Những khó khăn, hạn chế trong hoạt động nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu nuôi trồng thuỷ sản tỉnh trà vinh thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 114)

Tuy có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển NTTS nhưng tỉnh cũng đang mắc phải những khó khăn hạn chế từ nhiều khâu trong NTTS có thể điểm qua một vài khó khăn hạn chế của ngành: Nuôi trồng thủy sản đòi hỏi chi phí đầu tư cao, nhất là chi phí đầu tư xây dựng công trình ao nuôi. Tuy nhiên, do đa số hộ nuôi thiếu vốn sản xuất nhất là các hộ nuôi theo hình thức quảng canh, quảng canh cải tiến và tư tưởng chủ quan trong quá trình nuôi, vì vậy một số hộ nuôi xây dựng công trình ao nuôi không đúng qui trình kỹ thuật, không có ao lắng, ao xử lý nước; Trong sản xuất thì giảm những khoản chi phí không phù hợp nên làm cho nghề nuôi trồng thủy sản phát triển thiếu tính ổn định.

Cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS:

- Việc xây dựng công trình ao nuôi không đúng quy trình kỹ thuật, không có ao lắng, ao xử lý nước. Trong quá trình sản xuất thì giảm các chi phí không phù hợp nên làm cho ngành nuôi trồng thủy sản tỉnh phát triển thiếu tính ổn định. Nhiều cơ sở nuôi còn dùng chung đường cấp thoát nước nên dẫn đến tình trạng ô nhiễm ảnh hưởng các vùng nuôi lân cận.

- Cơ sở hạ tầng tuy được đầu tư nhưng còn thiếu và hiệu quả sử dụng còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, nhất là hệ thống giao thông thủy lợi, điện phục vụ riêng cho ngành NTTS. Hệ thống thủy lợi chưa hoàn chỉnh, khả năng phục vụ còn thấp chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Hệ thống thủy lợi (cung cấp và tiêu thoát nước) còn yếu kém, hệ thống cấp, thoát chưa riêng biệt chưa phù hợp và đáp ứng được đòi hỏi có tính đặc thù của NTTS, không cung cấp đủ nước đảm bảo chất lượng cho NTTS cũng như không

đảm bảo việc tiêu nước khi bị ô nhiễm là nguyên nhân cơ bản gây ra dịch bệnh và hiệu quả sản xuất kém của nhiều vùng NTTS.

Quy hoạch: Khu NTTS tập trung còn ít, đa số là sản xuất mạnh mún, nhỏ lẻ nuôi tôm ở Trà Vinh mang tính chất hộ gia đình, qui mô nhỏ lẻ nên việc quản lý nguồn nước thải ở các hộ có tôm bị chết gặp nhiều khó khăn, chưa hình thành được vùng sản xuất nguyên liệu tập trung mang tính hàng hóa lớn. Trong phát triển nuôi trồng tuy có quy hoạch nhưng chậm công bố và quy hoạch chậm hơn so với nhu cầu phát triển sản xuất. Nhiều nơi nuôi còn mang tính tự phát; phần lớn lại tập trung ở các vùng mặn, lợ; các vùng nước ngọt còn yếu phát triển tự phát thiếu quy hoạch đồng bộ, mức độ đầu tư cho nghề nuôi còn thấp.

- Việc gia tăng quá mức về diện tích NTTS và công tác quy hoạch NTTS, đặc biệt là theo vùng nuôi, chưa được tốt đã và đang làm cho nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm ảnh hưởng xấu tới NTTS. Nhiều khu vực do tự phát NTTS phá vỡ quy hoạch sản xuất nông nghiệp, nhất là ở những vùng canh tác lúa do ngọt hoá trước đây, việc cấp thoát nước cho NTTS gây ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác, làm tăng mâu thuẫn giữa các ngành nghề ở số địa phương.

- Địa phương và ngành thủy sản chậm trễ trong việc xây dựng các qui hoạch chi tiết và dự án, Nhà nước thiếu cơ sở để phân bổ đầu tư, đầu tư cho phát triển NTTS nhìn chung còn quá thấp chưa tương xứng với khả năng và những kì vọng phát triển. Hợp tác giữa các ngành các cấp chưa chặt chẽ, chưa có qui hoạch phát triển liên ngành, liên vùng cho nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là việc phát triển thủy lợi nằm trong ngành nông nghiệp do chưa thấy được nhu cầu thủy lợi hoá phục vụ NTTS có sự khác biệt rất lớn so với việc ngọt hoá một số vùng để phát triển nông nghiệp, nên đã gây ra những khó khăn nhất định khi địa phương muốn triển khai nhanh kế hoạch phát triển NTTS của mình.

Tổ chức quản lý và sản xuất:

- Thiếu sự liên kết trong sản xuất, sự liên kết giữa người nuôi với người nuôi, thành lập ban quản lý vùng nuôi để tự quản lý công đồng về con giống, môi trường nước, dịch bệnh thủy sản, sự liên kết giữa người nuôi với nhà khoa học, sự liên kết

giữa người nuôi với doanh nghiệp thu mua, chế biến sản phẩm xuất khẩu. Chính vì vậy người nuôi chịu áp lực của dịch bệnh và giá cả thị trường.

- Thiếu chính sách hỗ trợ phát triển đặc biệt là chính sách rủi ro cho người nuôi thủy sản thiệt hại. Hằng năm người nuôi phải chịu những tổn thất trong quá trình nuôi do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên hoặc chất lượng con giống không đảm bảo, nhưng vẫn chưa có những chính hỗ trợ thiệt hại cho người dân..

- Quản lý của nhà nước trong lĩnh vực nuôi trồng còn nhiều hạn chế do các hệ thống văn bản còn thiếu, một số văn bản chồng chéo chưa có hướng dẫn cụ thể rõ ràng.

- Các cơ sở chế biến tuy thu mua hết sản phẩm của các hộ nuôi nhưng phải chờ đợi lâu vào thời điểm thu hoạch làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và bị ép giá.

Nguồn vốn: Nuôi trồng thủy sản đòi hỏi chi phí đầu tư cao, nhất là chi phí đầu tư xây dựng công trình ao nuôi. Tuy nhiên, do đa số hộ nuôi thiếu vốn sản xuất nhất là các hộ nuôi theo hình thức quảng canh, quảng canh cải tiến và tư tưởng chủ quan trong quá trình nuôi, vì vậy một số hộ nuôi xây dựng công trình ao nuôi không đúng qui trình kỹ thuật, không có ao lắng, ao xử lý nước. Trong sản xuất thì giảm những khoản chi phí không phù hợp nên làm cho nghề nuôi trồng thủy sản phát triển thiếu tính ổn định. Nguồn vốn đầu tư vào ngành trên địa bàn tỉnh chưa thật sự ổn định. Nhiều năm nay nhiều hộ nuôi trên địa bàn tỉnh đã gặp không ít khó khăn trong việc tìm được nguồn vốn vai nhất là những lúc người nuôi bị thiệt hại, nhu cầu về vốn để tái sản xuất cho các hộ nuôi tôm hiện nay đang trở nên bức xúc nhất. Lợi nhuận từ hoạt động NTTS rất cao nhưng khi có rủi ro thì thiệt hại cũng rất lớn, dẫn đến tình trạng người nuôi thiếu vốn trầm trọng.

Trình độ nguồn lao động: Trình độ kỹ thuật của người nuôi chưa đều. Trình độ dân trí trong tỉnh còn hạn chế, nhất là nông dân ở các vùng sâu vùng xa, tiếp thu công nghệ và kĩ thuật mới còn chậm đây là đều mà các cấp quản lý luôn quan tâm giải quyết. Đa số người nuôi trong tỉnh còn dựa vào kinh nghiệm nuôi thực tế, số lượng qua đào tạo thực sự chưa nhiều. Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật

chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là cán bộ chuyên biệt về công nghệ sản xuất giống sạch bệnh, sản xuất thức ăn, xử lý môi trường và phòng trừ dịch bệnh.

Về con giống: nhiều khuyến cáo mở rộng diện tích vùng nuôi nhưng một thực trạng đặc ra cho ngành NTTS là vấn đề thiếu nguồn con giống chất lượng. Các cơ sở sản xuất giống trong tỉnh không đủ cung cấp từ đó dẫn đến vấn đề là phải nhập giống phải đối mặt với vấn đề chất lượng con giống, mặt khác lại chưa chủ động được nguồn giống nuôi, vì thế mà phong trào nuôi chưa ổn định và thiếu vững chắc, nguồn giống ngoại nhập thì không đảm bảo chất lượng, chưa kiểm dịch một cách triệt để.

Ngoài ra, ngành NTTS của tỉnh cũng đang đối mặt với khó khăn trong công tác kiểm tra chất lượng thức ăn, thuốc thú y thủy sản. Người sản xuất và các cơ sở kinh doanh chưa có ý thức cao trong việc thực hiện, quán triệt các qui định trong nuôi trồng thủy sản, sử dụng các loại thuốc, thức ăn thủy sản thiếu sự kiểm tra về các sản phẩm trong việc mua và sử dụng. Về mặt giao thông thủy lợi điện phục vụ NTTS tuy được chú trọng phát triển nhưng chưa được hoàn thiện chưa đạt được hiệu quả cao nhất.

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH

Một phần của tài liệu nuôi trồng thuỷ sản tỉnh trà vinh thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 114)