Nhằm tăng sản lượng và chất lượng hàng hóa, đa dạng hóa sản phẩm, thu hút khách hàng trong và ngoài nước, tăng sức cạnh tranh nhằm chiếm thị phần của Công ty trên thị trường khu vực đồng thời thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản phát triển, tăng thu nhập và tạo đầu ra ổn định cho ngành nuôi cá. Từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhà máy. Và tạo thêm việc làm cho lao động tại địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương, Công ty có những dự án đầu tư sau:
Đầu tư xây dựng xây dựng khu nuôi tôm sú khép kính với vốn đầu tư ban đầu là 20 tỷ đồng, trong đó công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao Sóc Trăng E-tech đầu tư trang thiết bị và kỹ thuật cũng như cung ứng thức ăn vi sinh dành cho tôm.
Mở rộng xây dựng nhà máy trong khu công nghiệp An Nghiệp, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Với diện tích đất sử dụng: 20.000 m2, là nhà máy chế biến thuỷ sản có trang thiết bị hiện đại, phương pháp quản lý tiên tiến để sản xuất các loại thức ăn dành cho cá Tra, cá Basa, tôm, các sản phẩm thuỷ sản khác đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo chương trình HACCP.
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ NUÔI
TRỒNG THỦY SẢN KỸ THUẬT CAO SÓC TRĂNG E-TECH
4.1 YÊU CẦU VÀ CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT 4.1.1 Yêu cầu đối với công tác lập kế hoạch
Công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần xem xét các yêu cầu sau :
- Công tác lập kế hoạch sản xuất sản xuất kinh doanh trong Công ty cần xem xét về yếu tố thời gian lập kế hoạch. Trên cơ sở hoạt động sản xuất thực tế của năm làm căn cứ cho kế hoạch sản xuất trong năm tiếp theo, việc lập kế hoạch sản xuất thường được Công ty lập vào cuối năm thực tế.
- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong Công ty phải tuân thủ quy định lập kế hoạch cũng như trình tự lập. Quy trình lập kế hoạch phải cụ thể theo từng khoản mục chi phí, căn cứ lập kế hoạch phải rõ ràng và chính xác để hạn chế sai xót trong quá trình lập dự toán.
- Ngoài ra, công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong Công ty phải trình bày cụ thể theo từng nội dung. Hạn chế việc sai lệch giữa người lập kế hoạch và người ra quyết định.
4.1.2 Các căn cứ để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh
Căn cứ vào kết quả điều tra nghiên cứu thị trường giúp cho Công ty lập kế hoạch chính xác và cụ thể hơn, mỗi căn cứ sẽ có tác dụng riêng cho từng kế hoạch. Trong công tác lập kế hoạch sản xuất, Công ty thường căn cứ vào mức độ tiêu thụ sản phẩm của khách hàng về mặt hàng của Công ty, số lượng đối thủ cạnh tranh và biến động giá cả trên thị trường.
4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LẬP DỰ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY
4.2.1 Lập dự toán sản lượng sản xuất
Để dự toán sản lượng sản xuất ta sẽ dựa vào các yếu tố đã nêu ở trên thông qua việc thu thập số liệu từ phòng Kinh tế - Kế hoạch của Công ty và số liệu từ các nguồn thống kê trên internet như sau:
4.2.1.1 Dự toán sản lượng năm 2010
Tỷ lệ lạm phát trong năm 2010 được chính phủ dự đoán không cao hơn 7%. Trong khi đó, chính phủ lại đồng thời cho phép nâng giá than, giá điện sẽ
được quyết định tăng vào ngày 1/3 năm 2010, bởi vì giá than tăng thì chắc chắn là giá điện sẽ tăng, chúng ta đều biết là tỷ giá đã được điều chỉnh lên thì sẽ tác động đến tất cả các hàng nhập khẩu của Việt Nam, từ xăng dầu đến sợi đến phôi thép cho đến tất cả các mặt hàng khác. Và trước dự đoán của Ngân hàng Thế giới (Worldbank) thì trong năm 2010 tỷ lệ lạm phát sẽ tăng cao (khoảng 0,75 lần so với năm 2009 tương đương mức lạm phát nằm khoảng 11,1%).
Tác động tăng lương của chính phủ với mức lương trong năm 2010 sẽ được nâng lên đối với khu vực 3 là từ 690.000 đồng tăng lên 810.000 đồng tương đương tăng khoảng 17 %, với chi phí tăng sẽ tác động trực tiếp vào chi phí sản xuất cũng như sản lượng sản xuất, nếu chi phí tăng mà Công ty không tranh thủ được nguồn vốn sản xuất buộc Công ty phải giảm sản lượng cũng như lợi nhuận.
Sức mua và đối thủ cạnh tranh là một trong những yếu tố quyết định đến sản lượng sản xuất của Công ty, biết sức mua sản phẩm của Công ty cũng phụ thuộc vào diện tích nuôi thủy sản nếu diện tích giảm, sẽ làm cho sản lượng của Công ty giảm theo, nếu Công ty không nắm bắt được điều này sẽ làm cho lượng hàng bị tồn đọng và hư hỏng trong thời gian dài. Do quá trình thực hiện đề tài trong thời gian ngắn không đủ khả năng khảo sát toàn diện về khách hàng cũng như diện tích mặt nước áo nuôi của họ. Do đó, đề tài xin lấy số liệu dự đoán của các Sở Nông nghiệp cũng như Hiệp hội Thủy sản Việt Nam để làm dự toán cho năm N+1. Theo dự đoán của Sở Nông nghiệp Sóc Trăng diện tích mặt ao nuôi tôm trong địa bàn tỉnh Sóc Trăng trong năm 2010 tăng khoảng 2% so với năm trước, được biết diện tích mặt ao năm 2009 vào khoảng 44.477 ha, và diện tích ao nuôi cá basa trong năm 2010 tăng khoảng 3% so với năm 2009 vào khoảng 11.420 ha.
Sản lượng dự toán của năm 2010 được căn cứ vào diện tích dự toán của năm 2010.
- Được biết sản lượng bán ra của sản phẩm Sotom trong năm 2009 là 920.000 kg và diện tích mặt nước trong năm được Sở Nông nghiệp Sóc Trăng báo cáo vào khoảng 44.856 ha, từ diện tích trên ta có thể tính ra được sản
lượng dự toán của năm 2010 qua cách tính như sau:
SL DT năm 2010 =
SL dự toán năm 2010 =
Diện tích dự đoán năm 2010 x SL thực tế năm 2009 Diện tích thực tế năm 2009
44.477 x 920.000 44.586
- Sản lượng bán ra của sản phẩm Soca trong năm 2009 là 4.108.800 kg và diện tích mặt nước trong năm được Sở Nông nghiệp Sóc Trăng báo cáo vào khoảng 11.088 ha, từ diện tích trên ta có thể tính ra được sản lượng dự toán của năm 2010 và cũng được tính theo công thức trên.
SL dự toán năm 2010 =
Từ dự toán sản lượng của hai mặt hàng ta có thể lập bảng như sau: Bảng 4.1 Dự toán sản lượng năm 2010
Chỉ tiêu Đợn vị tính Thự tế năm 2009 Dự toán năm 2010 SP Sotom Tỷ lệ lạm phát % 6,88 11 Tỷ lệ tăng lương % 27,7 17 Diện tích ao nuôi ha 44.586 44.477 Sản lượng sản xuất kg 920.000 917.751 SP Soca Tỷ lệ lạm phát % 6,88 11 Tỷ lệ tăng lương % 27,7 17 Diện tích ao nuôi ha 11.088 11.420 Sản lượng sản xuất kg 4.108.800 4.231.827
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech
Dự toán sản lượng năm 2010 căn cứ vào diện tích dự đoán bên cạnh các số liệu phân tích khác như tỷ lệ lạm phát và tác động của Chính phủ sẽ làm căn cứ cho công tác lập kế hoạch linh hoạt một cách chính xác và cụ thể hơn nhằm giúp cho Công ty huy động kiệp thời nguồn tài chính phục vụ cho công tác sản xuất cũng như công tác quản lý.
4.2.1.2 Dự toán sản lượng năm 2011
Dự toán sản lượng năm 2011 cũng giống như dự toán của năm 2010. Về tỷ lệ lạm phát: theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (Worldbank) thì lạm phát trong năm 2011 sẽ đạt trên hai con số và có mức tăng so với năm 2010 khoảng 0,5 lần cụ thể tăng khoảng 17,6%.
Tác động tăng lương của Chính phủ mức lương năm 2011 sẽ nâng lên 1.050.000 đồng tương đương tăng khoản 29,6%.
Diện tích nuôi theo dự đoán của Sở Nông nghiêp tỉnh Sóc Trăng thì trong năm 2011 diện tích nuôi tôm tăng khoảng 1,5% so với năm 2010 tương
11.420 x 4.108.800 11.088
đương khoảng 45.596 ha, và diện tích nuôi cá basa tăng khoảng 1,2% tương đương tăng khoảng 12.128 ha.
Cũng căn cứ vào diện tích nuôi để lập dự toán sản lượng năm 2011 như sau:
- Sản lượng dự toán thức ăn Sotom.
SL dự toán năm 2011 =
- Sản lượng dự toán thức ăn Soca
SL dự toán năm 2011 =
Ta có bảng lập dự toán năm 2011 sau: Bảng 4.2 Dự toán sản lượng năm 2011
Chỉ tiêu Đợn vị tính Thự tế năm 2010 Dự toán năm 2011 SP Sotom Tỷ lệ lạm phát % 11,75 17,6 Tỷ lệ tăng lương % 17 29,6 Diện tích ao nuôi ha 44.284 45.596 Sản lượng sản xuất kg 986.400 1.015.624 SP Soca Tỷ lệ lạm phát % 11,75 17,6 Tỷ lệ tăng lương % 17 29,6 Diện tích ao nuôi ha 11.984 12.128 Sản lượng sản xuất kg 4.308.000 4.359.765
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech
So về dự toán sản lượng năm 2011 có mức tăng hơn so với năm 2010 cụ thể: đối với sản phẩm Sotom tăng hơn 97.800 kg, tương đương tăng khoảng 10%, còn sản phẩm Soca tăng hơn 127.900 kg, tương đương tăng khoảng 3%. Qua con số trên cho ta thấy thị trường tiêu thụ sản phẩm vẫn ổn định mặc dù tỷ lệ lạm phát tăng cao nhưng nhu cầu nhập khẩu thủy sản của các nước Châu Âu đối với Việt Nam khá ổn định đã kéo theo diện tích ao nuôi cũng như sản lượng sản xuất của Công ty tăng cao.
12.128 x 4.308.000 11.984 = 4.359.765 kg 45.596 x 986.400 44.284 = 1.015.624 kg
4.2.1.3 Dự toán sản lượng năm 2012
Dự toán sản lượng năm 2012 cũng giống như dự toán của năm 2010 và năm 2011.
Về tỷ lệ lạm phát: Cũng theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (Worldbank) thì lạm phát trong năm 2012 sẽ giảm, theo phân tích HSBC, J.P.Morgan và Citigroup lạm phát năm 2012 đạt khoảng 10%.
Tác động tăng lương của Chính phủ: Theo Nghị định số 70/2011/NĐ-CP thì mức lương mức lương năm 2012 sẽ nâng lên 1.550.000 đồng, tương đương tăng khoảng 47,6%.
Cũng theo dự đoán của Sở Nông nghiêp tỉnh Sóc Trăng thì trong năm 2011 diện tích nuôi tôm giảm khoảng 10% so với năm 2010 tương đương giảm khoảng 45.793 ha, và diện tích nuôi cá basa giảm khoảng 20% tương đương giảm khoảng 10.772 ha.
Dự toán sản lượng năm 2012 cũng căn cứ vào diện tích nuôi để lập dự toán sản lượng như sau:
- Sản lượng dự toán thức ăn Sotom.
SL dự toán năm 2012 =
- Sản lượng dự toán thức ăn Soca
SL dự toán năm 2012 =
Cũng từ việc lập dự toán sản lượng ta có bảng lập dự toán năm 2012 như sau: 10.772 x 4.806.650 13.466 = 3.845.034 kg 45.793 x 1.097.460 50.882 = 987.696 kg
Bảng 4.3 Dự toán sản lượng năm 2012 Chỉ tiêu Đợn
vị tính Thự tế năm 2011 Dự toán năm 2012 SP Sotom Tỷ lệ lạm phát % 18,58% 10 Tỷ lệ tăng lương % 29,6 47,6 Diện tích ao nuôi ha 50.882 45.793 Sản lượng sản xuất kg 1.097.460 987.696 SP Soca Tỷ lệ lạm phát % 18,58% 10 Tỷ lệ tăng lương % 29,6 47,6 Diện tích ao nuôi ha 13.466 10.772 Sản lượng sản xuất kg 4.806.650 3.845.034
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech
Từ các dự toán sản lượng mà nhà quản trị dễ dàng lập dự toán chi phí một cách có hiệu quả hơn và dể kiểm soát được chi phí thông qua dự toán đã lập trước đó. Căn cứ váo sản lượng kế toán quản trị sẽ lập các loại dự toán chi phí như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung trực tiếp.
4.2.2 Lập kế hoạch dự toán nguyên vật liệu trực tiếp
4.2.2.1 Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tách riêng biệt cho hai yếu tố giá và lượng của chi phí này. Định mức giá của nguyên vật liệu trực tiếp sẽ được bộ phận thu mua ước tính căn cứ trên kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn của họ về:
- Những hợp đồng thu mua đã ký.
- Quá trình thương lượng giá với các nhà cung cấp thường xuyên. - Dự báo về tình hình biến động của giá trên thị trường.
- Các hình thức chiết khấu. - Chất lượng của nguyên liệu.
- Các khoản chi phí liên quan với quá trình thu mua, nhập kho nguyên liệu.
Định mức giá phải được khấu trừ mọi khoản chiết khấu mua hàng. Trong trường hợp có nhiều mức giá cho cùng loại nguyên liệu cung cấp bởi nhà cung cấp khác nhau thì phải dùng giá bình quân gia quyền. Qui trình lập định mức tại phòng thu mua của Công ty được lập như sau:
Nguyên liệu để sản xuất sản phẩm công ty tập trung chủ yếu vào nguyên liệu chính là bột cá và bột mì đối với sản phẩm Sotom, bột mì và cám đối với sản phẩm Soca. Do đó, đề tài xin tập trung vào phân tích qui trình lập định mức của bốn mặt hàng này.
Định mức lượng để sản xuất sản phẩm được tính toán và xây dựng dựa trên các phân tích kỹ thuật từ các dữ liệu lịch sử về công nghệ và chi phí qua từng năm từ đó Công ty đã xây dựng được một định mức lượng cụ thể cho từng nguyên liệu.
- Đối với sản phẩm Sotom để sản xuất ra một kg sản phẩm thì Công ty cần phải bỏ ra 0,299 kg nguyên liệu bột cá. Trong đó, số kg bột cá để cấu thành nên một sản phẩm là 0,26 kg, 0,026 kg cho định mức hao hụt cho phép và 0,013 kg cho định mức sản phẩm hỏng cho phép. Đối với nguyên liệu bột mì thì Công ty cần phải bỏ ra 0,207 kg nguyên liệu bột mì. Trong đó, số kg bột mì để cấu thành nên một sản phẩm là 0,18 kg, 0,018 kg cho định mức hao hụt cho phép và 0,009 kg cho định mức sản phẩm hỏng cho phép. Từ các định mức trên ta sẽ lập được bảng định mức lượng cho nguyên liệu chính dùng để sản xuất sản phẩm Sotom.
Bảng 4.4 Định mức lượng cho nguyên liệu chính dùng để sản xuất sản phẩm Sotom
Khoản mục chi tiết Số nguyên liệu Bột cá
1. Số kg bột cá/SP Sotom 0,26 kg 2. Mức hao hụt cho phép 0,026 kg 3. Mức sản phẩm hỏng cho phép 0,013 kg 4. Định mức nguyên liệu của SP Sotom 0,299 kg Bột mì
1. Số kg bột mì/SP Sotom 0,18 kg 2. Mức hao hụt cho phép 0,018 kg 3. Mức sản phẩm hỏng cho phép 0,009 kg 4. Định mức nguyên liệu của SP Sotom 0,207 kg
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech
- Định mức lượng để sản xuất sản phẩm Soca cũng tương tự như sản phẩm Sotom. Để sản xuất ra 1 kg sản phẩm Soca thì Công ty cần phải bỏ ra 0,632 kg nguyên liệu bột cám. Trong đó, số kg cám để cấu thành nên một sản phẩm là 0,55 kg, 0,055 kg cho định mức hao hụt cho phép và 0,027 kg cho định mức sản phẩm hỏng cho phép. Đối với nguyên liệu bột mì thì Công ty cần phải bỏ ra 0,311 kg nguyên liệu bột mì. Trong đó, số kg bột mì để cấu
thành nên một sản phẩm là 0,27 kg, 0,027 kg cho định mức hao hụt cho phép và 0,0014 kg cho định mức sản phẩm hỏng cho phép. Từ các định mức trên ta sẽ lập được bảng định mức lượng cho nguyên liệu chính dùng để sản xuất sản phẩm Soca.
Bảng 4.5 Định mức lượng cho nguyên liệu chính dùng để sản xuất sản phẩm