4.3.2.1 Tác động của nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nguyên liệu đầu vào dùng để sản xuất sản phẩm của công ty điều được
mua bên ngoài. Do đó, giá cả là nhân tố quyết định đến chi phí sản xuất của Công ty, đã biết giá cả tăng điều do tác động của yếu tố lạm phát, Công ty không có khả năng kiềm chế giá cả mà chỉ có thể đoán trước mức lạm phát và tìm ra giải pháp mua nguyên liệu với giá cả có thể chấp nhận được. Để làm được điều này cần phải phân tích tác động của lạm phát ảnh hưởng đến nguyên liệu đầu vào như thế nào.
Giá cả nguyên liệu tăng qua các năm điều do tác động chung của lạm phát, mỗi tác động của lạm phát điều có thể làm cho chi phí nguyên liệu tăng cao. Do đó, đề tài xin chọn ảnh hưởng của lạm phát do chi phí đẩy để dễ cho việc phân tích, cụ thể là tác động giá cả của các mặt hàng nhiên liệu từ năm 2010 đến năm 2012, với mức giá xăng dầu tăng cao làm cho chi phí vận chuyển cũng như chi phí vận hành của công ty cũng tăng theo, để thấy rõ tác động của mức giá xăng dầu tăng ảnh hưởng đến chi phí nguyên liệu như thế nào, sẽ được trình bày qua sơ đồ tương quan sau:
Đơn vị tính: đồng 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 40.000
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá xăng dầu Nguyên liệu
Căn cứ vào báo cáo tăng giá nhiên liệu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và báo cáo giá nguyên liệu của Công ty ta thấy tỷ lệ của hai khoản mục này tương đối giống nhau về chiều hướng tăng, giá nhiên liệu chung qua các năm tăng khá cao cụ thể năm 2011 so với năm 2010 tăng khoảng 33,86%, năm 2012 so với năm 2011 vào khoảng 7,2%, còn giá giá nguyên liệu trong năm 2011 so với năm 2010 tăng khoảng 5%, năm 2012 so với năm 2011 tăng khoảng 13%. Biết giá nhiên liệu tăng sẽ kéo theo các chi phí vận chuyển tăng, trong định mức giá đã được tính trước đó chi phí vận chuyển chiếm khoảng 10% chi phí mua/1kg nguyên liệu. Chi phí nhiên liệu tăng đẩy chi phí vận chuyển tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tăng giá nguyên liệu đầu vào của Công ty. Do đó, công ty cần lập kế hoạch dự toán chi phí bằng những kế hoạch linh hoạt để xác định rõ cần bao nhiêu nguyên liệu để sản xuất trong năm.
4.3.2.2 Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bằng dự toán linh hoạt
Dự toán linh hoạt được lập trước kỳ kế hoạch của Công ty nhằm giúp cho nhà quản trị lựa chọn sản lượng cần sản xuất trong kỳ kế tiếp, dự toán linh hoạt còn giúp cho nhà quản lý sử dụng cũng như tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào với chi phí thấp, và dự toán linh hoạt chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cũng căn cứ vào dự toán sản lượng, các kế hoạch còn lại được nhà quản lý định ra với tỷ lệ tăng giảm căn cứ vào dự đoán tỷ lệ lạm phát trong năm 2013 khoảng 10% so với kế hoạch gốc. Được biết dự đoán sản lượng năm 2013 không thay đổi nhiều so với dự toán năm 2012, do đó đề tài xin chọn dự toán cố định của năm 2012 làm dự toán gốc cho năm 2013.
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech
Hình 4.2 Biểu đồ tương tương quan giữa tăng trưởng giá nhiên liệu và nguyên liệu
Dự toán linh hoạt cũng được lập trên nguyên liệu bột cá đối với sản phẩm Sotom và nguyên liệu cám đối với sản phẩm Soca trong năm 2013 như sau:
Chi phí nguyên liệu bột cá để sản xuất ra 1 kg sản phẩm Sotom. - Định mức tiêu hao 0,299 kg/sp.
- Định mức giá 36.715 đ/kg
- Dự toán sản lượng năm 2012 là 987.696 kg
Từ số liệu thống kê trên ta bắt đầu đi vào lập kế hoạch linh hoạt cho chi phí nguyên liệu bột cá như sau:
- Sản lượng dự toán cho từng kế hoạch.
+ Kế hoạch 1 được tính bằng cách lấy kế hoạch gốc nhân 90% (100% trừ 10% của tỷ lệ lạm phát).
= 987.696 kg x 90% = 888.926 kg + Kế hoạch 2 được lấy từ kế hoạch gốc
= 987.696 kg
+ Kế hoạch 3 được tính bằng cách lấy kế hoạch gốc nhân 110% (100% cộng 10% của tỷ lệ lạm phát).
= 987.696 kg x 110% = 1.086.466 kg - Nhu cầu NL TT cần SX = SL dự toán x ĐM tiêu hao. + Kế hoạch 1 = 888.926 kg x 0,299 kg/sp = 265.788 kg + Kế hoạch 2 = 987.696 kg x 0,299 kg/sp = 295.321 kg + Kế hoạch 3 = 1.086.466 kg x 0,299 kg/sp = 324.853 kg - Trị giá mua = Nhu cầu NL TT cần SX x Định mức giá + Kế hoạch 1 = 265.788 kg x 36.715 đ/kg = 9.758.406.420 đ + Kế hoạch 2 = 295.321 kg x 36.715 đ/kg = 10.842.714.333 đ + Kế hoạch 3 = 324.853 kg x 36.715 đ/kg = 11.926.977.900 đ Chi phí nguyên liệu cám để sản xuất ra 1 kg sản phẩm Soca.
- Định mức tiêu hao 0,632kg/sp - Định mức giá 5.963 đ/kg
Từ số liệu thống kê trên ta bắt đầu đi vào lập kế hoạch linh hoạt cho chi phí nguyên liệu cám như sau:
- Sản lượng dự toán cho từng kế hoạch.
+ Kế hoạch hoạch 1 được tính bằng cách lấy kế hoạch gốc nhân 90% (100% trừ 10% của tỷ lệ lạm phát).
= 3.845.034 kg x 90% = 3.460.530 kg + Kế hoạch 2 được lấy từ kế hoạch gốc.
= 3.845.034 kg
+ Kế hoạch 3 được tính bằng cách lấy kế hoạch gốc nhân 110% (100% cộng 10% của tỷ lệ lạm phát).
= 3.845.034 kg x 110% = 4.229.537 kg - Nhu cầu NL TT cần SX = SL dự toán x ĐM tiêu hao + Kế hoạch 1 = 3.460.530 kg x 0,632 kg/sp = 2.187.055 kg + Kế hoạch 2 = 3.845.034 kg x 0,632 kg/sp = 2.430.061 kg + Kế hoạch 3 = 4.229.537 kg x 0,632 kg/sp = 2.673.067 kg - Trị giá mua = Nhu cầu NL TT cần SX x Định mức giá
+ Kế hoạch 1 = 2.185.055 kg x 5.963 đ/kg = 13.041.408.970 đ + Kế hoạch 2 = 2.430.061 kg x 5.963 đ/kg = 14.490.456.653 đ + Kế hoạch 3 = 2.673.067 kg x 5.963 đ/kg = 15.939.498.520 đ
Bảng 4.16 Dự toán kế hoạch linh hoạt chi phí nguyên liệu trực tiếp hai sản phẩm Sotom và Soca
Đơn vị tính: đồng Kế hoạch linh hoạt năm 2013 Nguyên liệu
KH 1 KH 2 KH 3
Sotom
1. Sản lượng dự toán (sp) 888.926 987.696 1.086.466 2. Định mức lượng tiêu hao (kg) 0,299 0,299 0,299 3. Nhu cầu NL TT cần SX (kg) 265.788 295.321 324.853
4. Định mức giá 36.715 36.715 36.715
5. Trị giá mua 9.758.406.420 10.842.714.333 11.926.977.900 Soca
1. Sản lượng dự toán (sp) 3.460.530 3.845.034 4.229.537 2. Định mức lượng tiêu hao (kg) 0,632 0,632 0,632 3. Nhu cầu NL TT cần SX (kg) 2.187.055 2.430.061 2.673.067
4. Định mức giá 5.963 5.963 5.963
5. Trị giá mua 13.041.408.970 14.490.456.653 15.939.498.520
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Sóc Trăng E-tech
Thông qua bảng báo cáo ta thấy kế hoạch linh hoạt cũng được thiết kế dựa vào kế hoạch sản xuất cho các mức độ hoạt động cần đạt được. Các nhà quản lý có thể sử dụng kế hoạch linh hoạt để quản lý và điều khiển các chi phí sản xuất tốt hơn, với những kế hoạch linh hoạt khác nhau sẽ giúp cho Công ty đảm bảo được chi phí cũng như nguồn lực sản xuất.