CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu phân tích tình hình quản trị chi phí sản xuất tại công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao sóc trăng etech (Trang 43)

3.2.1 Sơ đồ tổ chức tại Công ty

Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech

Hình 3.2 Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý tại Công ty

- Đại hội đồng Cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty CP

SX và DV nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao Sóc Trăng E-tech. Đại hội đồng Cổ đông có các quyền hạn sau:

+ Thông qua bổ sung, sửa đổi điều lệ.

+ Thông qua định hướng phát triển Công ty, thông qua báo cáo tài chính hàng năm, các báo cáo của Hội đồng quản trị.

+ Quyết định mức cổ tức được thanh toán hàng năm. + Quyết định số lượng thành viên của Hội đồng quản trị.

+ Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, phê chuẩn Hội đồng quản trị, bổ nhiệm Tổng Giám đốc và các quyền khác được quy định tại Điều lệ.

- Hội đồng Quản trị của Công ty gồm 08 thành viên, là cơ quan có đầy đủ quyền hạn thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty, trừ những thẩm

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC BP NUÔI TRỒNG CUNG ỨNG NGUYÊN LIỆU NHÀ MÁY CHẾ BIẾN SẢN XUẤT E-TECH CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG P. KINH TẾ KẾ HOẠCH P. QLCL VÀ PTSP P. KINH DOANH P. KỸ THUẬT P. TỔ CHỨC HC

quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông mà không được ủy quyền. Hội đồng quản trị có các quyền sau:

+ Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty.

+ Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty.

+ Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại, đề xuất các loại cổ phiếu có thể phát hành và tổng số cổ phiếu phát hành theo từng loại.

+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của Ban Tổng Giám đốc và các cán bộ quản lý trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty.

+ Đề xuất mức cổ tức hàng năm và các quyền khác được quy định tại Điều lệ.

- Ban Tổng Giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm và bãi nhiệm, gồm

03 thành viên là Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc. Các thành viên Hội đồng quản trị được kiêm nhiệm thành viên Ban Tổng Giám đốc.

+ Tổng Giám đốc có nhiệm vụ: thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông; thực hiện kế hoạt kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua; ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự và các loại hợp đồng khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác của Công ty; các nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ Công ty. + Phó Tổng Giám đốc là người giúp việc cho Tổng Giám đốc thường trực tại trụ sở chính của Công ty trong việc giải quyết các vấn đề sau đây:  Quản lý tất cả các phòng ban thuộc khối văn phòng chính của Công ty, giải quyết tốt các mối quan hệ giữa các phòng ban với nhau, trên cơ sở các nội qui, qui chế, qui định, định mức của Công ty và quy định của pháp luật nhà nước.

 Triển khai tổ chức thực hiện, kiểm tra đôn đốc, giám sát chấn chỉnh sửa lổi các Phòng, Ban chức năng của Công ty trong việc thực hiện chủ trương quyết định của Tổng Giám Đốc, nội qui, qui chế, qui định, định mức về sản xuất kinh doanh mà Công ty đã ban hành.

 Thực hiện cải tiến liên tục các chương trình quản lý chất lượng theo HACCP, ISO 9001:2008 từng bước đưa vào thực hiện 100% các chương trình nêu trên trong toàn bộ các lãnh vực có liên quan đến chất lượng sản phẩm.

3.2.2 Các Phòng, Ban và đơn vị kinh doanh

3.2.2.1 Phòng Kinh tế - Kế hoạch

- Thực hiện kiểm tra, giám sát, quản lý tình hình sử dụng vốn, tài sản, chi phí và hiệu quả sản xuất kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực trong toàn Công ty. - Tổ chức thực hiện tốt công tác kế toán thống kê, hạch toán đầy đủ, chính xác kịp thời mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng pháp luật của Nhà nước và điều lệ qui định của Công ty.

- Thực hiện kịp thời, đầy đủ việc phân tích, đánh giá kết quả hoạt động của các Xí nghiệp thành viên và của Công ty.

- Thực hiện báo cáo chính xác kịp thời tình hình tài chính và hiệu quả kinh tế của Công ty cho Ban giám đốc và cấp trên theo đúng qui định của nhà nước và qui chế của Công ty.

- Tổng hợp nhu cầu từ các xí nghiệp, phòng ban, phân xưởng về vật tư, bao bì, công cụ dụng cụ,… tổ chức hợp đồng thu mua và cung ứng đầy đủ kịp thời cho yêu cầu sản xuất.

- Lập và theo dõi thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của Công ty theo từng tháng, quí, năm đề nghị điều chỉnh giá thành và chi phí một cách kịp thời và phù hợp, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm một cách khoa học, phù hợp với tình hình thực tế của sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn.

- Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định và lập kế hoạch, đo lường kết quả của các mặt hoạt động, đánh giá vị trí canh tranh của tổ chức, cùng với các nhà quản trị để đảm bảo cạnh tranh lâu dài của tổ chức trong ngành.

- Kiểm tra chặt chẽ việc quản lý vốn hàng hóa, tài sản, tiền mặt chi phí của Công ty đảm bảo an toàn, hiệu quả không bị chiếm dụng, không thanh toán lãng phí ở tất cả phòng ban văn phòng, chi nhánh, phân xưởng, xí nghiệp của Công ty.

- Kiểm tra chặt chẽ tính khách quan chính xác, đúng định mức qui định của tất cả các chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, giá mua nguyên liệu, định mức vật tư, công cụ, tài sản, chi phí trong quá trình lưu thông, trong sản xuất tại xí nghiệp, phân xưởng phát hiện kịp thời những tiêu cực hoặc sai sót (nếu có).

3.2.2.2 Phòng quản lý chất lượng và phát triển sản phẩm

- Đề ra các qui định, qui phạm quản lý chất lượng cho tất cả các loại sản phẩm mà Công ty đã, đang và sẽ sản xuất.

- Thực hiện quản lý chất lượng theo HACCP và hoàn thiện quản lý chất lượng theo ISO phù hợp với điều kiện cụ thể của Công ty và đòi hỏi của thị trường.

- Nghiên cứu cải tiến mẫu mã bao bì ngày càng phù hợp với yêu cầu của khách hàng, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường.

3.2.2.3 Phòng kinh doanh

- Theo dõi, ký kết và thực hiện các hợp đồng các L/C đã ký với khách hàng, triển khai nhanh, chính xác các yêu cầu chất lượng bao bì, mẫu mã sản phẩm của khách hàng cho Phòng Quản lý chất lượng & Phát triển sản phẩm và hai xí nghiệp trực thuộc, theo dõi chặt chẽ việc thực hiện hợp đồng vận chuyển, bốc xếp, giao nhận hàng hóa cho khách hàng đảm bảo ngăn nắp kho hàng, an toàn về chất lượng và đúng hợp đồng được ký kết.

- Cân đối giá bán, đề xuất giá mua đảm bảo cạnh tranh và có hiệu quả, thường xuyên theo dõi cân đối hiệu quả kinh doanh từng thời vụ, từng khách hàng, để Tổng Giám đốc có chiến lược, sách lược kinh doanh cụ thể.

3.2.2.4 Phòng kỹ thuật

- Quản lý vận hành hệ thống điện, điện lạnh, nước, một cách khoa học đáp ứng đủ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh, đảm bảo an toàn tiết kiệm.

- Theo dõi sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị đúng qui trình, đúng định kỳ, hạn chế tối đa việc xảy ra sự cố bất ngờ, không để cho máy móc thiết bị xuống cấp.

- Lập các phương án thiết kế xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn mua sắm tài sản cố định cho toàn Công ty theo đúng trình tự qui định của nhà nước tùy từng loại hình và mức độ đầu tư, đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật, giá thành hợp lý và phục vụ thiết thực cho sản xuất kinh doanh.

3.2.2.5 Phòng tổ chức hành chánh

- Tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty trong việc quản lý nhân sự của toàn Công ty, sắp xếp bố trí nhân sự một cách phù hợp cho sản xuất kinh doanh, tránh nơi thừa, nơi thiếu, phù hợp với sở trường và khả năng của từng người.

- Tham mưu cho Tổng Giám đốc kiểm tra vấn đề về tuyển dụng, cho thôi việc đối với người lao động, quản lý ngày giờ công lao động, khen thưởng, cách chức, sa thải lao động, kiểm tra việc thực hiện qui chế, qui định về tiền lương, tiền thưởng, các chính sách khác đối với người lao động, đảm bảo đúng nội qui, qui định của Công ty và đúng qui định Luật lao động.

3.2.3 Tổ chức công tác kế toán tại công ty

3.2.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán a. Sơ đồ bộ máy kế toán

Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech

Hình 3.3 Sơ đồ cơ cấu bộ máy kế toán tại Công ty

- Kế toán trưởng: Phụ trách chung và chỉ đạo điều hành về tổ chức, ghi chép số liệu được cập nhật và thu thập thông tin tài chính, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và cung cấp thông tin cho công tác dự toán và hoạch định cho nhà quản trị, …

- Kế toán tổng hợp: Tổng hợp các số liệu trong các nhật ký và các sổ khác của bộ phận kế toán, tập hợp và thu thập các chi phí phát sinh và chi phí sản xuất của từng loại sản phẩm để tính giá thành chính xác.

- Kế toán kho thành phẩm: Quản lý và theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho để thuận lợi trong kinh doanh cuối kỳ lập báo cáo

- Kế toán bán hàng - xác định kết quả kinh doanh: Tập hợp chi phí, doanh thu bán hàng, tình hình phát sinh trong vấn đề bán hàng để thu thập và xác định kết quả kinh doanh co hiệu quả vào cuối tháng hoặc cuối kỳ.

- Kế toán tiền lương: Theo dõi và tính các khoảng lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội… cho toàn bộ công nhân viên của Công ty, ghi sổ và lập báo cáo. KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN NVL - CCDC KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN CÔNG NỢ - TSCĐ KẾ TOÁN TM - TGNH KẾ TOÁN BH – XĐKQ KD KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG KẾ TOÁN KHO THÀNH PHẨM

- Kế toán công nợ - tài sản cố định: Theo đõi công nợ rỏ ràng và chính xác (phải thu, phải trả) của Công ty. Tình hình sử dụng tài sản cố định (nguyên giá, hao mòn…) để cuối tháng lập báo cáo lên ban chỉ đạo.

- Kế toán tiền mặt - tiền gửi ngân hàng: Kiểm tra chứng từ ghi chép thu, chi và chứng từ gửi ngân hàng, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty, điều chỉnh và kiểm tra quỹ hàng ngày tại phòng kế toán của Công ty để kịp thời điều chỉnh khi sai sót trong vấn đề quản lý quỹ và các số dư với ngân hàng sau đó lập báo cáo.

- Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ: Quản lý và theo dõi các vấn đề nhập xuất nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ để ghi sổ và lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn để thuận tiện cho cuối tháng lập báo cáo chi tiết một cách chính xác cho bộ phận kế toán tổng hợp.

3.2.3.2 Hình thức kế toán

a. Các phương pháp kế toán cơ bản

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.

- Phương pháp tính giá xuất kho: Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO).

- Nguyên tắc đánh giá tài sản: Theo nguyên giá và giá trị tồn lại. - Khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng.

- Thuế GTGT: Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

b. Tổ chức sử dụng chế độ sổ sách kế toán

- Công tác tổ chức bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình tập trung. Theo mô hình này, tất cả các công việc kế toán như phân loại chứng từ ban đầu, định khoản kế toán, lập báo cáo đều được tập trung tại phòng kế toán của Công ty.

- Như vậy cách tổ chức bộ phận kế toán của Công ty đảm bảo sự tập trung thống nhất và chặt chẽ trong việc chỉ đạo công tác kế toán.

- Hệ thống tài khoản kế toán Công ty đang thực hiện hiện nay theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Hệ thống sổ tại Công ty được tổ chức theo hình thức nhật ký chung và sử dụng phần mềm kế toán Accure với quy trình thực hiện như sau:

+ Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung.

: Ghi hằng ngày : Ghi định kỳ : Quan hệ đối chiếu

Hình 3.4 Sơ đồ luân chuyển chứng từ theo hình thức chứng từ ghi sổ + Trình tự ghi sổ theo phần mềm kế toán Accure.

: Nhập số liệu hàng ngày

: In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm : Đối chiếu, kiểm tra

Hình 3.5 Sơ đồ ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TÙ KẾ

TOÁN CÙNG LOẠI MÁY VI TÍNH PHẦN MỀM

ACCURE

SỔ KẾ TOÁN - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết

- Báo cáo tài chính

- Báo cáo kế toán quản trị

Sổ Nhật ký đặc biệt Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết

Báo cáo tài chính

Sổ Nhật ký chung Chứng từ kế toán

Bảng cân đối số phát sinh

c. Trình tự ghi sổ

- Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ trước khi ghi vào sổ như: hóa đơn mua hàng, hóa đơn bán hàng, phiếu thu, phiếu chi, … Sau đó lên bảng tổng hợp chứng từ gốc.

- Kế toán chi tiết vào sổ chi tiết cho từng tài khoản.

- Kế toán tổng hợp lập chứng từ ghi sổ và vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ sau đó vào các sổ cái tài khoản có liên quan.

- Cuối tháng kế toán dựa vào chứng từ ghi sổ đối chiếu với sổ chi tiết, để lập bảng cân đối số phát sinh và báo cáo tài chính trình giám đốc duyệt.

- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm. - Đơn vị, tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Việt Nam đồng.

3.3 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CTY TRONG NĂM 2010, 2011, 2012 2010, 2011, 2012

3.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm (2010-2012) 2012)

Bảng 3.1 Tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm (2010 – 2012)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech

Chênh lệch 2011 so với 2010

Chênh lệch 2012 so với 2011 Tên chỉ têu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu 51.426.027 59.784.288 49.766.580 8.358.260 16,25% -10.017.707 -16,76% 2. Chi phí 44.678.855 51.118.115 42.581.960 6.439.259 14,41% -8.536.155 -16,70% 3. Lợi nhuận trước thuế 6.747.172 8.666.172 7.184.619 1.919.000 28,44% -1.481.552 -17,10% 4. Thuế TNDN 1.686.793 2.166.543 1.796.154 479.750 28,44% -370.388 -17,10% 5. Lợi nhuận sau thuế 5.060.379 6.499.629 5.388.464 1.439.250 28,44% -1.111.164 -17,10%

Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tóm lược ta thấy doanh thu của các năm có mức biến động cao. Cụ thể tổng doanh thu của Công ty trong năm 2011 tăng hơn 8,4 tỷ đồng, tương đương tăng khoảng 16% so với năm 2010. Có được mức tăng như vậy là do Công ty đã có những bước phát

Một phần của tài liệu phân tích tình hình quản trị chi phí sản xuất tại công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao sóc trăng etech (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)