Đối với loại chi phí này có rất nhiều khoản mục không thể cắt giảm được vì vậy muốn giảm chi phí này thì Công ty nên tận dụng các năng lực sẵn có tận dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị. Công ty phải thường xuyên bảo trì máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển để tránh hư hỏng nặng để tốn kém nhiều chi phí sửa chữa hơn.
Bên cạnh đó các khoản chi phí khác cũng có thể tiết kiệm một cách dễ dàng đó là các khoản chi phí về điện trong phân xưởng sản xuất, cần tạo cho công nhân trong Công ty một thói quen sử dụng điện sao cho hợp lý, tiết kiệm nhưng không làm ảnh hưởng đến sản xuất.
Nếu thực hiện tốt việc tiết kiệm chi phí trong sản xuất thì giá thành sản phẩm sẽ giảm xuống một cách đáng kể, từ đó tạo nên một lợi thế cạnh tranh về giá cả trên thị trường mà trên thị trường hiện nay vấn đề cạnh tranh về giá cả hết sức gay gắt. Do đó, doanh nghiệp nào tiết kiệm được chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm sẽ tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thương trường.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN
Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất là một trong nội dung rất quan trọng và cần thiết trong quá trình hoàn thiện hệ thống quản lý của Doanh nghiệp, góp phần khẳng định chức năng cung cấp thông tin của hệ thống kế toán trong quản lý và đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Thực trạng kế toán quản trị ở công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao Sóc Trăng E-tech còn rất hạn chế vì vậy việc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất ở Doanh nghiệp này là cần thiết, vì không những vấn đề này được quan tâm đến tầm vĩ mô mà cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, các cơ quan quản lý nhằm thúc đẩy phát triển kinh doanh sản xuất thức ăn thủy sản tốt hơn.
Trên cở sở nghiên cứu, tổng hợp, phân tích cả về lý luận cũng như thực tiễn, luận văn đã giải quyết được một số nội dung sau:
Thứ nhất, hệ thống hoá được những lý luận cơ bản về kế toán quản trị chi phí sản xuất, làm tiền đề cho việc đánh giá thực trạng và tìm ra các giải pháp khắc phục những tồn tại về kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao Sóc Trăng E-tech. Thứ hai, phản ánh thực trạng kế toán quản trị chi phí sản xuất của công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao Sóc Trăng E- tech từ đó nhận thấy được những mặt hạn chế cần phải hoàn thiện và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện những mặt hạn chế đó.
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1. Đối với Công ty
- Ban lãnh đạo Công ty cần phải quan tâm hơn đến việc lập dự toán chi phí cũng như lập kế hoạch đầu tư. Bởi vì nếu lập dự toán không chính xác thì công ty sẽ khó huy động được nguồn vốn sản xuất kinh doanh, không đủ vốn sản xuất, ngược lại nếu lập dự toán được chính xác hơn thì Công ty sẽ hạn chế được nhiều chi phí trong quá trình sản xuất.
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình thu mua cũng như sử dụng nguyên liệu, vật liệu để giảm bớt chi phí mua vào và tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu trong quá trình sản xuất.
- Coi trọng hệ thống kế toán quản trị trong Công ty, thường xuyên lập và theo dõi kế hoạch sản xuất kinh doanh để có những biện pháp ứng xử kịp thời khi chi phí sản xuất kinh doanh thay đổi đột ngột.
- Khuyến khích công nhân tham gia sản xuất bằng cách tạo ra những cuộc thi đua lành mạnh, và tạo cho họ có một tâm lý thoải mái khi làm việc. - Luôn coi con người là nhân tố quan trọng nhất và có kế hoạch nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên, đặc biệt là nâng cao trình độ hiểu biết và ứng dụng máy móc, thiết bị hiện đại, kỹ thuật mới để sử dụng đúng cách và kịp thời sửa chữa bảo trì thiết bị.
- Thường xuyên nhắc nhở cán bộ công nhân viên ý thức tiết kiệm chi phí trong công tác, công việc để gia tăng tích lũy. Bên cạnh đó là phải coi trọng công tác xã hội, từ thiện.
- Thực hiện quảng cáo sản phẩm, tham gia hội chợ, triễn lãm, chương trình tự giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người biết đến Công ty cũng như sản phẩm của Công ty.
- Cần tích cực đẩy mạnh việc phát triển thị trường tiêu thụ trong nước vì trong tình trạng hiện nay khi nền kinh tế thế giới bước vào tình trạng suy thoái thì nhu cầu nhập khẩu của các nước trên thế giới cũng giảm sút. Vì thế thị trường trong nước là một phân khúc thị trường khá hấp dẫn để Công ty giữ vững doanh thu của mình và tạo đà tăng trưởng trong những năm mới.
- Cập nhật thường xuyên và thay đổi kịp thời các chế độ kế toán cho phù hợp với các Chuẩn mực kế toán và các Thông tư hướng dẫn mà Nhà nước ban hành.
6.2.2 Đối với Nhà nước
Trong ngành chế biến thức ăn thủy sản, Nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp và khuyến khích đẩy mạnh cung ứng đủ sản phẩm phục vụ trong nước cũng như xuất khẩu. Do đó, Nhà nước cần phải quan tâm nhiều hơn và nên thực hiện một số nội dung quan trọng sau:
- Cần áp dụng các biện pháp để khuyến khích tạo mối liên kết giữa các cơ quan nhà nước với doanh nghiệp và người nuôi trồng thủy sản hợp tác với nhau sau cho các bên cùng có lợi.
- Cần nghiên cứu và quy hoạch cụ thể cho ngành nuôi trồng để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất và tiêu thụ.
- Nghiên cứu để tạo ra nhiều giống mới có năng suất cao hơn và cũng nhằm mục đích làm phong phú thêm nguồn lợi thủy sản vốn là một thế mạnh của đất nước.
- Hỗ trợ về vốn để giúp cho các doanh nghiệp có đủ vốn để sản xuất trong lúc nguyên liệu rẽ để tiết kiệm chi phí nguyên liệu hoặc khi giá cả nguyên liệu tăng cao thì Công ty có đủ vốn để sản xuất tránh tình trạng không đủ vốn sản xuất khi giá cả nguyên liệu tăng cao, đồng thời doanh nghiệp có thể đổi mới các thiết bị máy móc kỹ thuật cao để việc sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao và có thể cạnh tranh trên thị trường.
- Cung cấp các thông tin vĩ mô có liên quan đến công ty để Công ty kịp thời có những phản ứng hợp lý để không làm ảnh hưởng, gây thiệt hại cho Công ty. Ngoài ra, Nhà nước có thể quy định ràng buộc về chất lượng hàng hóa trong ngành sản xuất thức ăn thủy sản tránh tình trạng các doanh nghiệp thủy sản nhỏ, không đủ vốn sản xuất và không đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm làm ảnh hưởng đến danh tiếng về chất lượng của ngành Sản xuất thức ăn thủy sản tại Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tấn Bình, 2003. Kế toán quản trị. Hồ Chí Minh: Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Tấn Bình, 2005. Kế toán quản trị. Hồ Chí Minh: Nhà xuất
bản Thống kê.
3. Trần Quốc Dũng, 2012. Tổ chức thực hiện công tác kế toán. Đại học
Cần Thơ.
4. Phạm Văn Dược và cộng sự, 2000. Kế toán chi phí. Hồ Chí Minh:
Nhà xuất bản Thống kê.
5. Phạm Văn Dược và Đặng Kim Cương, 2000. Kế toán quản trị và
phân tích kinh doanh. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống Kê.
6. Phạm Văn Dược và Trần Văn Tùng, 2011. Kế toán quản trị. Hồ Chí
Minh: Nhà xuất bản Lao động.
7. Lê Phước Hương, 2011. Kế toán quản trị 1. Cần Thơ: Nhà xuất bản
Đại học Cần Thơ.
8. Lê Phước Hương, 2011. Kế toán quản trị phần II. Đại học Cần Thơ.
9. Huỳnh Lợi, 2007. Kế toán quản trị. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản
Thống Kê.
10.Huỳnh Lợi, 2009. Kế toán chi phí. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Giao
thông vận tải.
11.Huỳnh Lợi và Nguyễn Khắc Tâm, 2001. Kế toán quản trị. Hồ Chí
Minh: Nhà xuất bản Thống Kê.
12.Trần Đình Phụng, 1998. Kế toán quản trị. Hồ Chí Minh: Nhà xuất
bản Trẻ.
13.Trương Bá Thanh và Trần Đình Khôi Nguyên, 2001. Phân tích hoạt
động kinh doanh phần II. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Giáo dục.
14.Trương Bá Thanh, 2008. Giáo trình kế toán quản trị. Đà Nẵng: Nhà
xuất bản Giáo dục.
15.Đào Văn Tài và các cộng sự, 2003. Kế toán quản trị áp dụng cho các
Doanh nghiệp Việt Nam. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tài chính.
16.Đoàn Xuân Tiên, 2007. Giáo trình kế toán quản trị doanh nghiệp. Hồ
Phụ lục số 1:
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đơn vị tính: đồng
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech
Tên chỉ têu MS Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1. Doanh bán hàng và cung cấp DV 01 53.701.652.000 62.272.165.044 52.732.258.117 2. Các khoản giảm trừ 02 2.425.200.000 2.740.656.000 3.021.188.000 3. Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ (10 = 01 – 02) 10 51.276.452.000 59.531.509.044 49.711.070.117 4. Giá vốn hàng bán 11 37.223.620.762 43.068.301.974 37.080.518.800 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ 20 14.052.831.238 16.463.207.069 12.630.551.317 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 124.125.800 211.525.000 43.782.000 7. Chi phí tài chính 22 1.400.856.000 1.158.987.000 456.826.000 8. Chi phí bán hàng 24 4.789.800.000 5.587.560.000 3.987.466.200 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 1.255.700.200 1.288.698.700 1.028.560.800 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh {30 = 20 + (21 -22) – (24 +25)} 30 6.730.600.838 8.639.486.369 7.201.480.317 11. Thu nhập khác 31 25.450.000 41.254.000 11.728.000 12. Chi phí khác 32 8.878.747 14.568.000 28.588.700 13. Lợi nhuận khác (40 = 31 -32) 40 16.571.253 26.686.000 -16.860.700 14. Tổng lợi nhuận trước thuế 50 6.747.172.091 8.666.172.369 7.184.619.617 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 1.686.793.023 2.166.543.092 1.796.154.904 16. Lợi nhuận sau thuế
Phụ lục số 2:
BÁO CÁO CHI PHÍ SẢN XUẤT
Đơn vị tính: đồng
Khoản mục chi phí Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
A. Chi phí nguyên liệu trực tiếp
1. Nguyên liệu tồn kho đầu kỳ 228.075.000 215.776.000 259.358.600 2. Nguyên liệu mua vào trong kỳ 29.447.354.568 34.591.195.077 29.616.402.147 3. Nguyên liệu tồn cuối kỳ 215.776.000 259.358.600 157.146.000 4. Nguyên liệu sử dụng trong kỳ (1 + 2 - 3) 29.586.509.568 34.704.492.477 29.801.174.747 B. Chi phí tiền lương trực tiếp 1.859.553.360 2.068.922.146 2.352.447.024 C. Chi phí sản xuất chung 5.724.200.701 6.383.406.896 4.839.373.582 1. Nguyên liệu gián tiếp 3.140.447.664 3.502.105.590 2.655.008.141 2. Công cụ dụng cụ 2.319.483.312 2.586.597.945 1.960.945.615
3. Nhân công gián tiếp 73.465.440 81.925.813 62.109.407
4. Khấu hao máy móc thiết bị 16.982.804 18.938.565 14.357.661
Khoản mục chi phí Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
6. Chi phí trả trước 27.733.845 30.927.710 23.446.843
7. Dịch vụ mua ngoài 6.487.636 7.234.760 5.484.800
D. Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ (A4 + B + C) 37.170.263.629 43.156.821.518 36.992.995.353
1. Sản phẩm dở dang đầu kỳ - - -
2. Sản phẩm dở dang cuối kỳ - - -
E. Chi phí sản xuất sử dụng trong kỳ (D + D1 – D2) 37.170.263.629 43.156.821.518 36.992.995.353 1. Thành phẩm tồn kho đầu kỳ 168.720.000 91.652.460 167.463.481 2. Thành phẩm tồn kho cuối kỳ 91.652.460 167.463.481 101.821.422 F. Chi phí hàng bán (E +E1 – E2) 37.247.331.169 43.081.010.497 37.058.637.412
Phụ lục số 3:
THỜI GIAN HOÀN VỐN - Hệ số chiết khấu = n r) 1 ( 1
+ Hệ số chiết khấu năm 1 = 17,67%)1 1
( 1
0,849834282
+ Hệ số chiết khấu năm 2 = 17,67%)2 1
( 1
0,722218307
+ Hệ số chiết khấu năm 3 = 17,67%)3 1
( 1
0,613765877
+ Hệ số chiết khấu năm 4 = 17,67%)4 1
( 1
0,521599284
+ Hệ số chiết khấu năm 5 = 17,67%)5 1
( 1
0,443272953
+ Hệ số chiết khấu năm 6 = 17,67%)6 1
( 1
0,376708552
+ Hệ số chiết khấu năm 7 = 17,67%)7 1
( 1
0,320139842
+ Hệ số chiết khấu năm 8 = 17,67%)8 1
( 1
0,272065813
+ Hệ số chiết khấu năm 9 = 17,67%)9 1
( 1
0,231210855
- Vốn được hoàn = Khấu hao + lợi nhuận thuần. + Năm 1 = 960.642 + 238.756 = 1.199.398 + Năm 2 = 960.642 + 1.099.694 = 2.060.336 + Năm 3 = 960.642 + 1.837.950 = 2.798.592 + Năm 4 = 960.642 + 2.698.888 = 3.659.530 + Năm 5 = 960.642 + 2.712.421 = 3.673.063 + Năm 6 = 960.642 + 3.085.954 = 4.046.596 + Năm 7 = 960.642 + 3.279.487 = 4.240.129 + Năm 8 = 960.642 + 3.279.487 = 4.240.129
+ Năm 9 = 960.642 + 3.279.487 = 4.240.129
- Hiện giá vốn được hoàn = Vốn được hoàn x Hệ số CK + Năm 1 = 1.199.398 x 0,849834282 = 1.019.290 + Năm 2 = 2.060.336 x 0,722218307 = 1.488.012 + Năm 3 = 2.798.592 x 0,613765877 = 1.717.680 + Năm 4 = 3.659.530 x 0,521599284 = 1.908.808 + Năm 5 = 3.673.063 x 0,443272953 = 1.628.169 + Năm 6 = 4.046.596 x 0,376708552 = 1.524.387 + Năm 7 = 4.240.129 x 0,320139842 = 1.357.434 + Năm 8 = 4.240.129 x 0,272065813 = 1.153.594 + Năm 9 = 4.240.129 x 0,231210855= 980.364
Phụ lục số 4:
ĐIỂM HÒA VỐN
- Điểm hòa vốn = Định phí x (Doanh thu – Biến phí) + Năm 1 = 2.407.280 / (39.937.750 - 37.291.463) = 90,98% + Năm 2 = 2.301.749 / (45.262.500 - 42.061.056) = 67,67% + Năm 3 = 2.173.496 / (47.925.000 - 44.513.553) = 54,18% + Năm 4 = 2.067.965 : (53.250.000 - 49.283.146) = 43,38% + Năm 5 = 2.093.012 : (53.250.000 - 49.244.566) = 43,56% + Năm 6 = 1.758.058 : (53.250.000 - 49.205.987) = 36,29% + Năm 7 = 1.603.104 : (54.050.000 - 49.167.408) = 32,83% - Sản lượng hòa vốn = Sản lượng x Điểm hòa vốn
+ Năm 1 = 90,98% x 3.750 = 3.412 tấn + Năm 2 = 67,67% x 4.250 = 2.876 tấn + Năm 3 = 54,18% x 4.500 = 2.438 tấn + Năm 4 = 43,38% x 5.000 = 2.169 tấn + Năm 5 = 43,56% x 5.000 = 2.178 tấn + Năm 6 = 36,29% x 5.000 = 1.815 tấn + Năm 7 = 32,83% x 5.000 = 1.642 tấn
- Doanh thu hòa vốn = Doanh thu x Điểm hòa vốn + Năm 1 = 90,98% x 39.937.750 = 36.335.365 + Năm 2 = 67,67% x 45.262.500 = 30.629.134 + Năm 3 = 54,18% x 47.925.000 = 25.965.765 + Năm 4 = 43,38% x 53.250.000 = 23.099.850 + Năm 5 = 43,56% x 53.250.000 = 23.195.700 + Năm 6 = 36,29% x 53.250.000 = 19.324.425 + Năm 7 = 32,83% x 54.0500.000 = 17.481.975