Nhân vật kì ảo

Một phần của tài liệu những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 69)

Không chỉ hấp dẫn bởi những sự kiện kì ảo và những tình huống bất ngờ, tác phẩm của Tạ Duy Anh còn lôi cuốn người đọc thông qua hệ thống những nhân vật

được xây dựng bằng thủ pháp huyền thoại hóa với những chi tiết kì lạ. Nhân vật trong tiểu thuyết của ông thường là những con người rất đỗi bình thường, có thật trong cuộc đời nhưng lại có những năng lực kì lạ. Có khi, nhân vật của ông là những nhân vật chỉ có trong tưởng tượng, mang một ý nghĩa biểu trưng nào đó, và việc tạo ra một lớp sương huyền ảo quanh nhân vật là một dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Nhờ đó mà nhân vật hiện lên rõ nét, vừa hiện thực lại vừa huyền ảo và câu chuyện vì thế thêm bí ẩn, hấp dẫn.

Hình tượng nhân vật dị biệt hay kì ảo là những hình tượng được xây dựng như một sự đối chọi hoặc chối từ quan niệm nhân vật điển hình của chủ nghĩa hiện thực truyền thống. Ở đây cái cá biệt, cái “phi sử thi” là đặc điểm chính. Không có ai là nhân vật điển hình bởi “không có ai tẻ nhạt mãi trên đời, mỗi số phận chứa một phần lịch sử (Epturenko). Nhân vật được nhìn nhận ở những khoảnh khắc ngắn ngủi, những mảnh vỡ của tâm trạng, những dòng ý thức và những mảnh tiềm thức đan vào nhau như một ma trận

Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 hầu như không xuất hiện hình tượng nhân vật kì ảo, phi lý. Kể từ sau 1975, phạm vi phản ánh của văn học không còn là những vấn đề có tính chất sử thi mà là số phận con người cá nhân mà khi đi sâu vào thế giới nội tâm đầy phức tạp của con người, văn học dường như bất lực. Do đó, văn học mượn yếu tố kì ảo để giải quyết những bất lực đó và những hình tượng kì ảo ra đời như là sự tất yếu.

Nền văn học của chúng ta xuất hiện những hình tượng nhân vật dị biệt, kì ảo. Trong Thiên sứ (Phạm Thị Hoài) đó là Quang lùn (cao 1m25, gợi hình ảnh quỷ lùn) – người chỉ tôn thờ duy nhất sức mạnh của các nguyên tắc và ý chí; là bé Hon – thiên sứ pha lê đến trần gian chỉ để “ban phát nụ cười và môi hôn thơm ngậy mùi sữa”,nụ cười thiên thần và nụ hôn của cô bé Hon có sức mạnh cảm hóa cái xấu; bé Hoài quyết định đình tăng trưởng ở tuổi 14 – mãi 1m 25, 30 kg, đuôi sam – không hòa nhập vào thế giới người lớn để quan sát cuộc sống xung quanh theo kiểu của mình. Hay Tính trong Thoạt kì thủy – con bệnh thần kinh chỉ thích nhìn máu chảy, Mai Trừng trong

Trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, nhà văn cũng xây dựng những nhân vật kì ảo. Tiêu biểu nhất có thể kể đến nhân vật bào thai trong Thiên thần sám hối, nhân vật “hắn - ngón tay trỏ” trong Đi tìm nhân vật.

Một phần của tài liệu những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)