Nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ

Một phần của tài liệu nuôi trồng thuỷ sản tỉnh trà vinh thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 77)

Trà Vinh có gần một nửa diện tích nằm trong vùng bị nhiễm mặn, vùng nước lợ gồm huyện Cầu Ngang, một phần Trà Cú và Châu Thành, phần còn lại gồm toàn bộ huyện Duyên Hải, các xã ven biển thuộc huyện Cầu Ngang và xã Long Hòa, huyện Châu Thành là vùng mặn hoặc ngọt theo mùa những vùng nhiễm mặn của Duyên Hải, Trà Cú, Cầu Ngang hầu như không được canh tác. Những năm gần đây, tỉnh đã tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quy hoạch các vùng nuôi trồng thủy sản trên diện tích không phù hợp cho trồng trọt. Các vùng này đều chuyển sang nuôi tôm sú với các mô hình mới mang lại hiệu quả cao.

Ngành NTTS tỉnh Trà vinh phát triển sôi động ở khu vực ĐBSCL với nhiều điều kiện thuận lợi. Diện tích NTTS mặn – lợ của tỉnh luôn có sự biến động năm 2006 diện tích mặt nước NTTS của tỉnh là 25.194, năm 2007 thì diện tích này lại

tăng lên 31.264 ha, tiếp tục lại giảm vào năm 2008 đây là giai đoạn mà diện tích mặt nước NTTS giảm mạnh nhất 5.663 ha, đến năm 2010 thì diện tích giảm còn 26.479 ha. Nếu tính so với năm 2006 thì diện tích mặt nước NTTS năm 2010 chỉ tăng khoảng 1.285 ha.

Bảng 2.6 : Diện tích mặt nước NTTS mặn, lợ tỉnh Trà Vinh ( 2006 – 2010)

Đơn vị: Ha

Loại thủy sản Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng diện tích nuôi trồng 39.931 38.603 33.084 33.955 32.841 Tổng diện tích nuôi trồng mặn, l 25.194 31.264 25.601 27.246 26.479 Nuôi cá 2.349 5.130 36 … … Nuôi tôm 22.845 26.134 25.566 21.152 21.873 Nuôi hỗn hợp và thủy sản khác … … … 6.094 4.606

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh (Niên giám thống kê 2006 – 2010).

Ở môi trường nước mặn lợ thì diện tích nuôi tôm luôn chiếm diện tích lớn hơn các loại thủy sản khác năm 2006 diện tích mặt nước nuôi tôm là 22.845 ha trong khi đó diện tích mặt nước nuôi cá chỉ có 2.349 ha. Đến năm 2008 thì diện tích nuôi cá giảm một cách đáng kể chỉ còn 36 ha. Ở môi trường mặn lợ hầu như là diện tích nuôi tôm chiếm ưu thế. Diện tích nuôi trồng mặn lợ có cơ cấu lớn trong diện tích nuôi trồng thủy sản là 63.1% năm 2006 những đến năm 2010 chiếm 80.63%, chủ yếu là do tăng diện tích mặt nước nuôi tôm.

Diện tích mặt nước NTTS ở đây chưa kể đến các diện tích nuôi trồng xen với đất lúa, đất rừng. Đối với vùng ruộng nhiễm mặn được đã quy hoạch chuyển đổi khu vực nước mặn, lợ thuộc các huyện: Duyên Hải, Trà Cú, Cầu Ngang nuôi tôm sú và nghêu, sò huyết. Từ nhiều năm nay do ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu nước biển dâng cao làm cho diện tích ngập mặn ở những vùng ven biển ngày càng nhiều, Trà vinh là tỉnh ven biển diện tích ngày càng tăng lên phần lớn là diện tích trồng lúa

Trà Vinh vùng nuôi thủy sản mặn lợ được xác định là toàn bộ diện tích bị nhiễm mặn quanh năm, với tổng diện tích đất có khả năng NTTS 28.000 ha thuộc huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành, các xã ven biển thuộc huyện Cầu Ngang và xã Long Hòa, huyện Châu Thành là vùng mặn hoặc ngọt theo mùa, các huyện kế cận cũng bố trí một số diện tích nuôi tôm kết hợp với cấy lúa 1 vụ.

Tiếp tục triển khai Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP của Chính phủ và kế hoạch Quyết định số 38/QĐ-UBT ngày 20/8/2001 của Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh về chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang NTTS và chỉ tập trung ở các vùng triều (bao gồm các ao đầm ven biển, ruộng nhiễm mặn và đất làm muối có khả năng chuyển đổi sang NTTS). Giai đoạn 2001-2003, bắt đầu triển khai Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP của Chính phủ, các tỉnh trong vùng đã thực hiện việc rà soát quỹ đất, các loại hình mặt nước, các vùng làm muối kém hiệu quả, các vùng đất cát hoang hóa quy hoạch chuyển đổi và triển khai các dự án NTTS, nên tốc độ tăng trưởng diện tích giai đoạn này đạt cao hơn các giai đoạn còn lại. Trong giai đoạn 2004-2008, tốc độ tăng diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Trà Vinh (24,78%/năm) cao nhất ĐBSCL. Sau hơn 10 năm thực hiện nghị quyết chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành thủy sản thì lĩnh vực nuôi thủy sản ở tỉnh phát triển khá mạnh ở 03 vùng nước ngọt, lợ và mặn. Tiêu biểu là huyện Cầu Ngang đến nay đã chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi thủy sản được hơn 7.365 ha (Theo thống kê của UBND huyện) là địa phương đi đầu trong các huyện vùng ven biển, nhưng đáng biểu dương là xã Mỹ Long Nam.

Diện tích nuôi ngày càng được mở rộng với nhiều đối tượng nuôi, tại các bãi bồi ven biển, Trà Vinh còn có mô hình nuôi nghêu và sò huyết. Tuy nhiên, diện tích nuôi còn khiêm tốn (1.500 ha/6.000 ha) nhưng hiệu quả đạt 1 vốn, 4 lời. Các hợp tác xã (HTX) nuôi nghêu đã giải quyết cho 1.785 xã viên có việc làm ổn định, thu nhập cao.

Trong giai đoạn 2008 - 2020 vấn đề chuyển đổi mặn, lợ chuyển đổi mạnh đến năm 2020 Trà Vinh là 5.756 ha trong đó nuôi nhuyễn thể bãi bồi 2.728 ha, nuôi chuyên ao 528 ha, nuôi tôm rừng 2.500 ha thể hiện ở bảng 2.10. Tỉnh có tổng diện

tích rừng ngập mặn 8.582 ha, đây sẽ là yếu tố quan trọng giúp cho diện tích nuôi xen canh ngày một mở rộng trên diện tích rừng.

Bảng 2.7: Diện tích khai thác mới và chuyển đổi sang NTTS mặn, lợ của tỉnh Trà Vinh ( 2008-2020)

Đơn vị: ha

Đối tượng Diện tích khai thác Tổng DT ĐBSCL

Nuôi nhuyễn thể bãi

bồi ven biển 2.728 12.391

Nuôi chuyên ao 528 17.980

Tôm – rừng 2.500 5.928

Nguồn: Viện Kinh tế - Quy hoạch Thủy Sản

Theo viện kinh tế - Quy hoạch Thủy Sản thì diện tích mới khai thác và chuyển đổi là 5.756 ha, được đưa vào sử dụng góp phần mở rộng thêm diện tích nuôi trồng thủy sản. trong năm 2007 tỉnh cũng đang trong giai đoạn thực hiện chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang NTTS hoặc kết hợp chuyên canh. Nuôi trồng thủy sản vùng nước mặn ven biển tiếp tục phát triển đa dang với nhiều loại như: tôm, cua, cá, sò huyết.

Diện tích nuôi một số đối tượng đối tượng chủ yếu:

- Tôm Sú: Diện tích nuôi tôm có sự chênh lệch rất nhiều với các đối tượng, ở vùng nước mặn lợ của tỉnh thì tôm sú là loại thủy sản được nuôi nhiều nhất. Báo cáo kinh tế của tỉnh qua các năm cho thấy năm 2007 diện tích nuôi tôm sú là 25.000ha với 34000 hộ thả nuôi, năm 2008 diện tích nuôi tôm sú là 26.385 ha tăng hơn so với năm trước là 1.385 ha , năm 2009 có diện tích nuôi là 21.152 ha diện tích nuôi đã có sự tụt giảm so với năm trước, 2010 diện tích nuôi tôm sú là 24.028 ha đến năm 2011 diện tích nuôi tôm sú là 24.594 ha, đến tháng 5/2012 diện tích nuôi tôm sú là 21.897 ha 21.904 hộ thả nuôi. Tuy diện tích tăng không nhiều nhưng do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đang góp phần năng cao năng suất, sản lượng.

25.000 26.385 21.152 24.028 24.594 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 2007 2008 2009 2010 2011 Năm Ha

Biểu đồ 2.4: Thể hiện diễn biến diện tích nuôi tôm sú giai đoạn (2007 -

2011)

- Tôm thẻ chân trắng (TCT): tháng 6/2008, UBND tỉnh đã có chủ trương quy hoạch vùng và nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh tại 04 huyện: Duyên Hải (730 ha), Cầu Ngang (400 ha), Trà Cú (400 ha) và Châu Thành (300 ha) tổng diện tích quy hoạch là 1.830ha, trong năm 2008 tỉnh thả nuôi được 71 ha. Trong Báo cáo tham luận của Sở NN – PTNT diện tích nuôi là 48,58 ha, số lượng giống thả là 49.432.000con, thu hoạch được 371,31 tấn. Theo số liệu thống kê của sở Nông nghiệp và PTNT sau qua 4 năm thực hiện quy hoạch, năm 2011 có 678 hộ ở 04 huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành thả nuôi 104 triệu con tôm chân trắng trên diện tích 546 ha, chỉ đưa vào thả nuôi gần 1/3 diện tích quy hoach, trong diện tích này có trên 70% diện tích nuôi ngoài vùng quy hoạch và tỷ lệ số hộ thả nuôi thành công chiếm 50%.

- Phát triển nuôi các đối tượng nhuyễn thểchủ lực như nghêu, sò và các đối tượng khác tại những vùng sinh thái thích hợp nhằm tạo ra một lượng lớn sản phẩm phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, đồng thời khai thác hợp lý và bảo vệ tốt nguồn giống nhuyễn thể, khai thác tốt tiềm năng các vùng đất, bãi bồi ven biển để thực hiện đa dạng phương thức nuôi nhằm nâng cao sản lượng, tăng hiệu quả kinh tế và thực hiện xóa đói giảm nghèo bền vững vùng ven biển. Năm 2008 diện tích

nuôi nhuyễn thể đạt 2.618 ha các loại cua cá khác là 12.750 ha. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung đến năm 2020; trong đó có Quy hoạch vùng nuôi nghêu, sò đến năm 2015 và năm 2020 cho các tỉnh ĐBSCL. Theo nội dung Quyết định phấn đấu đến năm 2015, diện tích nuôi nghêu ở Trà Vinh sẽ được quy hoạch là 3.450 ha, diện tích nuôi sò 60 ha. Đến năm 2020, diện tích nuôi nghêu 4.150 ha; diện tích nuôi sò 70 ha. Thực hiện được chỉ tiêu này sẽ đưa ngành nuôi thủy sản của tỉnh tiên thêm bước xa hơn. Nuôi cua biển tuy là đối tượng nuôi mới nhưng được xác định là đem lại hiệu quả kinh tế cao trong khi việc nuôi tôm gặp nhiều rũi ro.

2.2.1.2. Các phương thức nuôi trồng

Trà Vinh có phong trào NTTS phát triển mạnh nhưng hình thức nuôi nhỏ lẻ, manh mún và phân tán. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội thường niên của tỉnh đã nhấn mạnh năng suất là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Hình thức phù hợp với từng đối tượng, loại hình mặt nước sẽ là yếu tố quyết định đến năng suất của các loài vật nuôi trên những diện tích nhất định.

Ngành NTTS của tỉnh Trà vinh nói riêng và các tỉnh ĐBSCL nói chung đã trãi qua giai đoạn phát triển từ các hình thức nuôi trồng từ đơn giản nhất là hình thức quảng canh tất cả nguồn thức ăn đều trông vào tự nhiên cho đến các hình thức tiến bộ hiện đại như hiện nay thâm canh, bán công nghiệp và công nghiệp. Căn cứ vào nhiều yếu tố mà người ta chia ra nhiều hình thức nuôi có thể tùy thuộc loại hình mặt nước, đối tượng nuôi và kể cả hình thức đầu tư.

Ở môi trường nước mặn lợ nếu chia theo hình thức đầu tư Ngành NTTS của tỉnh cũng áp dụng hình thức nuôi đơn giản nhất có các hình thức nuôi chủ yếu là: quảng canh, quảng canh cải tiến, bán thâm canh, nuôi thâm canh, nuôi bán công nghiệp và công nghiệp (tôm - lúa, tôm- rừng). Trên những diện tích đất ngập mặn theo mùa sẽ áp dụng hình thức thả nuôi như luân canh 01 vụ lúa + 01 vụ tôm sú đem lại hiệu quả cao.

Tình hình thực hiện Nghị Quyết Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ phát triển Kinh tế - Xã hội 5 năm 2006 – 2010 nuôi tôm theo hình thức công nghiệp và

bán công nghiệp là 9.400 ha. Tùy vào từng đối tượng nuôi mà ở những môi trường nước sẽ có hình thức nuôi trồng khác nhau.

Phương thức nuôi phân theo đối tượng:

- Tôm sú: đối với tôm sú thì trên địa bàn tỉnh áp dụng hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến, đạt đươc hiệu quả cao. Vùng mặn, lợ tập trung nuôi tôm sú, chú trọng hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh.

+ Nông dân ở đây đã thực hiện rất nhiều mô hình nuôi như: chuyên canh; một vụ lúa, một vụ tôm; tôm-cua; quảng canh... nhưng cách nuôi hiệu quả nhất là nuôi bán thâm canh, thả thưa với mật độ từ 10 đến 15 con/m2, cách nuôi này tôm mau lớn đạt trọng lượng từ 17 đến 20 con/ kg.

● Đối với nuôi tôm sú tỉnh đã chủ trương áp dụng hình thức nuôi thâm canh trong “ao nổi”. Hình thức này được áp dụng từ năm 2003 với quy mô công trình có tổng diện tích khu nuôi là 3,6 ha, được chia làm 8 ao gồm 1 ao láng diện tích 1 ha, 6 ao nuôi diện tích 2ha, 1 ao xử lí nước thải 0,6 ha. Ngoài ra có cống cấp, thoát nước riêng biệt để thuận lợi trong quá trình nuôi.

▫ Các ao lắng, ao nuôi được trải bạt nilon xung quanh để chống sạt lở bờ, chống rò rỉ nước từ bên trong ra ngoài, ngăn cách lớp phèn từ bên ngoài thấm vào bên trong ao nuôi. Ngoài ra ao lắng có sử dụng thả nuôi cá rô phi để cải thiện môi trường nước.

▫ Trang bị đầy đủ như máy bơm nước, hệ thống cung cấp oxy (quạt nước), các loại máy đo pH, độ kiềm, độ mặn, độ trong...và các dụng cụ khác phục vụ cho nuôi tôm. Sử dụng các loại hóa chất trong quá trình nuôi như: Chất khoáng, Dolomite, chế phẩm sinh học, vitamin, men vi sinh.

Đây là mô hình mới trong hình thức nuôi thủy sản mặn lợ của tỉnh, mô hình nuôi tôm sú trong ao nổi tiết kiệm được hơn 40% diện tích đất nạo vét so với ao chìm. Ưu điểm của loại hình ao nuôi này còn làm giảm việc đào xới trong quá trình thi công, lượng phèn tiềm tàng không phát triển được sẽ hạn chế tối đa tác động xấu cho môi trường khu vực nuôi đồng thời nuôi ao nổi còn có ưu điểm là cải tạo khô phơi nền đáy được dài ngày nên hạn chế mầm bệnh”. Nuôi ao nổi hơn hẳn ao chìm

truyền thống (đào sâu 1 đến 1,5 mét) là nông dân chủ động từ trong cải tạo ao hồ, quản lý môi trường đến thu hoạch. Mặt nước hữu hiệu lớn, thuận lợi cho công tác cải tạo ao hồ cũng như thu hoạch dễ dàng. Xung quanh bờ ao có trải bạt nilon, có trang bị máy quạt nước (cung cấp thêm oxy) nên khi gặp trời mưa giảm được lớp phèn độc trôi xuống ao. Qua nhiều năm áp dụng mô hình này việc nuôi tôm sú ở Trà vinh cũng đạt nhiều tính hiệu khả quan các địa phương phát triển ao nổi theo hình thức công và bán công nghiệp có diện tích ngày càng tăng.

● Trà Vinh còn mạnh dạng áp dụng mô hình nuôi tôm sú theo quy trình GAP là mô hình sản xuất mới ở vùng ngập mặn, ven biển tỉnh Trà Vinh, sản phẩm làm ra sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn GAP. Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư quốc gia đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh tổ chức hội thảo, tổng kết mô hình; tập huấn qui trình, kỹ thuật nuôi tôm sú theo qui trình GAP ở 3 huyện trọng điểm nuôi tôm sú của tỉnh gồm: Duyên Hải, Cầu Ngang và Trà Cú. Góp phần mở rộng diện tích nuôi tôm sú trên địa bàn tỉnh trong tương lai.

- Tôm chân trắng: chính quyền địa phương đã tiến hành quy hoạch những vùng nuôi thích hợp với hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh luôn cho năng suất cao, đây là loại thủy sản không thể xen canh được với bất kỳ loại thủy sản nào và đặc biệt được quy hoạch một vùng nuôi riêng nguồn nước thải sẽ ảnh hưởng đến các vùng nuôi khác. Đây là loại thủy sản rất khó nuôi và chi phí cho các khâu trước sau khi thu hoạch cũng như quá trình nuôi là rất lớn. Nuôi theo hình thức thâm canh thì nguồn dinh dưỡng của cá do con người cung cấp: thức ăn phối trộn dạng dạng tươi sống hay sấy khô. Nguồn thức ăn tự nhiên vẫn có vai trò nhất định đối với đời sống của cá nuôi nhưng không lớn.

- Cua biển: Nhằm đa dạng hóa đối tượng con nuôi, giảm rủi ro, tăng thu nhập trên cùng diện tích có nhiều hình thức nuôi đa dạng đặc biệt nổi bậc là việc đưa cua biển vào nuôi theo hình thức xen canh trong ao nuôi tôm quảng canh hay tôm – cua – rừng. Có thể nói hiệu quả kinh tế mang lại của nghề nuôi cua biển cho

Một phần của tài liệu nuôi trồng thuỷ sản tỉnh trà vinh thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 77)