉ tiêu

KH 1 KH 2 KH 3

Sản lượng (sp) 4.349.456 4.832.730 5.316.003

Biến phí sản xuất chung 4.605.457.996 5.117.175.552 5.628.893.107 Công cụ dụng cụ 1.905.502.586 2.117.225.096 2.328.947.606 Tiền điện 114.684.232 127.426.924 140.169.617 Nguyên liệu gián tiếp 2.579.941.453 2.866.601.615 3.153.261.776 Dịch vụ mua ngoài 5.329.725 5.921.917 6.514.108 Định phí sản xuất chung 97.494.926 106.732.400 2.417.070.472 Nhân công gián tiếp 60.353.349 67.059.277 73.765.205 Khấu hao máy móc thiết bị 14.357.661 14.357.661 14.357.661 Chi phí trả trước 22.783.916 25.315.462 27.847.008

Tổng chi phí SXC 4.702.952.922 5.223.907.952 8.045.963.579

Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech

Thông qua các dự toán linh hoạt nhà quản lý sẽ sử dụng các bảng kế hoạch linh hoạt để điều khiển hoạt động của Công ty bằng cách so sánh giữa kết quả thực tế với kế hoạch. Các biến động chi phí doanh thu nếu có sẽ cung cấp sự phản hồi cần thiết cho người quản lý để đánh giá hoạt động kinh doanh và phương hướng hoạt động tốt hơn cho kỳ tới.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình quản trị chi phí sản xuất tại công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao sóc trăng etech (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)