Tác động môi trường bên ngoài Công ty

Một phần của tài liệu phân tích tình hình quản trị chi phí sản xuất tại công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao sóc trăng etech (Trang 100)

5.1.2.1 Cơ hội

Khả năng mở rộng thị trường

Sóc Trăng là tỉnh có diện tích nuôi thủy sản lớn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, đây là cơ hội tốt để Công ty phát triển mở rộng thị trường cung ứng thức ăn thủy sản cũng như dịch vụ nuôi trồng thủy sản.

Bên cạnh đó, thị trường ngoài tỉnh Sóc Trăng rất có tiềm năng mà Công ty chưa chủ động đầu tư.

Khả năng áp dụng những tiến bộ kỹ thuật công nghệ

Việc áp dụng các thiết bị, máy móc hiện đại vào hoạt động kinh doanh sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực, chi phí kinh doanh giảm xuống, các công việc được diễn ra nhanh hơn, gọn nhẹ hơn.

5.1.2.2 Thách thức

Bên cạnh những cơ hội là những thách thức từ phía môi trường kinh doanh: - Thứ nhất là, môi trường kinh tế không ổn định, các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô Nhà nước đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện. - Thứ hai là, hiện nay tại Sóc Trăng đang xuất hiện thêm nhiều Công ty sản xuất kinh doanh cùng lĩnh vực với Công ty nên sự cạnh tranh giữa các Công ty này trở nên ngày càng gay gắt hơn. Đòi hỏi Công ty cần phải có biện pháp thu hút được khách hàng chú ý đến mình, từ đó chi phí quảng cáo tăng lên là đều tất nhiên.

- Thứ ba là, ngày nay môi trường kinh tế phát triển vượt bậc, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO tạo ra nhiều thử thách cho các doanh nghiệp, Công ty nói chung, tại Sóc Trăng nói riêng.

5.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY

5.2.1 Công tác lập dự toán chi phí sản xuất

Để đảm bảo việc lập dự toán chi phí sản xuất được nhanh chóng, chính xác đòi hỏi các phòng ban trong Công ty phải liên kết chặt chẽ với nhau, trong đó vai trò của của người lập kế hoạch (kế toán quản trị) là quan trọng nhất trong quá trình lập dự toán, là người thu thập thông tin từ các phòng ban cũng như thị trường. Do đó, họ là người hiểu rõ nhất tình hình sản xuất và kinh doanh hiện tại cũng như là người đưa ra những kế hoạch sản xuất kinh doanh cho kỳ tiếp theo một cách hợp lý nhất. Vì vậy, là một kế toán quản trị chi phí sản xuất phải ý thức rõ vai trò lập kế hoạch sản xuất của mình, tiến hành ghi chép những biến động, thay đổi trong quá trình sản xuất và đưa ra nguyên nhân của sự thay đổi đó. Cuối kỳ so sánh giữa kết quả thực tế và kế hoạch được lập trước, xem xét sự chênh lệch và tìm ra những mặt hạn chế trong kế hoạch sản xuất, rút ra kinh nghiệm cho quá trình lập kế hoạch sản xuất trong những kỳ tiếp theo.

5.2.2 Quy trình lập kế hoạch sản xuất

Công ty cần xây dựng quy trình lập kế hoạch sản xuất rõ ràng và đánh giá đúng mức. Từ việc đơn giản hóa trong quá trình lập kế hoạch sản xuất đã làm cho dự báo sản lượng không còn được chính xác, độ sai lệch lớn, thiếu

tính khách quan. Vì chủ yếu việc xác định sản lượng tiêu thụ của kỳ kế hoạch lại dựa vào báo cáo tình hình nuôi thủy sản của khách hàng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến việc chủ động sản xuất của Công ty, làm cho thực hiện kế hoạch sản xuất không đạt hiệu quả.

Trong khi đó nguyên liệu đầu vào cho sản xuất phụ thuộc vào tính chất thời vụ, còn việc lập kế hoạch sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa có tính khoa học, ảnh hưởng của chi phí thời vụ không được tính đến. Việc lập kế hoạch đơn giản không theo một quy trình cụ thể, dẫn đến việc lập kế hoạch sản xuất thiếu tính khoa học, chưa phản ánh được các yếu tố khách quan mà các yếu tố này đôi khi lại ảnh hưởng lâu dài. Khi những nhân tố này thay đổi thì kế hoạch sản xuất khó có thể thay đổi ngay được.

Việc lấy khả năng tiêu thụ làm làm căn cứ chủ yếu cho việc lập kế hoạch sản xuất là chưa sát với thực tế, công tác dự báo về tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty có độ chính xác chưa cao, điều này ảnh hưởng đến kế hoạch chỉ đạo sản xuất của Công ty.

Hệ thống đánh giá kế hoạch chưa được chuẩn hóa ngay từ khâu đánh giá hiệu quả của kế hoạch làm cho việc nghiệm thu chất lượng kế hoạch chưa tốt. Dẫn đến việc xác định mục tiêu, lựa chọn phương án mới cho kế hoạch sản xuất vẫn chưa được hoàn thiện.

5.3. BIỆN PHÁP LẬP DỰ TOÁN TIẾT KIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT 5.3.1. Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 5.3.1. Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Công ty cần phải có sự phối hợp từ tất cả các khâu, từ khâu thu mua đến khâu sản xuất:

- Khâu thu mua nguyên vật liệu: Công ty cần tổ chức mạng lưới thu mua chặt chẽ. Đa dạng hoá mạng lưới thu mua qua nhiều vựa khác để tránh bị động khi thiếu nguyên liệu, đồng thời, Công ty nên chủ động tìm những nguồn mua nguyên liệu ổn định và mua với số lượng lớn. Mặt khác, khi mua với một số lượng lớn Công ty vừa được hưởng giá ưu đãi, hoa hồng vừa giảm được chi phí vận chuyển rất nhiều.

- Khâu bảo quản: Đối với nguyên liệu đòi phải bảo quản sao cho phù hợp để nguyên liệu đạt chất lượng và bảo quản phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn. Đồng thời, Công ty nên tránh tình trạng bảo quản nguyên liệu quá lâu tại Công ty. Ngoài ra, Công ty cần chủ động tìm nguồn nguyên liệu ổn định và xác định mức tồn kho thật hợp lý.

- Khâu sản xuất: Công ty cần tạo môi trường làm việc thoải mái cho công nhân như là chỗ làm việc rộng, mát mẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn cho

công nhân tại nơi làm việc, phát động phong trào thi đua tiết kiệm nguyên liệu, thường xuyên kiểm tra thay mới các công cụ, dụng cụ để đảm bảo sự ổn định về kích thước, khối lượng.…của sản phẩm. Mặt khác, Công ty khuyến khích công nhân tiết kiệm nguyên liệu, tổ chức thi đua giữa các phân xưởng.

5.3.2. Đối với chi phí nhân công trực tiếp

Để giảm thời gian lao động hao phí thì Công ty phải bố trí, sắp xếp lao động thật sự phù hợp giữa trình độ tay nghề và yêu cầu của các công nhân. Nâng cao năng suất lao động tức là bộ phận quản lý sản xuất nên có kế hoạch sản xuất một cách khoa học, giảm số giờ công tiêu hao sản xuất và giảm các biến động đột ngột theo thị trường như tăng lên hoặc giảm xuống sản lượng sản xuất hay đơn đặt hàng trong tháng. Tránh tình trạng trong lúc công nhân ít việc lúc phải tăng ca liên tục vừa làm cho công nhân mệt mỏi làm giảm năng suất lao động vừa giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Hay các tình trạng thuê thêm công nhân mùa vụ cũng làm rất tốn kém chi phí lại không ổn định đối với tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty. Đồng thời, để nâng cao tay nghề công nhân tạo ý thức sử dụng tiết kiệm thì Công ty cần mở các lớp đào tạo ngắn hạn cho công nhân trong việc sử dụng các quy trình và công nghệ mới.

5.3.3. Đối với chi phí sản xuất chung

Đối với loại chi phí này có rất nhiều khoản mục không thể cắt giảm được vì vậy muốn giảm chi phí này thì Công ty nên tận dụng các năng lực sẵn có tận dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị. Công ty phải thường xuyên bảo trì máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển để tránh hư hỏng nặng để tốn kém nhiều chi phí sửa chữa hơn.

Bên cạnh đó các khoản chi phí khác cũng có thể tiết kiệm một cách dễ dàng đó là các khoản chi phí về điện trong phân xưởng sản xuất, cần tạo cho công nhân trong Công ty một thói quen sử dụng điện sao cho hợp lý, tiết kiệm nhưng không làm ảnh hưởng đến sản xuất.

Nếu thực hiện tốt việc tiết kiệm chi phí trong sản xuất thì giá thành sản phẩm sẽ giảm xuống một cách đáng kể, từ đó tạo nên một lợi thế cạnh tranh về giá cả trên thị trường mà trên thị trường hiện nay vấn đề cạnh tranh về giá cả hết sức gay gắt. Do đó, doanh nghiệp nào tiết kiệm được chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm sẽ tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thương trường.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất là một trong nội dung rất quan trọng và cần thiết trong quá trình hoàn thiện hệ thống quản lý của Doanh nghiệp, góp phần khẳng định chức năng cung cấp thông tin của hệ thống kế toán trong quản lý và đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Thực trạng kế toán quản trị ở công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao Sóc Trăng E-tech còn rất hạn chế vì vậy việc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất ở Doanh nghiệp này là cần thiết, vì không những vấn đề này được quan tâm đến tầm vĩ mô mà cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, các cơ quan quản lý nhằm thúc đẩy phát triển kinh doanh sản xuất thức ăn thủy sản tốt hơn.

Trên cở sở nghiên cứu, tổng hợp, phân tích cả về lý luận cũng như thực tiễn, luận văn đã giải quyết được một số nội dung sau:

Thứ nhất, hệ thống hoá được những lý luận cơ bản về kế toán quản trị chi phí sản xuất, làm tiền đề cho việc đánh giá thực trạng và tìm ra các giải pháp khắc phục những tồn tại về kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao Sóc Trăng E-tech. Thứ hai, phản ánh thực trạng kế toán quản trị chi phí sản xuất của công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao Sóc Trăng E- tech từ đó nhận thấy được những mặt hạn chế cần phải hoàn thiện và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện những mặt hạn chế đó.

6.2. KIẾN NGHỊ

6.2.1. Đối với Công ty

- Ban lãnh đạo Công ty cần phải quan tâm hơn đến việc lập dự toán chi phí cũng như lập kế hoạch đầu tư. Bởi vì nếu lập dự toán không chính xác thì công ty sẽ khó huy động được nguồn vốn sản xuất kinh doanh, không đủ vốn sản xuất, ngược lại nếu lập dự toán được chính xác hơn thì Công ty sẽ hạn chế được nhiều chi phí trong quá trình sản xuất.

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình thu mua cũng như sử dụng nguyên liệu, vật liệu để giảm bớt chi phí mua vào và tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu trong quá trình sản xuất.

- Coi trọng hệ thống kế toán quản trị trong Công ty, thường xuyên lập và theo dõi kế hoạch sản xuất kinh doanh để có những biện pháp ứng xử kịp thời khi chi phí sản xuất kinh doanh thay đổi đột ngột.

- Khuyến khích công nhân tham gia sản xuất bằng cách tạo ra những cuộc thi đua lành mạnh, và tạo cho họ có một tâm lý thoải mái khi làm việc. - Luôn coi con người là nhân tố quan trọng nhất và có kế hoạch nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên, đặc biệt là nâng cao trình độ hiểu biết và ứng dụng máy móc, thiết bị hiện đại, kỹ thuật mới để sử dụng đúng cách và kịp thời sửa chữa bảo trì thiết bị.

- Thường xuyên nhắc nhở cán bộ công nhân viên ý thức tiết kiệm chi phí trong công tác, công việc để gia tăng tích lũy. Bên cạnh đó là phải coi trọng công tác xã hội, từ thiện.

- Thực hiện quảng cáo sản phẩm, tham gia hội chợ, triễn lãm, chương trình tự giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người biết đến Công ty cũng như sản phẩm của Công ty.

- Cần tích cực đẩy mạnh việc phát triển thị trường tiêu thụ trong nước vì trong tình trạng hiện nay khi nền kinh tế thế giới bước vào tình trạng suy thoái thì nhu cầu nhập khẩu của các nước trên thế giới cũng giảm sút. Vì thế thị trường trong nước là một phân khúc thị trường khá hấp dẫn để Công ty giữ vững doanh thu của mình và tạo đà tăng trưởng trong những năm mới.

- Cập nhật thường xuyên và thay đổi kịp thời các chế độ kế toán cho phù hợp với các Chuẩn mực kế toán và các Thông tư hướng dẫn mà Nhà nước ban hành.

6.2.2 Đối với Nhà nước

Trong ngành chế biến thức ăn thủy sản, Nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp và khuyến khích đẩy mạnh cung ứng đủ sản phẩm phục vụ trong nước cũng như xuất khẩu. Do đó, Nhà nước cần phải quan tâm nhiều hơn và nên thực hiện một số nội dung quan trọng sau:

- Cần áp dụng các biện pháp để khuyến khích tạo mối liên kết giữa các cơ quan nhà nước với doanh nghiệp và người nuôi trồng thủy sản hợp tác với nhau sau cho các bên cùng có lợi.

- Cần nghiên cứu và quy hoạch cụ thể cho ngành nuôi trồng để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất và tiêu thụ.

- Nghiên cứu để tạo ra nhiều giống mới có năng suất cao hơn và cũng nhằm mục đích làm phong phú thêm nguồn lợi thủy sản vốn là một thế mạnh của đất nước.

- Hỗ trợ về vốn để giúp cho các doanh nghiệp có đủ vốn để sản xuất trong lúc nguyên liệu rẽ để tiết kiệm chi phí nguyên liệu hoặc khi giá cả nguyên liệu tăng cao thì Công ty có đủ vốn để sản xuất tránh tình trạng không đủ vốn sản xuất khi giá cả nguyên liệu tăng cao, đồng thời doanh nghiệp có thể đổi mới các thiết bị máy móc kỹ thuật cao để việc sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao và có thể cạnh tranh trên thị trường.

- Cung cấp các thông tin vĩ mô có liên quan đến công ty để Công ty kịp thời có những phản ứng hợp lý để không làm ảnh hưởng, gây thiệt hại cho Công ty. Ngoài ra, Nhà nước có thể quy định ràng buộc về chất lượng hàng hóa trong ngành sản xuất thức ăn thủy sản tránh tình trạng các doanh nghiệp thủy sản nhỏ, không đủ vốn sản xuất và không đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm làm ảnh hưởng đến danh tiếng về chất lượng của ngành Sản xuất thức ăn thủy sản tại Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tấn Bình, 2003. Kế toán quản trị. Hồ Chí Minh: Nhà xuất

bản Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh.

2. Nguyễn Tấn Bình, 2005. Kế toán quản trị. Hồ Chí Minh: Nhà xuất

bản Thống kê.

3. Trần Quốc Dũng, 2012. Tổ chức thực hiện công tác kế toán. Đại học

Cần Thơ.

4. Phạm Văn Dược và cộng sự, 2000. Kế toán chi phí. Hồ Chí Minh:

Nhà xuất bản Thống kê.

5. Phạm Văn Dược và Đặng Kim Cương, 2000. Kế toán quản trị và

phân tích kinh doanh. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống Kê.

6. Phạm Văn Dược và Trần Văn Tùng, 2011. Kế toán quản trị. Hồ Chí

Minh: Nhà xuất bản Lao động.

7. Lê Phước Hương, 2011. Kế toán quản trị 1. Cần Thơ: Nhà xuất bản

Đại học Cần Thơ.

8. Lê Phước Hương, 2011. Kế toán quản trị phần II. Đại học Cần Thơ.

9. Huỳnh Lợi, 2007. Kế toán quản trị. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản

Thống Kê.

10.Huỳnh Lợi, 2009. Kế toán chi phí. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Giao

thông vận tải.

11.Huỳnh Lợi và Nguyễn Khắc Tâm, 2001. Kế toán quản trị. Hồ Chí

Minh: Nhà xuất bản Thống Kê.

12.Trần Đình Phụng, 1998. Kế toán quản trị. Hồ Chí Minh: Nhà xuất

Một phần của tài liệu phân tích tình hình quản trị chi phí sản xuất tại công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao sóc trăng etech (Trang 100)