Thực trạng về sản lượng, năng suất nuôi trồng thủy sản của tỉnh Trà Vinh

Một phần của tài liệu nuôi trồng thuỷ sản tỉnh trà vinh thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 89)

2.3.1. Giá trị sản xuất ngành thủy sản trong cơ cấu ngành nông – lâm – ngư nghiệp

Ngành thủy sản được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, thế mạnh về nuôi trồng và khai thác thủy hải sản, tuy được chú trọng đầu tư phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh; các công trình phục vụ phát triển nuôi trồng, khai thác thủy sản triển khai chậm; chưa có giải pháp khai thác có hiệu quả năng lực đánh bắt hải sản xa bờ đã được đầu tư; nuôi tôm sú còn thiệt hại do chất lượng con giống và nguồn nước không tốt; năng lực sản xuất giống, nhất là giống cá

còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu cho nghề nuôi. Kiểm tra, kiểm soát giống thủy sản chưa tốt. Mặc dù vậy, ngành thủy sản đã đạt được những thành tựu nhất định trong lĩnh vực khai thác lẫn nuôi trồng.

Giá trị sản xuất của ngành thủy sản theo giá trị thực tế theo ngành kinh tế qua các năm thì chếm giá trị rất cao đứng thứ hai chỉ sau ngành nông nghiệp, đã khẳng định được thế mạnh của ngành trong nền kinh tế của tỉnh. (Phụ lục 1).

Ngành thủy sản và dần dần ngành được khẳng định vị trí trong nền kinh tế, trong đó ngành nuôi trồng luôn có giá trị sản xuất cao giá trị trung bình chếm trên 70% tổng giá trị sản xuất của ngành thủy sản, nhưng bên cạnh đó ngành khai thác cũng được chú trọng đầu tư nên giá trị cũng được tăng đáng kể.

Xét về giá trị sản xuất toàn giai đoạn thì giá trị sản xuất tăng trong đó giai đoạn 2007 -2008 giá trị sản xuất của ngành thủy sản có chiều hướng giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, về mặt cơ cấu của ngành năm 2006 thì ngành thủy sản chếm 33,31% trong tổng cơ cấu giá trị ngành nông – lâm – thủy sản đến năm 2010 chếm 28,71%. Qua thực tế xét về mặt cơ cấu trong toàn ngành thì cơ cấu ngành thủy sản có sự tăng giảm qua các năm, năm 2010 tuy có cơ cấu thấp hơn năm 2006 nhưng xét về mặt giá trị vẫn cao hơn xấp xỉ gấp đôi, giá trị sản xuất năm 2006 là 3.213.880 triệu đồng năm 2010 có giá trị chếm 6.109.057 triệu đồng, tuy giảm nhưng vẫn có giá trị cao trong cơ cấu ngành.

Bảng 2.10: Cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản theo giá trị thực tế phân theo ngành hoạt động (2006 – 2010)

Đơn vị:%

Năm Khai thác Nuôi trồng Dịch vụ

2006 20,4 75,4 4,2

2007 24,1 71,2 4,7

2008 26,7 68,4 4,9

2009 21,6 70,6 7,8

2010 25,5 68,4 6,1

Giá trị sản xuất thủy sản luôn chếm tỷ trọng cao nếu xét trong giai đoạn 2006 - 2010 thì giá trị này tăng từ hơn 3.213.880 triệu đồng đến năm 2010 tăng hơn 6.109.057 triệu đồng, trong giai đoạn này thời kỳ 2007 do tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường; cuộc khủng hoảng tài chính từ cuối năm 2007, kéo theo suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương, chính vì đều này mà giá trị sản xuất của các ngành kinh tế không riêng gì thủy sản đều bị ảnh hưởng và suy giảm. Trong tổng giá trị sản xuất của ngành thủy sản thì ngành nuôi trồng vẫn có giá trị cao nhất và không ngừng tăng lên.

Trong nền kinh tế của tỉnh Trà vinh thì ngành thủy sản được xem là thế mạnh và được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh được các cấp chính quyền chú trọng quan tâm đầu tư phát triển đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng phát triển ở cả 3 vùng nước mặn, lợ và ngọt, từ nhiều năm qua đã đạt sản lượng cao.

Một phần của tài liệu nuôi trồng thuỷ sản tỉnh trà vinh thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 89)