Giải quyết việc làm và tăng thu nhập

Một phần của tài liệu nuôi trồng thuỷ sản tỉnh trà vinh thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 28)

Đây là ngành cần sử dụng nhiều lao động nên đã giải quyết phần nào vấn đề việc làm cho một bộ phận lao động của xã hội. Hằng năm thu hút một lượng lớn lao động tham gia, NTTS được phát triển rộng khắp trên cả nước giải quyết một lượng lớn lao động nông nghiệp. Đặc biệt là lao động ở nông thôn và ven biển sẽ là những nơi mà lao động sẽ có nhiều cơ hội về việc làm. Hoạt động nuôi trồng thủy sản phần lớn vẫn sử dụng lao động thủ công từ các khâu cải tạo môi trường nuôi thủy sản cho đến thả giống, chăm sóc, thu hoạch... đều cần đến bàn tay chăm sóc của con người. Đây được xem là một trong những vai trò quan trọng của ngành trong việc giải quyết vấn đề lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Ao hồ nhỏ là thế mạnh của NTTS ở các vùng nông thôn Việt Nam. Người nông dân tận dụng ao hồ nhỏ như một cách tận dụng đất đai và lao động.

Mặt khác, do hiệu quả từ việc NTTS đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể từ việc chuyển đổi kết hợp giữa trồng lúa và NTTS, mô hình này đã đem lại thu nhập cao hơn so với thế độc canh cây lúa trên một diện tích, tăng thêm nguồn thu nhập đảm bảo đời sống nhân dân và nâng cao hơn mức sống của người dân. Các trang trại nuôi trồng thủy sản cho năng suất ngày càng cao đồng nghĩa với mức thu nhập ngày càng lớn. Lợi nhuận từ những diện tích nuôi trồng là rất lớn, hàng năm ngoài việc trừ chi phí nông dân có thể lời hàng trăm triệu đồng trên diện tích nuôi đảm bảo nguồn thu ổn định. Theo ước tính, có khoảng 150 triệu người sống phụ thuộc hoàn toàn hoặc một phần vào ngành thủy sản. Một bộ phận dân cư ở vùng ven biển đã giàu lên nhanh chóng, rất nhiều gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo nhờ NTTS.

Ngành thủy sản đã lập nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo bằng việc phát triển các mô hình NTTS đến cả vùng sâu, vùng xa, không những cung cấp nguồn dinh dưỡng, đảm bảo an ninh lương thực mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo. Ở

Việt Nam, tại các vùng duyên hải, từ năm 2005, nuôi thủy sản nước lợ đã chuyển mạnh từ phương thức nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh, thậm chí nhiều nơi đã áp dụng mô hình nuôi thâm canh them mô hình công nghệ nuôi công nghiệp. Các vùng nuôi tôm rộng lớn, hoạt động theo mô hình sản xuất hàng hóa lớn đã hình thành, một bộ phận dân cư vùng ven biển đã giàu lên nhanh chóng nhờ mô hình nuôi trồng thủy sản. Nuôi tôm đã trở thành ngành sản xuất chính ở ven biển Việt Nam, đem lại thu nhập cao, giá trị xuất khẩu lớn. Thu nhập từ nuôi tôm đã trở thành hoạt động kinh tế, tích lũy chủ yếu và nguồn tái đầu tư cơ bản các hạng mục kinh tế - xã hội của nhiều địa phương, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn ven biển.

Một phần của tài liệu nuôi trồng thuỷ sản tỉnh trà vinh thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 28)