Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt

Một phần của tài liệu nuôi trồng thuỷ sản tỉnh trà vinh thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 85)

Trà vinh là một trong những tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL cùng mang một đặc điểm chung của địa hình khu vực có hệ thống kênh rạch chằng chịt. Mặc dù là tỉnh giáp biển với hơn một nửa là diện tích nhiễm mặn nhưng tỉnh vẫn có diện tích không bị nhiễm mặn và ít bị nước mặn xâm nhập chính đều đó giúp cho ngành nuôi thủy sản nước ngọt phát triển với hệ thống sông ngòi, kênh rạch, ao hồ thậm chí cả diện tích trồng lúa và cây ăn trái đều có sự có mặt của các đối tượng thủy sinh.

Vùng ngọt hoàn toàn gồm huyện Cầu Kè, một phần huyện Tiểu Cần và Càng Long

nuôi cá tra vùng ngọt. Ở các huyện vùng nước ngọt ngoài nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa, vài ba năm nay có phong trào nuôi khoảng 100 ha cá tra, cá ba sa khá hiệu quả. Các huyện Càng Long, Châu Thành và thị xã Trà vinh cũng nuôi tôm càng, cá các loại và nhiều loại thủy sản khác cho thu nhập cao. Diện tích mặt nước luôn gắn liền với sự phát triển của ngành kết hợp với các biện pháp canh tác cùng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật góp phần đem sản lượng nuôi đáng kể.

Bảng 2.8: Diện tích mặt nước NTTS nước ngọt tỉnh Trà Vinh (2006 -2010)

Đơn vị: Ha Năm Loại thủy sản 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng diện tích mặt nước NTTS 39.931 38.603 33.084 33.955 32.841 Tổng số 14.737 7.339 7.483 6.709 6.363 Nuôi cá 6.530 6.911 6.642 5.778 5.597 Nuôi tôm 8.207 428 840 896 742 Nuôi hỗn hợp và thủy sản khác … … … 35 24

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Trà vinh (NGTK 2006 – 2010)

Những năm qua do diễn biến thất thường của khí hậu đã ảnh hưởng không nhỏ đến diện tích nuôi thủy sản nước ngọt. Diện tích luôn giảm qua các năm có tăng nhưng không đáng kể; năm 2006 là 14.737 ha chếm 36,9%, nhưng đến năm 2010 là 5.597 ha chỉ chếm 19,38%, giảm một cách đáng kể hơn 9.14 ha, chủ yếu giảm ở diện tích nuôi tôm nước ngọt (Bảng 2.8). Nguồn nước ngọt thượng nguồn sông Hậu và Sông Tiền có vai trò rất lớn trong phát triển nuôi nước ngọt, tuy diện tích nuôi không nhiều nhưng chủ yếu nuôi hình thức thâm canh nên mang về sản lượng lớn.

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo tinh thần Nghị quyết 09/2000/NQ-TTg của Chính phủ: Một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch

cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và kế hoạch Quyết định số 38/QĐ- UBT ngày 20/8/2001 của UBND tỉnh, về việc phê duyệt định hướng quy hoạch chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa năng suất thấp, các vùng trồng lúa 1 vụ bấp bênh, các vùng đất hoang hoá ven sông sang NTTS nước ngọt tập trung đã cải thiện hiệu quả khai thác trên một đơn vị diện tích, sang nuôi trồng thủy sản và trồng màu. Bên cạnh đó diện tích trồng xen canh hoặc thâm canh trên đất lúa, nuôi trồng trong các mương vườn vườn trái cây góp phần mở rộng diện tích nuôi.

Việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa trồng cây ăn trái trên địa bàn tỉnh đến năm 2010 thì diện tích nuôi thuỷ sản đã được mở rộng khoảng 19.500 ha; bao gồm vườn cây ăn trái kết hợp nuôi thuỷ sản 6.277 ha (tăng hơn năm 2001 là 4.285 ha); lúa kết hợp nuôi cá là 1.500 ha, tăng 446 ha; lúa kết hợp nuôi tôm càng xanh 1.520 ha, tăng 1.481 ha; chuyên nuôi tôm càng xanh 500 ha và nuôi thuỷ sản trong ao hồ 9.753 ha, trong đó có 150 ha nuôi cá tra. Đây là một thành quả hết sức quan trọng mà các cấp lãnh đạo đã đạt được sau hơn 10 năm thực hiện nghị quyết. Hầu hết người dân đều tham gia tích cực trong việc áp dụng nuôi thâm canh, xen canh hoặc chuyển đổi diện tích trồng lúa, hoa màu không hiệu quả sang nuôi thủy sản. Ngành thủy sản mang lại lợi nhuận cao hơn gấp nhiều lần so với trồng lúa nên người dân rất phấn khởi.

Trong một nghiên cứu mới đây của Viện Kinh tế - Quy hoạch thủy sản, diện tích nuôi nước ngọt được khai thác mới và chuyển đổi sang NTTS từ năm 2008 – 2020 là 2.644 ha. Trong đó ao, hồ mương vườn 390 ha nuôi tôm, cá ruộng lúa 3.034 ha. Đây sẽ là tính hiệu khả quan nếu diện tích được khai thác đưa vào sử dụng.

Bảng 2.9: Diện tích khai thác mới và chuyển sang NTTS nước ngọt tỉnh Trà Vinh (2008 – 2020).

Đơn vị: ha

Đối tượng Diện tích khai thác Tổng DT ĐBSCL

Ao hồ, mương, vườn 390 27.769

Nuôi tôm, cá ruộng lúa. 3.034 100.559

Diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo loại hình mặt nước năm 2008 là nuôi ao hồ nhỏ mương vườn 6.379ha, nuôi tôm cá ruộng lúa là 7.932 ha, nuôi mặt nước lớn là 289ha.

Vùng nước ngọt tiếp tục phát triển mạnh mô hình nuôi tôm càng xanh trong mương vườn và kết hợp với ruộng lúa, phát triển nuôi cá tra, các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ gắn với đầu tư chế biến xuất khẩu; tăng cường đầu tư các công trình thủy lợi, kiểm soát môi trường, quản lý chặt chẽ chất lượng con giống, đảm bảo lịch thời vụ và tăng cường phòng chống dịch bệnh nhằm đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản bền vững, phấn đấu tăng sản lượng nuôi trồng, khai thác. Theo sở NN – PTNT đối với các huyện vùng nước ngọt ven tuyến sông sông Cổ Chiên, sông Hậu, khẩn trương quy hoạch vùng nuôi cá da trơn, tôm càng xanh phục vụ chế biến xuất khẩu.

2.2.2.2. Các phương thức nuôi trồng

Đối với môi trường nước ngọt có các hình thức nuôi đơn giản, đây là loại hình rất phổ biến gắn liền với kinh tế hộ gia đình phát triển từ những hình thức đơn giản nhất, hiện nay các phương thức dần được cải thiện trước yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Các phương thức nuôi trồng nước ngọt được chia theo loại hình mặt nước:

+ Nuôi cá, ao, hồ nhỏ, mương vườn (nuôi cá nước tĩnh, nuôi cá nước chảy, nuôi có quạt sục khí). Đối với loại hình ao hồ nhỏ, mương vườn: Trà vinh thuộc hạ lưu của hệ thống sông Mê Kông với hệ thống kênh rạch chằng chịt, do đó có nhiều lợi thế cho phát triển NTTS trong các ao hồ nhỏ và mương vườn. Loại hình mặt nước ao hồ nhỏ này được hình thành chủ yếu do người dân lấy đất làm vườn và làm nhà. Hình thức nuôi, chủ yếu quảng canh cải tiến, bán thâm canh, VAC và trang trại, chủ yếu là nuôi ghép các loài cá truyền thống; thả giống chính vụ từ trung tuần tháng 3 đến cuối tháng 5; mật độ 1 - 3 con/m2; kích cỡ 30 - 80 con/kg (tùy loài). Khi cá đạt cỡ thương phẩm tiến hành đánh tỉa và thả bù.

cấy lúa, nuôi cá vụ ba). Đây là mô hình được áp dụng rộng rãi trên địa bàn tỉnh nói riêng và toàn vùng ĐBSCL nói chung, nuôi tôm càng xanh, nuôi cá với mô hình tôm + lúa, cá + lúa ở vùng nước ngọt và kể cả nước lợ.

 Các loại thủy sản đặc trưng của môi trường nước ngọt như cá tra, tôm càng xanh, các loài cá khác (cá lóc, cá chẽm ,cá rô,…) nếu xét theo cách đầu tư thì có các hình thức nuôi chủ yếu như: cá tra được nuôi theo hình thức thâm canh trong ao đất đáp ứng nhu cầu chế biến và xuất khẩu, canh tác cá – lúa, tôm càng xanh được nuôi với hình thức đa dạng nhất như nuôi chuyên canh, quảng cang cải tiến nuôi kết hợp với trồng lúa là nhiều nhất và nuôi luân canh lúa nước (một vụ lúa – một vụ tôm, hai lúa – một tôm), mương vườn.

+ Cá xen lúa: Thời vụ thả từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 3 (sau khi cấy lúa 15 – 20 ngày thì thả cá), mật độ 100 – 120 con/sào, kích cỡ 20 – 30 con/kg.

+ Ruộng cấy 1 vụ lúa, nuôi 1 vụ cá (chủ yếu ở các vùng chiêm trũng): Thời vụ thả từ tháng 4 đến đầu tháng 5 (riêng cá trắm cỏ thả cá sau khi gặt lúa xong), mật độ 170 – 180 con/sào, kích cỡ 10 – 40 con/kg (tùy loài).

+ Cá vụ 3: Thả giống từ cuối tháng 8 đến tháng 9, mật độ 40 – 60 con/sào, kích cỡ 5 – 10 con/kg.

Đặc biệt cá tra và tôm càng xanh được áp dụng hình thức nuôi công nghiệp là chủ yếu, đây được xem là hai đối tượng nước ngọt chủ lực góp phần cung cấp nguồn hàng xuất khẩu của tỉnh.

Một phần của tài liệu nuôi trồng thuỷ sản tỉnh trà vinh thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 85)