Định hướng về phát triển nuôi trồng thuỷ sản

Một phần của tài liệu nuôi trồng thuỷ sản tỉnh trà vinh thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 118)

3.1.1. Định hướng chung * Về cơ cấu diện tích nuôi:

- Giảm dần về diện tích nuôi trồng theo hình thức nuôi quảng canh cải tiến, bán thâm canh và tiến tới mô hình nuôi thâm canh. Đồng thời không chặt phá rừng để nuôi tôm, tân dụng ruộng lúa một vụ để nuôi tôm nhưng không lấn diện tích trồng lúa, tận dụng ruộng muối để nuôi tôm.

- Mở rộng diện tích nuôi thâm canh, có năng suất cao, công nghệ sạch và bảo vệ môi trường. Nâng cao năng suất, sản lượng các vùng nuôi tôm quảng canh hiện có, trên cơ sở nâng cấp hệ thống thủy lợi, áp dụng rộng rãi công nghệ nuôi tiên tiến

- Tăng diện tích nuôi cá, tôm trong ao, hầm, mương đây được xem là khu vực dễ chăm sóc và đạt năng suất cao. Tăng số lượng lồng bè trên sông, cải tiến kết cấu và vật liệu làm bè nhằm giảm đầu tư xây dựng cơ bản.

* Về đối tượng nuôi:

Tiến hành nuôi những giống loài có giá trị kinh tế cao vừa đáp ứng nhu cầu trong nước và cung ứng cho xuất khẩu đêm lại thu nhập cao: tôm sú, tôm càng xanh, nhuyễn thể,…Tăng tỷ lệ các đối tượng trong sản lượng nuôi trồng, tăng tỷ lệ có giá trị xuất khẩu vào ao nuôi, hồ, mương và nuôi bè.

- Phát triển nuôi trồng các loại có giá trị kinh tế cao, phục vụ xuất khẩu, đặc biệt là các loại tôm. Đa dạng hóa các loại tôm như tôm sú, tôm hùm, tôm càng xanh, đưa tôm thẻ chân trắng vào một trong các đối tượng nuôi trồng chính, tăng lợi thế cạnh tranh bằng tôm sú có kích cỡ với sức cạnh tranh cao trên thị trường. Cùng với nuôi công nghiệp sạch bệnh cần phát triển nuôi sinh thái ở những vùng phù hợp. Mở rộng nuôi các loại các như: cá basa, cá tra, rô phi đơn tính và các đối tượng nước ngọt xuất khẩu khác.

* Về giống:

Quy hoạch lại hệ thống trại giống sản xuất, trại ương và cung cấp giống cho nghề nuôi. Tạo điều kiện cho việc sinh sản của các giống cá tôm nhằm góp phần hoàn chỉnh quy trình nuôi.

- Nâng cấp các trại sản xuất giống tạo ra được nhiều loại giống có năng suất, chất lượng cao. Hoàn thiện hệ thống nghiên cứu, sản xuất, cung ứng giống thủy sản từ Trung ương đến các địa phương. Đến năm 2015: cung cấp 100% giống thủy sản cho nhu cầu nuôi; 70% giống các đối tượng nuôi chủ lực (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, tôm càng xanh, rô phi, nhuyễn thể) là giống sạch bệnh. Phấn đấu đến năm 2020: 100% giống các đối tượng nuôi chủ lực là giống chất lượng cao, sạch bệnh.

- Công tác kiễm dịch giống thủy sản cần được chú trọng hơn nữa. Nuôi thả đúng thời vụ và làm tốt việc hạn chế rủi ro, dịch bệnh.

Về công tác quy hoạch:

Tiếp tục xây dựng và thực hiện tốt các quy hoạch phát triển NTTS theo tuyến, theo vùng, trên từng địa phương đảm bảo nâng cao giá trị sản phẩm của ngành một cách vững chắc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có kết quả, từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành.

- Tiếp tục hoàn chỉnh việc chuyển đổi đất ruộng trũng, đất nông nghiệp kém hiệu quả sang NTTS. Nhanh chóng đưa các dự án đầu tư nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm trên cát.

Về khoa học công nghệ:

- Phát triển nghiên cứu khoa học, công nghệ sinh học, công nghệ biến đổi gen để cung ứng đầy đủ và kịp thời giống thủy sản có chất lượng với giá bán hợp lý.

- Thực hiện chuyển giao nhanh, phổ biến các kỹ thuật nuôi trồng tiên tiến cho ngư dân. Khuyến khích các thành phần kinh tế đẩy mạnh giống sản xuất thương phẩm cung cấp cho thị trường. Đảm bảo sản xuất đủ các loại giống tôm, các rô phi, tôm càng xanh, các loại nhuyễn thể, cá nước ngọt và cá biển. Nhập khẩu một số loại giống cần thiết trên cơ sở có sự tính toán, cân đối hợp lý.

Tổ chức quản lý sản xuất:

- Cần quản lý tốt việc nhập khẩu, sản xuất và lưu thông thức ăn, các chế phẩm dùng trong NTTS. Bên cạnh đó, cần đảm bảo sự thông thoáng theo môi trường chính sách đổi mới để phát huy, khai thác một cách hiệu quả các nguồn nhân lực trong nhân dân.

- Tổ chức tốt việc thực hiện quy hoạch nuôi trồng thủy sản đảm bảo tuân thủ các quy định về điều kiện sản xuất, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời tạo mối liên kết chặt chẽ giữa nuôi trồng với chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

- Tiến hành quản lý vùng nuôi tốt, đảm bảo về sinh vùng nuôi, vệ sinh chất lượng sản phẩm từ vùng nuôi, xây dựng vào phổ biến mô hình quản lý cộng đồng ở các vùng nuôi thủy sản. Không sử dụng hóa chất kháng sinh bị cấm.

- Xây dựng dự án phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ NTTS, tổ chức các chương trình đào tạo, cán bộ lao động nghề các phục vụ chiến lược phát triển lâu dài.

3.1.2. Định hướng cụ thể phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh Trà Vinh

Trong tương lai sẽ đưa ngành thủy sản nói chung và NTTS nói riêng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh dựa trên những tiềm năng và phát huy những lợi thế sẵn có của Tỉnh. Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ nông dân sản xuất. Quản lý chặt chẽ lịch thời vụ, tăng cường kiểm soát và phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Nhân rộng mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là mô hình sản xuất, cung ứng giống theo phương thức xã hội hóa để đảm bảo nhu cầu giống chất lượng cao cho sản xuất. Tiếp tục chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất và sắp xếp tổ chức lại sản xuất để đạt hiệu quả cao hơn.

- Triển khai quy hoạch chi tiết nuôi thủy sản các huyện; rà soát diện tích nuôi thủy sản đảm bảo các điều kiện nuôi thâm canh, an toàn dịch bệnh; đầu tư nâng cao năng lực sản xuất giống, thực hiện việc đánh số cơ sở, vùng nuôi đối với con nuôi chủ lực.

+ Vùng nước mặn, lợ phát triển nhanh và vững chắc nuôi tôm sú theo hình thức công nghiệp, mở rộng diện tích nuôi cua, nghêu, sò ở các cồn nổi, bãi bồi, ven biển. + Vùng nước ngọt tiếp tục phát triển mạnh mô hình nuôi tôm càng xanh trong mương vườn và ruộng lúa, phát triển nuôi cá tra, các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ gắn với đầu tư chế biến xuất khẩu; tăng cường đầu tư các công trình thủy lợi, kiểm soát môi trường, quản lý chặt chẽ chất lượng con giống, đảm bảo lịch thời vụ và tăng cường phòng chống dịch bệnh nhằm đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản bền vững, phấn đấu tăng sản lượng nuôi trồng.

- Diện tích nuôi: phấn đấu năm 2011 diện tích nuôi thủy sản vùng nước mặn, lợ trên 41.000 ha (có 25.300 ha nuôi tôm sú); diện tích nuôi thủy sản vùng nước ngọt 13.000 ha (phấn đấu trên 200 ha nuôi cá da trơn). Đến năm 2015 sẽ thực hiện quy hoạch mở rộng diện tích nuôi ở cả 3 vùng mặn, lợ và ngọt có 66.000 ha (trong đó, có khoảng 7.000 - 8.000 ha nuôi công nghiệp và bán công nghiệp tôm sú, 1.000 - 1.400 ha nuôi cá tra xuất khẩu, 5.700 ha nuôi nghêu, sò huyết, 1.830 ha nuôi tôm thẻ chân trắng, 12.000 ha nuôi cua biển kết hợp....). Diện tích nuôi tập trung ở các huyện:

+ Huyện Duyên Hải 530 ha (gồm Xã Long Hữu- khu vực trong đê bao thuộc Chương trình 773 và Dự án đê bao ngăn lũ chống triều cường (các cấp 15, 16, 17). Khu nuôi tôm của cơ sở giáo dục Bến Giá với tổng diện tích 370 ha; xã Ngũ Lạc- Khu đê bao ấp Đường Liếu 60 ha; Xã Long Vĩnh - Khu vực đê bao thuộc chương trình 773 ấp La Ghi, Gạch Cò khoảng 300 ha).

+ Huyện Cầu Ngang với 350 ha, (gồm Xã Mỹ Long Bắc 200 ha, Khu vực ngoài đê bao quốc phòng 150 ha; khu cồn Bần 100 ha; Xã Vĩnh Kim - Khu vực ngoài đê bao quốc phòng 150 ha).

+ Huyện Châu Thành khoảng 100 ha (Khu quy hoạch nuôi tôm thâm canh bậc cao thuộc xã Long Hòa). Huyện Trà Cú 200 ha, gồm ấp Bà Nhì, xã Đôn Châu 100 ha và ấp Bà Nhì, xã Đôn Xuân 100 ha.

Quy hoạch thành những vùng nuôi tập trung các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải, Châu Thành nuôi nghêu, huyện Duyên Hải nuôi sò huyết, triển khai quy hoạch nuôi

cá da trơn trên tuyến sông Tiền và sông Hậu tra tập trung chủ yếu ở huyện Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Kè và Châu Thành.

Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa lớn trên các vùng nước mặn lợ, nước ngọt với hai đối tượng nuôi chủ lực là tôm nước lợ, cá tra. Tiếp tục phát triển mạnh mẽ nuôi trồng thủy sản với các hình thức, hệ thống và đối tượng phù hợp với mọi trình độ, vùng sinh thái, song ưu tiên cho nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh và tập trung. Chuyển sang nuôi trồng bán thâm canh và thâm canh, áp dụng công nghệ mới. Đẩy mạnh phát triển nuôi tôm sú ở các huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành và đạt diện tích nuôi đến năm 2020 khoảng 35.000 ha bao gồm nuôi thâm canh, bán thâm canh 13.900 ha, nuôi quảng canh cải tiến 12.300 ha, tôm rừng 2.500 ha.

Sẽ tập trung phát triển NTTS vùng ven biển với những bãi bồi, cồn nổi với nhiều loại thủy sản đa dạng có giá trị kinh tế cao, tập trung đầu tư phát triển các đối tượng chủ lực (tôm sú, cá tra, tôm thẻ chân trắng, cá rô phi, nhuyễn thể, tôm càng xanh và các loài cá biển để phục vụ xuất khẩu). Đối với nuôi nhuyễn thể tỉnh sẽ thực hiện quy hoạch thành những vùng nuôi tập trung.

Mở rộng quy mô diện tích nuôi trồng thủy sản ở những vùng sản xuất lúa kém hiệu quả, từng bước xây dựng các vùng chuyên canh, tăng nhanh diện tích vùng nuôi trồng kết kết hợp. Phấn đấu mở rộng trên 50.000 ha đất ven biển và 15.000 ha đất bãi bồi và cồn nổi để nuôi trồng thủy sản theo hướng đa dạng hóa vật nuôi như: tôm, cá, cua, nghêu, sò huyết… phát triển nhanh và bền vững diện tích nuôi tôm sú theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp; tiếp tục phát triển nuôi tôm càng xanh trong mương vườn, ruộng lúa ở các vùng nước lợ thuộc lưu vực Láng Thé và Cái Hóp; nuôi cá da trơn ở lưu vực sông Cần Chông và Cầu Kè.

- Cùng với việc thực hiện định hướng chung của cả nước, giảm dần diện tích nuôi quảng canh cải tiến, bán thâm canh tiến dần đến nuôi thâm canh.

Một phần của tài liệu nuôi trồng thuỷ sản tỉnh trà vinh thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 118)