Các nhân tố ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản của tỉnh Trà Vinh

Một phần của tài liệu nuôi trồng thuỷ sản tỉnh trà vinh thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 45)

Trà Vinh với hệ thống sông ngòi chằng chịt và nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế thủy sản. Trong thời gian qua ngành thủy sản nói chung và ngành NTTS nói riêng luôn được củng cố và không ngừng phát triển góp phần quan trọng vào việc ổn định và tăng tích lũy cho nền kinh tế, tạo nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến, tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho người lao động, từng bước hình thành những cụm kinh tế chuyên ngành tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả, là động lực để thúc đẩy ngành công – nông – thương nghiệp và dịch vụ phát triển, góp phần không nhỏ cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư đưa công nghệ hiện đại phục vụ sản xuất, tạo tiền đề để thúc đẩy quá trình xã hội hóa sản xuất, mở rộng phân công lao động về ngành nghề để sản xuất hàng hóa phát triển, làm nhân tố kích thích phát triển giữa các ngành các vùng nhất là gắn công nghiệp với nông - lâm - ngư nghiệp góp phần nâng cao đời sống dân cư trong cộng đồng. Để đạt được thành tựu quan trọng như thế trong nền kinh tế thì Tỉnh đã có rất nhiều nhân tố thuận lợi từ tự nhiên cho đến kinh tế - xã hội góp phần thúc đẩy ngành NTTS phát triển.

2.1.1. Vị trí địa lý

Vị trí địa lý là yếu tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung và của từng ngành nói riêng. Trà Vinh với tổng diện tích tự nhiên 2295,1 km2, tỉnh nằm trong tọa độ địa lý giới hạn từ: 9031’46’’ đến 10004’05” vĩ độ Bắc và 105057’16” đến 1060 36’04” kinh độ Đông.

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Trà Vinh năm 2010

BẾN TRE VĨNH LONG

SÓC TRĂNG

BIỂN ĐÔNG Đường giao thông

+ Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long thông qua quốc lộ 53 dài 168 km, là tuyến đường giao thông quan trọng với việc giao lưu theo đường bộ chủ yếu diễn ra trên tuyến quốc lộ 53 nối liền với tỉnh Vĩnh Long giúp cho Trà Vinh nhiều điều kiện tiếp xúc với các tiến bộ kinh tế, giao thông thông suốt giúp việc buôn bán trao đổi hàng hóa với các tỉnh và khu vực trong cả nước được thuận lợi hơn.

+ Phía Đông giáp sông Cổ Chiên, ngăn cách với tỉnh Bến Tre, thông qua tuyến quốc lộ 60 nối Trà Vinh với tỉnh Bến Tre bị chặn bởi dòng sông Cổ Chiên gây nhiều khó khăn trở ngại trong việc giao lưu buôn bán. Công trình cầu qua sông Cổ Chiên trên quốc lộ 60 hoàn thành thì sẽ rút ngắn khoảng cách giữa Trà Vinh và thành phố Hồ Chí Minh một trung tâm kinh tế năng động của miền Nam thông qua tỉnh Bến Tre, mang đến nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, với hệ thống giao thông hoàn thiện việc trao đổi, buôn bán diễn ra một cách hiệu quả hơn. Nằm trong vùng kinh tế tương đối năng động nên việc giao thương vận chuyển hàng hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc liên kết hợp tác phát triển kinh tế với khu vực.

+ Phía Tây giáp sông Hậu một trong hai nhánh sông chính của ĐBSCL, ngăn cách với tỉnh Sóc Trăng và bị chặn lại bởi dòng sông lớn này gây nên nhiều khó khăn, trở ngại. Qua tuyến phà Đại Ngãi nối Trà Vinh với huyện Cù Lao Dung của Sóc Trăng.

+ Phía Nam và Đông Nam giáp biển với chiều dài hơn 65 km, đây được xem là yếu tố quan trọng trong phát triển thủy sản nói chung và NTTS nói riêng. Tỉnh thường xuyên ở trong tình trạng bị nước biển xâm nhập đã gây nên không ít khó khăn cho việc trồng lúa nên nhiều vùng nông dân ở đây đã mạnh dạng chuyển hẳn sang mô hình NTTS hoặc kết hợp với trồng lúa đã đem lại hiệu quả cao, việc tận dụng nguồn nước ngọt trong mùa mưa để phát triển cây lúa đồng thời khi nước mặn xâm nhập vào đất ruộng ở khu vực thì người dân tiến hành nuôi thủy sản nước mặn. Vị trí địa lý của tỉnh mang đến một điều kiện vô cùng quan trọng cho ngành thủy sản nói chung và ngành nuôi trồng nói riêng với việc mở rộng diện tích nuôi trồng là đất bãi bồi và cồn nổi để nuôi trồng thủy sản theo hướng đa dạng hóa đối tượng

nuôi, nhằm sử dụng có hiệu quả tiềm năng diện tích nuôi trồng ở vùng bãi bồi và cồn nổi ven biển, ven sông, vùng đất rừng, đất nông nghiệp ngập nước khi triều lên; quy hoạch và giao đất bãi bồi, cồn nổi cho hộ dân tham gia tổ hợp tác và hợp tác xã sản xuất, ưu tiên giải quyết cho đối tượng là hộ ngư dân khai thác hải sản ven bờ chuyển nghề và hộ nông nghiệp không đất sản xuất ở các xã ven biển. Có địa thế tiếp giáp với biển Đông ở khu vực này có chế độ bán nhật triều đây là một trong những điều kiện ảnh hưởng đến ngành NTTS với nguồn lợi tự nhiên từ biển mang lại với nhiều giống loại thủy sản đa dạng hơn nữa có thể tận dụng nguồn nước biển mang lại. Là một tỉnh ven biển có gần một nửa diện tích nằm trong vùng bị nhiễm mặn thuận lợi cho phát triển NTTS thì việc tiếp giáp biển tự nhiên ngoài việc cung cấp nguồn sinh vật, các rặng san hô, ngoài ra còn giúp cho việc phát triển kinh tế vùng ven biển với các cảng biển có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế.

Là một tỉnh ven biển ở ĐBSCL và là một bộ phận của đồng bằng hạ lưu của sông Mêkông với một nguồn nước dồi dào của 2 nhánh sông lớn là vị thế thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản, đây là khu vực mà ngành thủy sản rất phát triển với nhiều tiềm năng NTTS nhất và có thể nói đây là vùng có nhiều lợi thế cho phát triển NTTS nhất thế giới. Trà Vinh có vị trí quan trọng về kinh tế cũng như quốc phòng. Thông qua các con sông và cửa sông, Trà Vinh có thể dễ dàng giao lưu với các tỉnh bằng đường thủy, nhờ đó mà việc trao đổi cũng như buôn bán các sản phẩm được dễ dàng hơn.

Nằm giữa hai nhánh sông lớn này và đổ ra biển cho phép Trà Vinh phát triển cả 3 mặt nước NTTS: mặn lợ và ngọt, nguồn nước ngọt được cung cấp từ sông Cổ Chiên và sông Hậu cùng với sông Mang Thít giúp cho việc NTTS nước ngọt phát triển thuận lợi hơn. Ngoài ra do phù sa sông có thể tạo ra những cồn nổi, bãi bồi ven sông sẽ được quy hoạch tập trung khai thác những điều kiện thuận lợi phục vụ NTTS. Một mặt, nguồn nước từ hai con sông lớn cung cấp cho các kênh rạch trong nội đồng phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp trong đó ngư nghiệp sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn hết. Khu vực trên 2 nhánh sông lớn người dân còn phát triển các hình thức nuôi lồng bè trên sông đem lại hiệu quả cao.

Đặc biệt trên cửa sông Định An, Chính Phủ đang tiến hành đầu tư xây dựng Cảng cho các luồng tàu thuyền có trọng tải lớn vào sông Hậu mở ra một hướng phát triển mới cho khu vực ĐBSCL. Đối với tỉnh Trà Vinh sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc giao lưu buôn bán thúc đẩy kinh tế phát triển.

Với địa thế này tỉnh Trà Vinh được chọn là tỉnh trọng điểm phát triển kinh tế biển cả về thủy sản lẫn thế mạnh trong giao lưu quốc tế, phát triển cảng nước sâu với vai trò khu vực, đặc biệt với nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển thủy sản được coi là thế mạnh trong phát triển kinh tế của tỉnh trong tương lai.

2.1.2. Các nhân tố tự nhiên 2.1.2.1. Địa hình 2.1.2.1. Địa hình

Nhìn một cách tổng quát thì địa hình tỉnh Trà Vinh tương đối bằng phẳng là một đồng bằng ven biển với nhiều cồn cát chạy dọc duyên hải.

Địa hình luôn được xem là yếu tố quyết định trong việc tổ chức quy hoạch phát triển của các ngành kinh tế. Địa hình đóng vai trò quan trọng trong việc lưu giữ, lan toả và thâm nhập của nguồn tài nguyên nước là thành phần thiết yếu trong NTTS. Địa hình Trà Vinh mang tính chất vùng đồng bằng ven biển, là vùng chịu ảnh hưởng bởi sự giao thoa giữa sông và biển chính đều này đã làm cho địa hình của tỉnh hình thành các vùng trũng, phẳng xen lẫn các giồng cát, càng về phía biển, các giồng cát càng cao và rộng lớn. Do sự chia cắt bởi các giồng và hệ thống trục lộ, kinh rạch chằng chịt, địa hình toàn vùng khá phức tạp. Các vùng trũng xen kẹp với các giồng cao, xu thế độ dốc chỉ thể hiện trên từng cánh đồng.

Địa hình các huyện phía bắc bằng phẳng hơn so với các huyện phía nam. Cao trình bình quân phổ biến từ 0,4 - 1,0 m, chiếm 66% diện tích đất tự nhiên. Phía Bắc địa hình bằng phẳng hơn phía Nam, địa hình cao nhất trên 4m, dọc ven biển là các giồng cát, gồm các giồng cát hình cánh cung phân bố ở Nhị Trường, Long Sơn (Cầu Ngang); Ngọc Biên (Trà Cú); Long Hữu (Duyên Hải). Địa hình thấp nhất dưới 0,4 m, tập trung tại các cánh đồng trũng xã Tập Sơn, Ngãi Xuyên, Ngọc Biên (Trà Cú); Thanh Mỹ (Châu Thành); Mỹ Hoà, Mỹ Long, Hiệp Mỹ (Cầu Ngang); Long Vĩnh (Duyên Hải) với độ cao từ 3 – 5 m.

Khu vực có địa hình cao hơn khu vực này được đặc trưng bởi quá trình hình thành các giồng cát cửa sông có cao trình từ 0,75 - 1,81 m so với mực nước biển.

Địa hình tỉnh Trà Vinh rất phức tạp, cây lúa chiếm ưu thế ở các vùng trung bình - thấp, một số vùng trũng ven sông có thể nuôi tôm tự nhiên hoặc tiến hành các hình thức nuôi xen canh tôm cá trên ruộng lúa, nuôi ở các mương vườn đây là một trong những hình thức đầy triển vọng trong phát triển nông nghiệp của tỉnh. Sự phân cắt của các giồng cát đã làm cho việc thực hiện các công trình dẫn ngọt khó khăn cũng như tập trung nước mưa nhanh gây ngập úng cho các vùng trũng kẹp giữa giồng. Nhìn chung, địa hình thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp là từ: 0,6 - 1m. Cao trình này thích hợp cho việc tưới tiêu tự chảy, ít bị hạn cũng như không bị ngập úng. Địa hình có hướng cao dần ra hướng bờ biển vì vậy ảnh hưởng của thủy triều có thể vào rất sâu, ở bờ biển đông có chế độ bán nhật triều tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ phát triển. Địa hình tương đối bằng phẳng với các ao, hồ, mương ruộng đều là những nơi có thể tiến hành nuôi trồng thủy sản và kể cả nuôi các diện tích mặt nước ở các sông lớn.

Địa hình đáy biển ven bờ: thành phần cơ học của nền đáy là đặc tính thỗ nhưỡng của nền đáy nơi có thủy vực quyết định cụ thể phân thành các nền đáy căn cứ vào cá hạt nhỏ kích thước dưới 0,01mm.

+ Nền đáy đá: không có hạt nhỏ, suối, sông đầu nguồn vùng núi chỉ có tảng đá lớn.

+ Nền cát: các hạt có kích thước nhỏ chiếm < 5%. + Nền cát bùn: các hạt kích thước nhỏ chiếm 5 -10%. + Nền bùn cát: các hạt có kích thước nhỏ chiếm 10 – 30 %. + Nền bùn: các hạt kích thước nhỏ chiếm 30 -50%.

+ Nền bùn nhão: các hạt kích thước nhỏ chiếm 50 %.

Căn cứ vào các đặc điểm trên thì ở đây địa hình vùng đáy ven biển là phần sát bờ tính từ mép nước đến độ sâu 5m có bề rộng 5-10km, cấu tạo chủ yếu cát hạt mịn, phần tiếp theo từ độ sâu 5m đến độ sâu 10m có bề rộng 10km, cấu tạo chủ yếu là bùn sét.

Địa hình tỉnh Trà Vinh tuy có sự phân hóa và có nhiều độ cao khác nhau, nhưng địa hình ở đây 100% hoàn toàn là đồng bằng đây là một trong những điều kiện tổ chức phát triển sản xuất nông nghiệp. Đây cũng là những điều kiện thuận lợi cho ngành NTTS phát triển trong điều kiện địa hình tương đối bằng phẳng.

2.1.2.2. Khí hậu

Trà Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ven biển, có điều kiện ánh sáng bức xạ dồi dào, nền nhiệt độ cao và ổn định, tuy nhiên, do đặc thù của vùng khí hậu ven biển tỉnh Trà Vinh có một số hạn chế về mặt khí tượng như: gió chướng mạnh, bốc hơi cao, mưa ít,... Các yếu tố của khí hậu có ảnh hưởng nhất định đến sự sinh trưởng và phát triển của thủy sinh vật.

Một năm có hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

- Nhiệt độ không khí: trung bình toàn tỉnh là 27,2o

C, nhiệt độ cao nhất đo được là 35,8oC, nhiệt độ thấp nhất đo được là 18,50C. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm thấp: 6,4oC. Đây là điều kiện để thủy sinh vật (tôm, cá,…) tồn tại và phát triển trong nền nhiệt giới hạn phát triển của thủy sinh vật từ 200

- 300C. Yếu tố này có vai trò quan trọng trong phát triển thủy sản ở Trà Vinh, đây là điều kiện giúp cho các loài thủy sinh vật phát triển quanh năm là điều kiện thuận lợi cho việc thich nghi phát triển của một số loài có giá trị kinh tế cao như: tôm sú, cua biển,....

- Bức xạ: toàn tỉnh có tổng số giờ nắng cao: 7,7 giờ/ngày, bức xạ quang hợp dồi dào: 82 cal/năm, cán cân bức xạ luôn dương cho phép cây trồng, vật nuôi phát triển quanh năm. Số giờ chiếu sáng cao và tương đối đồng đều là tiền đề cho quá trình quang hợp và tổng hợp chất hữu cơ của sinh vật. Độ ẩm trung bình năm biến thiên từ 80 - 85%.

- Chế độ mưa: Mưa là yếu tố khí hậu biến động mạnh theo không gian và thời gian, và là yếu tố có nhiều tác động - ảnh hưởng lớn đối với nền Nông nghiệp – Thủy sản, phân bố không ổn định và phân hóa mạnh theo thời gian và không gian.

+ Về thời gian: 90% lượng mưa của năm tập trung vào mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, các tháng có lượng mưa cao nhất là từ tháng 6 - tháng 10.

+ Về không gian:lượng mưa giảm dần từ Bắc xuống Nam, cao nhất ở Càng Long, Trà Vinh; thấp nhất ở Cầu Ngang và Duyên Hải; ở các huyện gần biển, mùa mưa bắt đầu muộn nhưng kết thúc sớm. Địa phương có số ngày mưa cao nhất là huyện Càng Long (118 ngày), thị xã Trà Vinh (98 ngày); thấp nhất là huyện Duyên Hải (77 ngày) và huyện Cầu Ngang (79 ngày).

Tổng lượng mưa từ trung bình đến thấp 1.227 - 1.588mm, mùa mưa đến sớm hơn, nông dân có điều kiện rửa mặn và xuống giống sớm, sản xuất lúa - tôm kết hợp đem lại hiệu quả cao.

Nhìn chung, do mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian, khiến ảnh hưởng ít nhiều đến việc sản xuất Nông nghiệp – Thủy sản. Khoảng 90% lượng mưa tập trung vào thời điểm ngập lũ khiến tình hình trầm trọng hơn, trong khi đó vào mùa khô thì rất ít mưa khiến xảy ra tình trạng khô hạn kéo dài. Tuy nhiên, việc tận dụng được các lợi thế do lượng mưa dồi dào đem lại, cũng như việc gia cố chống lũ tốt, sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hóa sản phẩm sản xuất cho ngành Nông nghiệp – Thủy sản.

- Chế độ gió và hướng gió:ảnh hưởng của chế độ gió mùa rõ rệt. Tháng 5 - 9 (mùa mưa): hướng gió chính là Tây - Nam đến Tây Tây - Nam. Cuối tháng 9 - 10: gió giảm dần, và đổi hướng Tây - Nam đến Đông Đông - Bắc. Tháng 12 - 2: gió thổi hướng Đông - Bắc đến Đông - Nam. Tháng 3 - 5: gió thổi theo hướng Đông đến Đông Đông - Nam.

Gió mùa Đông Bắc hoặc Đông Nam (gió chướng) hoạt động từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau có hướng song song với các cửa sông lớn. Gió chướng là nguyên nhân khiến cho nước biển dâng cao và đẩy mặn truyền sâu vào

Một phần của tài liệu nuôi trồng thuỷ sản tỉnh trà vinh thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)