Sản xuất giống

Một phần của tài liệu nuôi trồng thuỷ sản tỉnh trà vinh thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 105)

Trà Vinh là một tỉnh vùng ven biển của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có tốc độ phát triển kinh tế chậm so với các nhiều tỉnh khác trong khu vực. Với sự nỗ lực thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất, ngành NTTS được Trà Vinh xem như đòn bẩy thúc đẩy ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến thành bại của ngành ở Trà Vinh là yếu tố con giống, luôn cần được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương.

Ngành nuôi của tỉnh đang phải đối mặt với tình trạng người dân nhập giống trôi nổi không rõ nguồn gốc đã mang nhiều mầm bệnh, gây nhiều thiệt hại đáng kể. Từ năm 2001, Bộ Thủy sản (trước đây) đã tiến hành quy hoạch các vùng sản xuất giống thủy sản trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời, năm 2004 Chính phủ cũng đã ban hành

Quyết định số 112/2004/QĐ - TTg phê duyệt Chương trình sản xuất giống thủy sản đến năm 2010.

Theo Viện Kinh Tế và Quy Hoạch Thủy Sản đã đưa ra 3 phương án phát triển quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2020, trong nhu cầu quy hoạch phát triển NTTS của các tỉnh ĐBSCL thì nhu cầu về con giống của tỉnh Trà vinh cụ thể là:

Bảng 2.15: Nhu cầu về con giống trong việc phục vụ quy hoạch NTTS của tỉnh Trà Vinh

Đơn vị: Triệu con

Giống thủy sản mặn, lợ Giống thủy sản nước ngọt

Tổng số Tôm Tôm chân trắng Nghêu Các loại khác tra phi Tôm càng xanh Các loại khác QH 2010 3.000 640 407 219 132 3 216 96 4.713 QH 2015 2.900 800 630 219 245 10 258 129 4.961 ĐH 2020 3.500 1.460 890 230 495 14 324 145 6.168

Nguồn: Viện Kinh Tế và Quy Hoạch Thủy Sản

Theo chiến lược phát triển quy hoạch NTTS thì nhu cầu con giống của tỉnh luôn tăng do diện tích và sản lượng thủy sản nuôi tăng trong giai đoạn 2008-2020, dẫn đến nhu cầu con giống cũng tăng theo.

Nguồn giống nội: Theo thống kê năm 2009 toàn tỉnh có 122 trại sản xuất giống tôm hoạt động, công suất thiết kế trại sản xuất là 1,45 tỷ con/năm và 44 cơ sở di nhập con giống ngoài tỉnh về ương dưỡng cung cấp cho hơn 25.000 hộ dân thả nuôi trong tỉnh hàng năm. Năm 2009 đã sản xuất 600 triệu con, đạt 41,4% công suất thiết kế, chếm 37% nhu cầu giống thả nuôi trong tỉnh. Các trại sản xuất giống chủ yếu tập trung ở huyện Duyên Hải, một phần ở Cầu Ngang, Trà Cú và Thị xã Trà Vinh. Dịch vụ ương, thuần dưỡng: có 44 cơ sở ương thuần dưỡng và dịch vụ giống

tôm sú, trong năm đã thuần dưỡng và xuất bán được 1 tỷ con tôm giống chiếm 62,5% nhu cầu. Tỉnh đã tiến hành đầu tư cơ sở sản xuất giống của tỉnh như Trung tâm giống thủy sản TX. Trà Vinh, cải tạo nâng cấp trại giống tôm Hiệp Mỹ - Cầu Ngang với tổng nguồn vốn đầu tư 3,82 tỷ đồng. Kế hoạch được hoàn thành vấn đề về con giống sẽ được giải quyết phần nào đáp ứng nhu cầu của người nuôi.

Tuy nhiên tỉ lệ kiểm dịch chất lượng tôm giống trong từng mẻ xuất rất thấp. Chất lượng con giống không đồng đều và phụ thuộc rất nhiều vào trình độ tay nghề của người sản xuất, trang thiết bị và quy trình sản xuất giống, công nghệ và chất lượng nguồn tôm giống bố mẹ... nên tỉ lệ tôm giống sạch bệnh, chất lượng cao trong từng mẻ sản xuất thường đạt rất thấp.

Theo Trung tâm Giống thủy sản tỉnh Trà Vinh thường vào vụ nuôi giá tôm sú giống tăng mạnh nhưng nguồn cung không đủ cầu. Tôm giống sản xuất tại địa phương (P12-P15) giá 50 - 65 đồng/con. Giá tôm sú mẹ (tôm biển) có nguồn gốc Cà Mau trọng lượng 180 - 220gam/con (chất lượng tịnh trung bình) giá 3 - 3,5 triệu đồng/con; loại tôm mẹ tốt từ 4,5 - 5 triệu đồng/con nhưng nguồn cung cũng rất hạn chế đồng thời cũng phải cảnh giác chất lượng và nguồn gốc tôm giống.

Trong việc kiểm định chất lượng con giống thì toàn tỉnh cũng chỉ có 2 phòng kiểm dịch bằng hệ thống PCR. Trong khi các thương lái luôn tìm mọi cách né tránh sự kiểm soát của cán bộ Thanh tra nông nghiệp và Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Lực lượng Thanh tra nông nghiệp và kiểm dịch của Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì quá mỏng. Nhiều cơ sở cung cấp giống trong tỉnh cũng né kiểm dịch, chấp nhận nhập tôm không rõ nguồn gốc để bán với giá rẻ bằng 50% giá bán tôm giống đã qua kiểm dịch. Nguồn giống sạch bệnh tại tỉnh đang thiếu trầm trọng. Để có nguồn giống cung cấp cho người nuôi tôm, ngành Nông nghiệp tỉnh chỉ đạo Chi cục Nuôi trồng thủy sản ngoài việc khuyến khích các trại sản xuất tôm giống trong tỉnh tăng cường sản xuất giống có chất lượng, sạch bệnh; tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp chuyên sản xuất và cung cấp tôm giống đảm bảo đủ nhu cầu giống thả nuôi trong tỉnh. Đồng thời, buộc các doanh nghiệp phải cam kết và đảm bảo giống có chất lượng tốt, sạch bệnh… Nếu kiểm tra phát hiện các đàn tôm bị nhiễm bệnh

thì doanh nghiệp đó phải hỗ trợ 100% chi phí giống để nông dân khôi phục thả nuôi trở lại…”. Năm 2010 toàn tỉnh có trên 1,62 tỷ con tôm giống thả nuôi, nhưng chỉ có khoảng 300 triệu con giống được kiểm dịch. Đây là thực trạng hết sức báo động đối với ngành nuôi.

Trước tình hình nghề nuôi cua biển đang phát triển mạnh, mà bên cạnh đó nuôi tôm sú lại gặp nhiều khó khăn, nhiều cơ sở sản xuất giống tôm sú trên địa bàn huyện Duyên Hải đã chuyển sang hoặc kết hợp với sản xuất giống cua nhân tạo. Từ vài cơ sở sản xuất cua giống nhân tạo năm 2011 đến vụ cua năm 2012, số cơ sở sản xuất, ương dưỡng tôm sú giống chuyển sang cua tăng lên 12 cơ sở, với năng lực sản xuất từ 400 – 500 ngàn con giống/cơ sở. Bên cạnh đó tình trạng nuôi nghêu của tỉnh hiện đang sử dụng nguồn giống tự nhiên, tỉnh đang xúc tiến việc xây dựng các trại sản xuất nghêu giống địa điểm xây dựng là huyện Duyên Hải hoặc là huyện Cầu Ngang, công suất trại 2 tỷ con/năm.

Tỉnh đã thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” khuyến khích các cơ sở sản xuất giống hiện có đầu tư nâng cấp, mở rộng sản xuất nhằm đáp ứng khả năng cung ứng trên 70% nhu cầu con giống sản xuất tại địa phương, cần có những chính sách ưu đãi đầu tư vốn, đào tạo nguồn nhân lực trong nghiên cứu và sản xuất con giống. Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất đến lưu thông, tiêu thụ giống, tăng cường xét nghiệm và loại bỏ tôm bố mẹ bị bệnh trước khi cho sinh sản và quản lý số lần sinh sản của chúng. Đồng thời tiến hành kiểm dịch bằng phương pháp PCR hoặc mô học tận gốc đối với giống sản xuất trong tỉnh cũng như giống nhập tỉnh.

Giống ngoại nhập:

Trước tình trạng giống tôm trong tỉnh không đáp ứng đủ nhu cầu thì nguồn giống ngoại nhập là đều tất yếu. Nguồn giống này phải được kiểm dịch một cách cẩn thận trước khi cho nhập vào tỉnh đảm bảo an toàn cho vùng nuôi. Trước đây lực lượng kinh doanh giống được các cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ, kiểm tra yêu cầu kỹ thuật và kiểm dịch thường xuyên, nên các cơ sở chủ yếu cạnh tranh về chất lượng tôm giống. Từ khi chuyển dịch cơ cấu sản xuất đến nay, do nhu cầu lớn các

trại tôm giống hình thành khắp nơi, nên công tác quản lý không còn chặt chẽ như trước. Trên 65% lượng tôm sú giống nhập tỉnh vẫn chưa qua kiểm dịch, vì thế không ai dám bảo đảm chất lượng. Một thực trạng bức xúc hiện nay là tôm giống nhập từ tỉnh bạn có giá rẻ hơn tôm giống sản xuất tại địa phương. Khi vào vụ do cần giống để thả nuôi thế là bà con mua đại, bất kể chất lượng dẫn đến tình trạng tôm chết tràn lan.

Trên thực tế, với hệ thống sông ngòi chằng chịt, rất nhiều ngõ để có thể nhập tôm vào tỉnh mà không qua kiểm dịch trước thì việc thực hiện quản lý chất lượng tôm giống nhập vào Trà Vinh ngày càng khó khăn hơn. Công việc kiểm dịch giống thủy sản phải được quan tâm hơn trước tình trạng giống vào tỉnh luôn mang nhiều mầm bệnh khó kiểm soát.

Trước thực trạng này để đảm bảo có nguồn tôm giống sạch bệnh thì Trung tâm giống thủy sản Trà Vinh đã xem xét thành lập một đoàn kiểm tra, tiêu hủy những lô tôm giống nhập tỉnh không đạt yêu cầu và có dấu hiệu bệnh đến mức phải tiêu hủy. Đây là một trong những điều kiện cần và phải có để tổ chức, liên hệ thông tin về chất lượng con giống nhằm đảm bảo được nguồn giống sạch. Để đảm bảo phất triển bền vững cần điều tra hiện trạng tổng thể nghề sản xuất giống và nghề nuôi tôm của tỉnh, đồng thời đó các cơ quan chuyên môn phải dự báo biến động của môi trường, thị trường, dịch bệnh... để có qui hoạch tổng thể hoàn chỉnh nghề nuôi thủy sản.

Một số loại giống phải nhập từ ngoài tỉnh vào như cá chẽm, cá lóc, tôm các loại,… vì lượng giống trong tỉnh không đủ để đáp ứng nhu cầu.

Tuy nhiên, để nghề nuôi thủy sản của Trà Vinh mang tính bền vững, nguồn con giống phải được tỉnh tự túc thông qua việc đầu tư phát triển hệ thống sản xuất con giống, tăng cường các thiết bị kiểm tra chất lượng tôm bố mẹ và cả con tôm giống.

Một phần của tài liệu nuôi trồng thuỷ sản tỉnh trà vinh thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)