Công tác khuyến ngư và chuyển giao công nghệ

Một phần của tài liệu nuôi trồng thuỷ sản tỉnh trà vinh thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 110)

Công tác khuyến ngư được triển khai chặt chẽ theo hệ thống chân rết, hệ thống khuyến ngư ngày càng mở rộng và hoạt động có hiệu quả. Đa số nông dân đã sử dụng hóa chất, kiểm tra môi trường, tuân thủ lịch thời vụ, nắm bắt kịp thông tin khoa học kỹ thuật do trung tâm khuyến ngư đưa ra.

Các mô hình trình diễn:Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh đã phối hợp với địa phương xây dựng

2 mô hình trình diễn nuôi tôm sú theo qui trình GlobalGAP (GlobalGAP là tổ chức thiết lập các tiêu chuẩn chứng nhận tự nguyện cho các sản phẩm ngành nông nghiệp và thủy sản toàn cầu), tại xã Hiệp Mỹ Đông (huyện Cầu Ngang) và Hiệp Thạnh (huyện Duyên Hải). Qui trình GAP là mô hình sản xuất mới ở vùng ngập mặn, ven biển tỉnh Trà Vinh, sản phẩm làm ra sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn GAP. Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% chi phí con giống và 30% chi phí thức ăn; người nuôi còn được cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư hướng dẫn kỹ thuật thông qua các lớp tập huấn, hội thảo đầu bờ. Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư quốc gia đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh tổ chức hội thảo, tổng kết mô hình; tập huấn qui trình, kỹ thuật nuôi tôm sú theo qui trình GAP cho 30 nông dân nuôi tôm theo hình thức thâm canh (công nghiệp) ở 3 huyện trọng điểm nuôi tôm sú của tỉnh gồm: Duyên Hải, Cầu Ngang và Trà Cú, nhằm nhân rộng mô hình trong vụ nuôi tôm sú năm 2012.

Việc tổ chức các buổi khuyến ngư trực tiếp đến các hộ nông dân và vùng nuôi đôi lúc cũng gặp nhiều khó khăn, hiện tại trên phương tiện truyền hình tỉnh cũng tổ chức xây dựng chương trình khuyến ngư ở các đài truyền thanh và truyền hình địa phương, lắp đặt hệ thống truyền thanh và tăng cường các biện pháp truyền thông như bản tin nhanh, loa phóng thanh công cộng, vô tuyến địa phương theo giờ hàng ngày truyền bá kiến thức thông tin về công nghệ và kỹ thuật NTTS, để người nuôi có thể theo dõi hàng tuần nắm bắt được những kiến thức cơ bản nhất về chăn nuôi.

Ngoài ra, còn kết hợp với các đơn vị sản xuất thuốc thú ý, thức ăn nuôi thủy sản. Tổ chức nhiều cuộc hội thảo với các nội dụng hướng dẫn sử dụng thuốc, phương pháp phòng ngừa dịch bệnh, sử dụng các sản phẩm để quản lý các vùng nuôi.

Trong các năm qua, khuyến ngư trung ương và các tỉnh ĐBSCL đã hỗ trợ đắc lực cho phát triển NTTS thông qua các cuộc tập huấn, hội thảo, thực hiện các điểm trình diễn, cấp phát các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi và phòng trừ bệnh thủy sản.Tuy nhiên đội ngũ khuyến ngư còn mỏng, chưa đến tuyến các huyện thị. Mặc dù theo Khoản 1, 2 - Điều 11 – Chương III - Nghị định 56 về tổ chức thực hiện, tại

mỗi xã, phường, huyện thị đều phải có cán bộ khuyến nông, khuyến ngư tuy có nhưng chưa chi tiết cho khuyến ngư đây cũng là đều bức xúc trong thực tế phát triển.

Tỉnh cũng đang tiếp tục xây dựng các mô hình khuyến ngư, nhân rộng các mô hình tốt trong sản xuất; thực hiện tốt các chính sách khuyến khích các nhà khoa học trong và ngoài ngành chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất có năng suất, chất lượng và hiệu quả. Thành lập các trạm khuyến ngư cấp huyện ở tất cả các huyện trong vùng, ở các xã nên có đội kỹ thuật thủy sản và cán bộ khuyến ngư, mỗi ấp nên có 1 mô hình trình diễn mẫu cho nhân dân làm theo. Được sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước các cấp chính quyền địa phương tiến hành chuyển giao những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật lại cho người nuôi nắm vững.

Một phần của tài liệu nuôi trồng thuỷ sản tỉnh trà vinh thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)