Cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội

Một phần của tài liệu nuôi trồng thuỷ sản tỉnh trà vinh thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 29)

Nông nghiệp là ngành được xem là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm chủ yếu cho con người. Trong đó, NTTS có tầm quan trọng đặc biệt nó thể hiện ở việc tham gia vào cơ cấu bữa ăn cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng cho con người như tôm, cua, ghẹ,... đóng góp vào nền kinh tế, tạo ra mặt hàng xuất khẩu. Đối với bữa ăn hằng ngày ngoài lượng tinh bột thiết yếu thì nhu cầu thực phẩm cũng không kém phần quan trọng trong cơ cấu bữa ăn, một mặt do đời sống con người ngày càng được nâng cao, mức tiêu thụ cũng tăng. NTTS là nguồn cung cấp đạm động vật bổ dưỡng cho con người, các chất đạm từ cá, tôm, cua dễ tiêu hóa, không gây béo phì và nhất là cung cấp các nguyên tố vi lượng từ biển như i-ốt, canxi, brom, natri, sắt, mangan,... rất dễ hấp thụ và có lợi cho sức khỏe. Trong cơ cấu bữa ăn thì các sản phẩm từ NTTS xuất hiện ngày càng nhiều đảm bảo cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho con người với các hình thức nuôi tại chỗ đáp ứng nhu cầu thực phẩm tươi sống.

Theo báo cáo của FAO, NTTS hiện là nguồn cung cấp đạm động vật tăng trưởng nhanh nhất của thế giới và đáp ứng gần một nửa sản lượng tiêu thụ toàn cầu. Báo cáo nuôi trồng thủy sản thế giới năm 2010 cho thấy, sản lượng thủy sản nuôi của thế giới đã tăng hơn 60% từ 32,4 - 52,5 triệu tấn trong giai đoạn 2000 - 2008.

toàn thế giới vào khoảng 156,72 triệu tấn, trong đó nhu cầu làm thực phẩm chiếm 81,84%; phi thực phẩm chiếm 18,17%. Dự kiến trong năm 2012, thủy sản nuôi sẽ đáp ứng hơn 50% lượng tiêu thụ thủy sản của thế giới. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản bình quân đầu người trên toàn thế giới được dự đoán là 18,4 kg/người/năm năm 2010 và 19,1 kg/người/năm vào năm 2015. Nhu cầu thủy sản/đầu người năm 2010 đối với các loại cá sẽ là 13,7 kg/năm, và 14,3 kg/năm vào năm 2015, đối với nhuyễn thể và các động vật thủy sản khác sẽ là 4,7 kg vào năm 2010 và 4,8 kg vào năm 2015. Các nước đang phát triển sẽ đứng đầu về tốc độ tăng cầu theo đầu người, trong khi đó tốc độ tăng cầu/đầu người ở các nước phát triển nhìn chung sẽ có xu hướng giảm xuống. Trong tổng mức tăng về nhu cầu sản phẩm thủy sản thì khoảng 46% mức tăng là do sự gia tăng dân số, số còn lại 54% là do sự phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó lượng thủy sản tiêu thụ cho các hoạt động khác cũng chếm phần đáng kể như nhu cầu về sản phẩm thủy sản để làm thức ăn cho động vật và gia cầm hoặc dầu sẽ tăng 1,1%/năm trong giai đoạn 2000 - 2010 và 0,5%/năm trong giai đoạn 2010 - 2015. Lượng thủy sản cần thiết để đáp ứng nhu cầu sản xuất thức ăn cho động vật và cho các mục đích phi thực phẩm khác trên toàn thế giới khoảng 45.432 triệu tấn vào năm 2015.

Bảng 1.1: Nhu cầu thủy sản trên thế giới đến năm 2010

Thứ

tự Các nhu cầu Châu Phi

Bắc Mỹ Caribe, Nam Mỹ Châu Á Châu Âu, Nga Châu Đại Dương Toàn thế giới I. Tổng nhu cầu (triệu tấn) 8.735 9.047 19.180 91.310 20.584 7.862 156.718 1 Phi thực phẩm (triệu tấn) 736 1.278 12.873 7.469 6.001 109 28.466 2 Thực phẩm (triệu tấn) 7.999 7.769 6.307 83.841 14.583 7.753 128.252 3 Mức tiêu thụ/ người (kg) 8.8 23.4 10.6 20.2 20.5 22.1 18.4 II Dân số (triệu người) 997 332 595 4.145 713 34 6.816

Một phần của tài liệu nuôi trồng thuỷ sản tỉnh trà vinh thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 29)