3.2.1 Giải pháp về nguồn vốn đầu tư
3.2.1.1. Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước
Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước do Trung ương quản lý quý I năm 2012 ước thực hiện 41.257 triệu đồng, nguồn vốn này được đầu tư chủ yếu ở các công trình, dự án của các Bộ như: đồn biên phòng Long Hòa, đồn Cái Côn, hệ thống thủy lợi phục hồi nuôi trồng thủy sản Đồng Đon trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Nguồn vốn từ trung ương đầu tư trước tiên cần tập trung các hạn mục tiên quyết của ngành là những yếu tố cơ bản quyết định sự phát triển của ngành.
- Nhà nước cần có chính sách cho vay lãi suất phù hợp với người nuôi theo từng loại hình dài hạn, trung hạn, ngắn hạn.
- Sử dụng nguồn vốn đầu tư một cách hợp lý vào quy hoạch vùng nuôi, xây dựng hệ thống thủy lợi, đường giao thông, điện, kênh cấp và thoát nước, trạm bơm, các cống dẫn và thoát nước chính, khu xử lý nước thải. Đặc biệt chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng chuyển đổi, vùng nuôi tạo sản phẩm tập trung.
- Đầu tư nhập các đối tượng nuôi mới, công nghệ mới về sinh sản nhân tạo những giống thủy sản có giá trị cao và xuất khẩu. Đầu tư cho trợ giá một số giống thủy sản cần phát triển ở vùng xa, trong việc phát triển khoa học và công nghệ giống, nâng cấp các trại sản xuất giống hiện có ở địa phương, di nhập và thuần hóa các giống mới, chuyển giao sản xuất giống cho các trại sản xuất, hỗ trợ các giống mới, giống có giá trị kinh tế. Hỗ trợ trong xây dựng, thử nghiệm và chuyển giao công nghệ của các mô hình nuôi mới, đào tạo và tập huấn cho các cán bộ quản lý, các hộ dân và tổ chức tham gia NTTS. Hỗ trợ trong xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm.
- Hỗ trợ cho các địa phương đầu tư cho các dự án mới đầu tư xây dựng các công trình, cơ sở vật chất kỹ thuật thiết yếu phục vụ nuôi trồng thủy sản cho các vùng nuôi tập trung trên biển, eo vịnh, đầm phá.
Cần có sự phân bổ nguồn vốn đầu tư từ trung ương một cách hợp lý, vốn ngân sách Trung ương cần đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho các trung tâm, cơ
sở hạ tầng cho các khu nuôi thâm canh tập trung, các khu công nghiệp sản xuất giống tập trung, hỗ trợ kinh phí cho các địa phương xây dựng cơ sở vật chất cho công tác kiểm định và quan trắc vùng nuôi. Đầu tư xây dựng các chợ thủy sản đầu mối, tăng đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ nuôi, sản xuất giống, thức ăn và phòng chống dịch bệnh, đào tạo cán bộ nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật cơ sở và cán bộ khuyến ngư. Chính phủ phân bổ một phần nguồn vốn đầu tư hạ tầng cơ sở phục vụ NTTS thông qua các tỉnh và thành phố nhằm giải quyết các giải pháp quy hoạch, điều chỉnh hệ thống thủy lợi, xây dựng hệ thống kênh cấp thoát nước riêng biệt từ cấp 2, 3 trở xuống, nạo vét các kênh bị bồi lắng, quy hoạch vùng nuôi theo mô hình sinh thái, đầu tư hệ thống điện và giao thông bộ tới các vùng nuôi.
3.2.1.2. Đầu tư từ vốn ngân sách địa phương
Cùng với hỗ trợ từ ngân sách trung ương đầu tư xây dựng các công trình, cơ sở vật chất kỹ thuật thiết yếu phục vụ nuôi trồng thủy sản cho các vùng nuôi tập trung trên biển, eo vịnh, đầm phá; xây dựng hệ thống thủy lợi đầu mối cấp I (cống, đê bao, kè, kênh cấp, kênh tiêu nước, trạm bơm), đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, khu xử lý nước thải …; tăng cường quản lý điều kiện vùng nuôi, xử lý và cải tạo môi trường; hỗ trợ kinh phí mua giống, làm lồng bè cho các hộ gia đình nuôi trồng thủy sản trên vùng biển, đảo xa; hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản tập trung áp dụng Quy trình thực hành nuôi tốt (GAP) và các chứng chỉ áp dụng các Quy trình nuôi tiên tiến; kinh phí cho công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủy sản và khuyến ngư (đào tạo, tập huấn ngắn ngày cho cán bộ và nông ngư dân, xây dựng mô hình).
- Sử dụng ngân sách địa phương để hỗ trợ lãi suất vốn vay cho các dự án NTTS tập trung cho các địa phương có mức sống thấp. Đầu tư một số hạng mục hạ tầng cơ sở vùng nuôi (nội đồng), cải tạo nâng cấp ao nuôi; đầu tư các chi phí sản xuất (giống, thức ăn, thuốc và hoá chất) ở địa phương. Xây dựng dự án hỗ trợ người nghèo tham gia hoạt động NTTS các vùng tập trung được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội (theo quy định hiện hành). Các tổ chức tín dụng ở cấp tỉnh và cấp
huyện có biện pháp đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của các tổ chức (trong nước), cá nhân, hộ gia đình vay vốn.
3.2.1.3. Các nguồn vốn khác
Nguồn vốn khác có thể là khoản vốn vay, vốn của các doanh nghiệp, khoản tự góp của dân. Đầu tư trang thiết bị phụ trợ cho hoạt động sản xuất, thuê mướn nhân công; mua giống, thức ăn, thuốc và hóa chất, nhiên liệu và các vật liệu mau hỏng, chi phí cho các hoạt động sản xuất giống, thức ăn.
- Nguồn vốn doanh nghiệp, chủ trang trại đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng cho vùng nuôi, cơ sở sản xuất giống, xây dựng mới hoặc nâng cấp cơ sở chế biến theo hướng công nghiệp hiện đại, quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại.
- Nguồn vốn của cá nhân, hộ gia đình: đầu tư xây dựng các ao nuôi; hệ thống cấp, thải nước từ kênh mương cấp, thoát nước cấp II; mua giống, thức ăn, thuốc, hóa chất phòng trừ dịch bệnh và xử lý môi trường ao nuôi, cải tạo chính diện tích nuôi của hộ mình hoặc của các doanh nghiệp, được đầu tư vào các hạn mục nhỏ ở từng địa phương, chủ yếu đầu tư cho việc tu sửa và hoàn thiện ao nuôi. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có cơ sở nuôi trồng thủy sản tập trung chủ động dành kinh phí đầu tư bảo đảm các điều kiện cho việc áp dụng Quy trình thực hành nuôi tốt (GAP) và các chứng chỉ áp dụng các Quy trình nuôi tiên tiến, áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
Ngoài ra có thể tận dụng vốn nước ngoài để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật phục vụ mở rộng mặt nước nuôi thủy sản. Ðồng thời khuyến khích các tổ chức kinh tế đầu tư vào nuôi trồng thủy sản; vận động nhân dân tiết kiệm tích lũy vốn để mở rộng dần diện tích nuôi.
3.2.2. Giải pháp đầu tư có trọng điểm
Tránh tình trạng đầu tư dàng trãi trên diện rộng sẽ không mang lại hiệu quả cao. Tập trung đầu tư ở những vùng nuôi tiềm năng và đã được tiến hành quy hoạch cụ thể, ưu tiên đầu tư các vùng có tiềm năng thế mạnh, tạo ra giá trị kinh tế cao, phục vụ chế biến xuất khẩu; lấy xuất khẩu và tiêu thụ làm động lực phát triển, trong đó
con tôm là sản phẩm chủ lực. Cụ thể hơn là tiến hành đầu tư cho cơ sở hạ tầng vùng nuôi, đặc biệt chú trọng hệ thống thủy lợi là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của ngành NTTS. Tập trung nguồn vốn vào những vùng thực sự có thế mạnh về điều kiện tự nhiên lẫn kinh tế xã hội.
3.2.3. Giải pháp về kinh tế
3.2.3.1. Giải pháp về quy hoạch
Cần tổ chức thực hiện tốt qui hoạch các vùng nuôi tập trung theo từng hình thức nuôi và lựa chọn đối tượng nuôi phù hợp với từng vùng sinh thái. Khuyến khích phát triển theo hướng thâm canh hóa và đa dạng hóa đối tượng con nuôi, ưu tiên phát triển những giống loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ ổn định và thích nghi tốt với điều kiện sinh thái của địa phương.
Cần đẩy mạnh công tác quy hoạch tại địa phương khẩn trương hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể ngành, trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch cho từng địa phương. Các đơn vị bộ ngành cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để xây dựng chương trình một cách khoa học. Tiến hành quy hoạch ruộng trũng sang NTTS, quy hoạch nuôi thủy sản trên cát, cụ thể là các loại tôm có sức cạnh tranh; xây dựng quy hoạch và khai thác và bảo về nguồn lợi thủy sản. Xây dựng đề án phát triển một số loài thủy đặc sản nuôi xuất khẩu như: tôm, cá tra, basa,... đồng thời cần gắn liền việc phát triển NTTS với xây dựng các vùng nguyên liệu gắn với các cơ sở chế biến.
Cần gắn liền quy hoạch phát triển cho ngành với phát triển chung của các ngành kinh tế khác, đặc biệt là công nghiệp chế biến, tạo sự phát triển cân đối hài hòa trong sự phát triển chung. Để sản phẩm sản xuất ra có thể tiêu thụ được, chất lượng là yêu cầu tiên quyết. Chính vì vậy mà, phát triển công nghiệp chế biến sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển của NTTS. Có thể quy hoạch các vùng tập trùng nuôi trồng thủy sản và công nghiệp chế biến theo một quy trình khép kín, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Quy hoạch NTTS cần phải cân nhắc kỹ đến sự cân bằng sinh thái trong khu vực nuôi, bảo tồn tính đa dạng sinh học ở khu vực rừng ngập mặn ven bờ xen với
các vùng nuôi tủy sản. Cần trồng thêm các vùng rừng ngập mặn đệm ở dưới các vùng nuôi trên các bãi triều để quản lý xử lý nước biển.
Khi quy hoạch chuyển đổi được phê duyệt cần tiến hành quy hoạch chi tiết thiết kế cụ thể từng loại hình nuôi, sử dụng những cơ sở vật chất hiện có đặc biệt là hệ thống thủy lợi đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trên diện tích canh tác. Đồng thời người nuôi phải tuân thủ các quy hoach phát triển tổng thể, tranh thủ sự tham gia toàn diện trong việc thảo luận ra quyết định liên quan đến quy hoạch thiết kế, xây dựng và giám sát trong NTTS.
3.2.3.2. Giải pháp về chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản
Chính sách phát triển NTTS là rất quan trọng liên quan đến sự thành công hay thất bại của ngành. Chính vì vậy cần khuyến khích thực hiện các chính sách đã đang có nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định của ngành. Từ năm 1995 đến nay, đã có hàng trăm văn bản chính sách liên quan đến phát triển nuôi trồng thủy sản được ban hành. Có những chính sách chỉ thể hiện một nội dung, nhưng cũng có nhiều chính sách có liên quan đến nhiều nội dung trong phát triển nuôi trồng thủy sản. Trong những năm qua, ngành thủy sản đã tham mưu và đề xuất UBND tỉnh phê duyệt qui hoạch chi tiết nuôi thủy sản huyện Duyên Hải, Cầu Ngang đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020; Qui hoạch 1.830 ha vùng nuôi tôm thẻ chân trắng; Qui hoạch vùng nuôi thủy sản bãi bồi và cồn mới nổi ven biển 03 huyện Cầu Ngang, Châu Thành và Duyên Hải; Qui hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất Nông –lâm – diêm nghiệp và nuôi trồng thủy sản tỉnh Trà Vinh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, nhằm có cơ sở để phát triển và xây dựng các vùng nuôi tập trung của tỉnh, góp phần đảm bảo môi trường sinh thái.
Để đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành cần có những chính sách nhất quán cụ thể:
- Chính sách quy hoạch vùng nuôi có tiềm năng như nuôi thủy sản bãi bồi và cồn mới nổi ven biển 03 huyện Cầu Ngang, Châu Thành và Duyên Hải.
- Chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, thực hiện cụ thể việc chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả, đất trũng nhiễm mặn, ngập úng sang NTTS theo các quy hoạch phát triển.
- Có chính sách hỗ trợ rủi ro cho các hộ nuôi thủy sản: rủi ro về dịch bệnh, thiên tai,… để giúp các hộ này khắc phục rủi ro và có đủ vốn để tái đầu tư sản xuất. Đối tượng sẽ được hưởng những chính sách này là các tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư sản xuất, các cơ sở sản xuất, cung cấp giống.
- Tạo môi trường ưu đãi để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư trong các lĩnh vực nuôi thủy sản, sản xuất giống, thức ăn, thuốc hóa chất phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, góp phần thúc đẩy nghề nuôi thủy sản phát tri ển nhanh và bền vững.
- Có chính sách hỗ trợ các cơ sở sản xuất và các hộ nuôi chi phí kiểm tra giống đặc biệt là giống tôm sú, tôm thẻ chân trắng để nguồn giống cung ứng cho nuôi trồng đảm bảo sạch bệnh, hạn chế rủi ro trong nuôi trồng.
- Về bao tiêu sản phẩm cần có chính sách quyết định cụ thể đảm bảo sự phát triển ổn định cho đầu ra sản phẩm cho người nuôi đồng thời đảm bảo nguồn cung nguyên liệu ổn định chi các doanh nghiệp.
3.2.3.3. Giải pháp về giống nuôi trồng thủy sản
Đối với nguồn giống nội địa:
- Tận dụng khai thác những nguồn giống tự nhiên, đồng thời đầu tư nghiên cứu và tiếp nhận những qui trình sản xuất các loại giống mới có khả năng phát triển nuôi trồng trên địa bàn. Kiện toàn hệ thống sản xuất và cung ứng giống có chất lượng, đầy đủ. Xây dựng trung tâm giống của tỉnh với hệ thống các trại giống cả 3 vùng mặn, lợ, ngọt. Thực hiện tốt quản lý nhà nước trong lĩnh vực giống. Củng cố và nhân rộng các mô hình nuôi, các tổ chức sản xuất hiệu quả như: tổ hợp tác, HTX, các chi hội, tổ chức cộng đồng. Đặc biệt là nuôi rải vụ để có đủ nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu quanh năm.
- Tổ chức nhân rộng những mô hình đã nghiên cứu và ứng dụng thành công trong sản xuất giống thủy sản. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích
các cơ sở sản xuất giống, đặc biệt là các cơ sở sản xuất giống tôm, ứng dụng các qui trình sản xuất theo tiêu chuẩn SQF-1.000. Tăng cường liên kết với các cơ sở sản xuất giống trong khu vực ĐBSCL và các vùng trên cả nước về phương diện liên doanh, liên kết sản xuất giống; tạo nên một chuỗi thị trường năng động giữa sản xuất giống - sản xuất và kinh doanh thức ăn, thuốc thú y-nuôi tôm - và chế biến xuất khẩu.
- Xây dựng thêm các trại sản xuất giống có đủ trang thiết bị hiện đại trong sản xuất, kiễm định chất lượng giống. Nên đầu tư chiều sâu vào hệ thống trại giống hiện có, nâng cao về trình độ kỹ thuật lai tạo, sinh sản nhân tạo, chủ động linh hoạt trong khâu sản xuất các loại cá giống có giá trị thương phẩm và hiệu quả kinh tế. Cần quản lý chặt chẽ con giống trong mùa vụ thả tôm của huyện. Nên nhập các đối tượng nguồn giống mới nhưng phải được kiễm dịch rất kỹ càng,đãm bảo sạch bệnh chất lượng cao.
- Quy hoạch các trại sản xuất giống theo khu vực nhằm chủ động phục vụ cho các vùng nuôi trong tỉnh và các tỉnh lân cận, nhằm giảm chi phí vận chuyển và chủ động kiểm soát được nguồn giống tại chỗ.
- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm dịch con giống; phát triển hệ thống dịch vụ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch tôm nuôi và thay vì nhà nước trực tiếp kiểm tra từng cơ sở nhỏ lẻ, thì chỉ nên xây dựng các văn bản để kiểm soát họat động của các cơ sở kiểm dịch dịch của Bộ, các Sở NN&PTNT, Sở Thủy sản nhằm hạn chế chi phí nhân lực và nâng cao hiệu quả quản lý.
Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Quyết định 103/2000/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thủy sản và Quyết định 112/2004/QĐ-