Lập kế hoạch dự toán chi phí sản xuất chung

Một phần của tài liệu phân tích tình hình quản trị chi phí sản xuất tại công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao sóc trăng etech (Trang 72)

4.2.4.1 Định mức chi phí sản xuất chung

Do việc lập dự toán của Công ty căn cứ vào kế hoạch lao động, tiền

lương, kế hoạch khấu hao tài sản cố định,… nên việc lập định mức chi phí sản xuất chung không áp dụng trong quá trình lập dự toán của Công ty.

4.2.4.2 Dự toán chi phí sản xuất chung

Việc lập dự toán của Công ty phụ thuộc vào kế hoạch của nhà quản trị do đó tính chính xác của dự toán phụ thuộc vào vào quyết định của của họ, ngoài ra dự toán chi phí sản xuất chung cũng căn cứ vào dự toán sản sản lượng sản xuất để lập và quá trình lập dự toán được thực hiện như sau:

- Dự toán chi phí sản xuất chung điều được căn cứ vào sản lượng thực tế của năm N, chi phí thực tế của năm N và sản lượng dự toán của năm N+1

để lập dự toán, ta có công thức tính.

- Dự toán nguyên liệu gián tiếp: Được biết chi phí nguyên liệu gián tiếp thực tế của năm 2011 là 3.502.105.590 đồng, tổng sản lượng thực tế năm 2011 là 5.904.110 kg và tổng sản lượng dự toán năm 2012 là 4.832.730kg.

NL gián tiếp =

- Công cụ dụng cụ: Chi phi công cụ dụng cụ thực tế năm 2011 2.586.597.945 đồng. NL gián tiếp = 4.832.730 x 3.502.105.590 5.904.110 = 2.866.601.528 đ 4.832.730 x 2.586.597.945 5.904.110 = 2.117.225.033 đ SL dự toán năm N+1 x CP NL gián tiếp thực tế năm N

SL thực tế năm N Dự toán chi phí

- Chi phí nhân công gián tiếp và khấu hao máy móc thiết bị không có thay đổi lớn do đó sẽ lấy theo chi phí thực tế của năm 2011.

- Tiền điện thực tế của năm 2011 là 155.676.513 đồng.

Tiền điện =

- Chi phí trả trước và dịch vụ mua ngoài cũng tương đối nhỏ. Do đó cũng lấy theo chi phí thực tế của năm 2011.

Ta có bảng dự toán như sau:

Bảng 4.13 Dự toán chi phí sản xuất chung của các năm 2012

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Dự toán năm

2012 Thực tế năm 2012 Chênh lệch dự toán/thực tế (%) 1. Nguyên liệu gián tiếp 2.866.601.528 2.655.008.141 7,97 2. Công cụ dụng cụ 2.117.225.033 1.960.945.615 7,97 3. Nhân công gián tiếp 81.925.000 62.109.407 31,90 4. Khấu hao máy móc thiết bị 19.000.000 14.357.661 32,33

5 Tiền điện 127.426.920 118.021.116 7,97

6. Chi phí trả trước 31.000.000 23.446.843 32,21 7. Dịch vụ mua ngoài 7.300.000 5.484.800 33,10 Tổng chi phí 5.250.478.481 4.839.373.582 8,50

Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech

Dự toán chi phí sản xuất chung của Công ty cũng giống như các chí phí trên. Do đó, khó tránh khỏi mức lệch cao do dự toán ban đầu về sản lượng đã sai lệch, cụ thể là ở nguyên liệu gián tiếp dự toán cao hơn thực tế 211.500.000 đồng, tương đương khoảng 7%. Chi phí công cụ gián tiếp cũng cao hơn so với thực tế 156.000.000 đồng, tương đương khoảng 7%. Chi phí nhân công gián tiếp cao hơn thực tế 19.800.000 đồng, tương đương cao hơn khoảng 31,9%. Chi phí trả trước cao hơn so với thực tế 7.553.000 đồng, tức cao hơn 32%. Dịch vụ mua ngoài cao hơn thực tế là 1.815.000 đồng, tương đương cao hơn khoảng 33%. Từ những thay đổi trên đã kéo theo tổng chi phí sản xuất chung của dự toán cao hơn thực tế năm 2012 là 411.104.000 đồng, tương đương cao hơn 8,4%.

Qua ba dự toán chi phí sản xuất đã giúp cho ta thấy được dự toán theo sản lượng chưa có hiệu quả mà nguyên nhân chính là do đề tài không đủ điều

4.832.730 x 155.676.513 5.904.110

kiện khảo sát cũng như thu thập số liệu về hộ nuôi thủy sản đang sử dụng nguồn thức ăn của Công ty, đã làm cho dự toán sai lệch cao khi căn cứ vào dự đoán diện tích mặt nước ao nuôi của các Cơ quản quản lý của Nhà nước. 4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KIỂM SOÁT CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY

4.3.1 Tình hình tăng trưởng chi phí

Tình hình tăng trưởng chi phí sản xuất cũng như doanh thu và lợi nhuận của Công ty được trình bày qua báo cáo tập hợp chi phí sản xuất, doanh thu và lợi nhuận dạng tóm lược từ năm 2010 đến năm 2012 như sau:

Bảng 4.14 Báo cáo chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận dạng tóm lược từ năm 2010 -2012

Đơn vị tính: 1.000 đồng Khoản mục chi phí Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Sản lượng thực tế (kg) 5.294.400 5.904.110 4.476.010 A. Chi phí sản xuất 37.170.263 43.156.821 36.992.995 B. Doanh thu thuần về BH và cung cấp DV 51.426.027 59.784.288 49.766.580

C. Lợi nhuận 6.747.172 8.666.172 7.184.619

Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech

Từ bảng báo cáo chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận và các bảng chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung của từng mặt hàng cụ thể. Ta có thể tính được chi phí, doanh thu và lợi nhuận trên 1sp.

Bảng 4.15 Báo cáo chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận tính cho 1kg sản phẩm của 2 mặt hàng Sotom và Soca qua 3 năm 2010 - 2012

Đơn vị tính: đồng

Khoản mục chi phí Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Sotom

A. Chi phí sản xuất/kg sản phẩm 17.312 18.142 20.461

B. Doanh thu thuần về BH và CCDV/kg sản phẩm 22.890 23.800 26.180

C. Lợi nhuận 4.198 4.337 4.502

Soca

A. Chi phí sản xuất/kg sản phẩm 3.964 4.142 4.795

B. Doanh thu thuần về BH và CCDV/kg sản phẩm 7.200 7.560 8.390

C. Lợi nhuận 1.856 2.097 2.378

Qua bảng báo cáo chi phí sản xuất, doanh thu và lợi nhuận cho từng sản phẩm ta thấy lợi nhuận của sản phẩm Sotom cao hơn sản phẩm Soca, trong năm 2010 lợi nhuận của sản phẩm Sotom là 4.198 đồng, cao hơn sản phầm Soca là 2.342 đồng, tương đương cao hơn 126%. Năm 2011 lợi nhuận của sản phẩm Sotom là 4.337 đồng cao hơn sản phẩm Soca là 2.240 đồng, tương đương cao hơn 106%. Năm 2012, lợi nhuận của sảm phẩm Sotom là 4.502 đồng, cao hơn sản phẩm Soca là 2.124 đồng, tức cao hơn 89,3%. Nhưng xét về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thì lợi nhuận của mặt hàng Sotom tăng với tỷ lệ thấp hơn lợi nhuận của mặt hàng Soca. Cụ thể, lợi nhuận của mặt hàng Sotom trong năm 2011 tăng thêm 3,3% so với năm trước nhưng thấp hơn lợi nhuận của mặt hàng Soca là 9,7%. Năm 2012, lợi nhuận tăng thêm của mặt hàng Sotom là 3,8% thấp hơn so với mặt hàng Soca là 9,6%. Với tốc độ tăng trưởng trên sẽ giúp cho nhà quản lý chọn ra được mặt hàng nào cần sản xuất và tập trung tiêu thụ để mang lại nhiều lợi nhuận cho Công ty.

Để thấy rõ hơn tỷ lệ chênh lệch chi phí, doanh thu, lợi nhuận đề tài sẽ trình bày thông qua biểu đồ tương quan giữa tăng trưởng chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với mặt hàng Soca.

0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 8.000 9.000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chi Phí Doanh Thu Lợi Nhuận

Qua biểu đồ tương quan giữa chi phí, doanh thu và lợi nhuận trong 3 năm (2010-2012) của mặt hàng Soca ta thấy trong năm 2011 tất cả ba khoảng mục trên điều tăng nhưng mức tăng không đồng điều nhau, chi phí sản xuất và doanh thu có tỷ lệ tăng tương đối gần bằng nhau và mức tăng vào khoảng 5% so với năm 2010, nhưng lợi nhuận trong năm lại tăng cao hơn so với hai khoản mục trên khoảng 12,9%, nguyên nhân là do các chi phí khác trong Công ty đã được cắt giảm cụ thể là chi phí quảng cáo trong năm được Công ty cắt giảm do

Đơn vị tính: đồng

Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech

Hình 4.1 Biểu đồ tương tương quan giữa tăng trưởng chi phí, doanh thu và lợi nhuận của mặt hàng Soca

thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty đã ổn định. Đến năm năm 2012 chi phí sản xuất và doanh thu điều tăng cao hơn năm 2011, nhưng trong đó chi phí sản xuất tăng 15% cao hơn khoảng 5% so với doanh thu, bên cạnh đó lợi nhuận cũng có mức tăng nhưng với tỷ lệ thấp tương ứng tăng khoảng 0,5%, nguyên nhân là do trong năm 2012 dịch bệnh của các loài thủy sản tăng cao, nếu muốn giữ vững thị trường tiêu thụ buộc Công ty phải cử các Kỹ sư chuyên ngành thủy sản xuống tận nơi tư vấn cũng như hỗ trợ một phần nào cho bà con về thuốc chữa trị cho thuỷ sản, với những chi phí trên đã làm cho lợi nhuận của Công ty giảm xuống.

4.3.2 Phân tích chi phí nguyên vật liêu trực tiếp

4.3.2.1 Tác động của nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Nguyên liệu đầu vào dùng để sản xuất sản phẩm của công ty điều được

mua bên ngoài. Do đó, giá cả là nhân tố quyết định đến chi phí sản xuất của Công ty, đã biết giá cả tăng điều do tác động của yếu tố lạm phát, Công ty không có khả năng kiềm chế giá cả mà chỉ có thể đoán trước mức lạm phát và tìm ra giải pháp mua nguyên liệu với giá cả có thể chấp nhận được. Để làm được điều này cần phải phân tích tác động của lạm phát ảnh hưởng đến nguyên liệu đầu vào như thế nào.

Giá cả nguyên liệu tăng qua các năm điều do tác động chung của lạm phát, mỗi tác động của lạm phát điều có thể làm cho chi phí nguyên liệu tăng cao. Do đó, đề tài xin chọn ảnh hưởng của lạm phát do chi phí đẩy để dễ cho việc phân tích, cụ thể là tác động giá cả của các mặt hàng nhiên liệu từ năm 2010 đến năm 2012, với mức giá xăng dầu tăng cao làm cho chi phí vận chuyển cũng như chi phí vận hành của công ty cũng tăng theo, để thấy rõ tác động của mức giá xăng dầu tăng ảnh hưởng đến chi phí nguyên liệu như thế nào, sẽ được trình bày qua sơ đồ tương quan sau:

Đơn vị tính: đồng 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 40.000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá xăng dầu Nguyên liệu

Căn cứ vào báo cáo tăng giá nhiên liệu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và báo cáo giá nguyên liệu của Công ty ta thấy tỷ lệ của hai khoản mục này tương đối giống nhau về chiều hướng tăng, giá nhiên liệu chung qua các năm tăng khá cao cụ thể năm 2011 so với năm 2010 tăng khoảng 33,86%, năm 2012 so với năm 2011 vào khoảng 7,2%, còn giá giá nguyên liệu trong năm 2011 so với năm 2010 tăng khoảng 5%, năm 2012 so với năm 2011 tăng khoảng 13%. Biết giá nhiên liệu tăng sẽ kéo theo các chi phí vận chuyển tăng, trong định mức giá đã được tính trước đó chi phí vận chuyển chiếm khoảng 10% chi phí mua/1kg nguyên liệu. Chi phí nhiên liệu tăng đẩy chi phí vận chuyển tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tăng giá nguyên liệu đầu vào của Công ty. Do đó, công ty cần lập kế hoạch dự toán chi phí bằng những kế hoạch linh hoạt để xác định rõ cần bao nhiêu nguyên liệu để sản xuất trong năm.

4.3.2.2 Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bằng dự toán linh hoạt

Dự toán linh hoạt được lập trước kỳ kế hoạch của Công ty nhằm giúp cho nhà quản trị lựa chọn sản lượng cần sản xuất trong kỳ kế tiếp, dự toán linh hoạt còn giúp cho nhà quản lý sử dụng cũng như tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào với chi phí thấp, và dự toán linh hoạt chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cũng căn cứ vào dự toán sản lượng, các kế hoạch còn lại được nhà quản lý định ra với tỷ lệ tăng giảm căn cứ vào dự đoán tỷ lệ lạm phát trong năm 2013 khoảng 10% so với kế hoạch gốc. Được biết dự đoán sản lượng năm 2013 không thay đổi nhiều so với dự toán năm 2012, do đó đề tài xin chọn dự toán cố định của năm 2012 làm dự toán gốc cho năm 2013.

Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech

Hình 4.2 Biểu đồ tương tương quan giữa tăng trưởng giá nhiên liệu và nguyên liệu

Dự toán linh hoạt cũng được lập trên nguyên liệu bột cá đối với sản phẩm Sotom và nguyên liệu cám đối với sản phẩm Soca trong năm 2013 như sau:

Chi phí nguyên liệu bột cá để sản xuất ra 1 kg sản phẩm Sotom. - Định mức tiêu hao 0,299 kg/sp.

- Định mức giá 36.715 đ/kg

- Dự toán sản lượng năm 2012 là 987.696 kg

Từ số liệu thống kê trên ta bắt đầu đi vào lập kế hoạch linh hoạt cho chi phí nguyên liệu bột cá như sau:

- Sản lượng dự toán cho từng kế hoạch.

+ Kế hoạch 1 được tính bằng cách lấy kế hoạch gốc nhân 90% (100% trừ 10% của tỷ lệ lạm phát).

= 987.696 kg x 90% = 888.926 kg + Kế hoạch 2 được lấy từ kế hoạch gốc

= 987.696 kg

+ Kế hoạch 3 được tính bằng cách lấy kế hoạch gốc nhân 110% (100% cộng 10% của tỷ lệ lạm phát).

= 987.696 kg x 110% = 1.086.466 kg - Nhu cầu NL TT cần SX = SL dự toán x ĐM tiêu hao. + Kế hoạch 1 = 888.926 kg x 0,299 kg/sp = 265.788 kg + Kế hoạch 2 = 987.696 kg x 0,299 kg/sp = 295.321 kg + Kế hoạch 3 = 1.086.466 kg x 0,299 kg/sp = 324.853 kg - Trị giá mua = Nhu cầu NL TT cần SX x Định mức giá + Kế hoạch 1 = 265.788 kg x 36.715 đ/kg = 9.758.406.420 đ + Kế hoạch 2 = 295.321 kg x 36.715 đ/kg = 10.842.714.333 đ + Kế hoạch 3 = 324.853 kg x 36.715 đ/kg = 11.926.977.900 đ Chi phí nguyên liệu cám để sản xuất ra 1 kg sản phẩm Soca.

- Định mức tiêu hao 0,632kg/sp - Định mức giá 5.963 đ/kg

Từ số liệu thống kê trên ta bắt đầu đi vào lập kế hoạch linh hoạt cho chi phí nguyên liệu cám như sau:

- Sản lượng dự toán cho từng kế hoạch.

+ Kế hoạch hoạch 1 được tính bằng cách lấy kế hoạch gốc nhân 90% (100% trừ 10% của tỷ lệ lạm phát).

= 3.845.034 kg x 90% = 3.460.530 kg + Kế hoạch 2 được lấy từ kế hoạch gốc.

= 3.845.034 kg

+ Kế hoạch 3 được tính bằng cách lấy kế hoạch gốc nhân 110% (100% cộng 10% của tỷ lệ lạm phát).

= 3.845.034 kg x 110% = 4.229.537 kg - Nhu cầu NL TT cần SX = SL dự toán x ĐM tiêu hao + Kế hoạch 1 = 3.460.530 kg x 0,632 kg/sp = 2.187.055 kg + Kế hoạch 2 = 3.845.034 kg x 0,632 kg/sp = 2.430.061 kg + Kế hoạch 3 = 4.229.537 kg x 0,632 kg/sp = 2.673.067 kg - Trị giá mua = Nhu cầu NL TT cần SX x Định mức giá

+ Kế hoạch 1 = 2.185.055 kg x 5.963 đ/kg = 13.041.408.970 đ + Kế hoạch 2 = 2.430.061 kg x 5.963 đ/kg = 14.490.456.653 đ + Kế hoạch 3 = 2.673.067 kg x 5.963 đ/kg = 15.939.498.520 đ

Bảng 4.16 Dự toán kế hoạch linh hoạt chi phí nguyên liệu trực tiếp hai sản phẩm Sotom và Soca

Đơn vị tính: đồng Kế hoạch linh hoạt năm 2013 Nguyên liệu

KH 1 KH 2 KH 3

Sotom

1. Sản lượng dự toán (sp) 888.926 987.696 1.086.466 2. Định mức lượng tiêu hao (kg) 0,299 0,299 0,299 3. Nhu cầu NL TT cần SX (kg) 265.788 295.321 324.853

4. Định mức giá 36.715 36.715 36.715

5. Trị giá mua 9.758.406.420 10.842.714.333 11.926.977.900 Soca

1. Sản lượng dự toán (sp) 3.460.530 3.845.034 4.229.537 2. Định mức lượng tiêu hao (kg) 0,632 0,632 0,632 3. Nhu cầu NL TT cần SX (kg) 2.187.055 2.430.061 2.673.067

4. Định mức giá 5.963 5.963 5.963

5. Trị giá mua 13.041.408.970 14.490.456.653 15.939.498.520

Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech

Thông qua bảng báo cáo ta thấy kế hoạch linh hoạt cũng được thiết kế dựa vào kế hoạch sản xuất cho các mức độ hoạt động cần đạt được. Các nhà

Một phần của tài liệu phân tích tình hình quản trị chi phí sản xuất tại công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao sóc trăng etech (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)