Thực trạng về nguồn lao động nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu nuôi trồng thuỷ sản tỉnh trà vinh thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 103)

Trà Vinh là một tỉnh thuần nông với tổng số lực lượng lao động dồi dào, theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở tại thời điểm tháng 1 - 4/2009 thì tổng số người trong độ tuổi lao động chếm 70,84% dân số toàn tỉnh.

Bảng 2.14: Số lao động làm việc trong khu vực 1

Đơn vị: người Ngành kinh tế 2006 2007 2008 2009 2010 Nông nghiệp LĐ Nữ 339.100 84.333 323.697 175.960 310.956 169.6734 290.563 157.949 279.976 130.931 Lâm nghiệp LĐ Nữ 1.049 570 982 5.334 1.003 545 1.078 586 1.142 643 Thuỷ sản LĐ Nữ 51.956 28.243 46.679 25.374 43.150 23.356 39.352 21.392 37.541 19.838

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Trà vinh (Niên giám thống kê 2006- 2010).

Lao động hoạt động trong ngành thuỷ sản có xu hướng giảm do nhiều nguyên nhân, một phần do khoa học - kỹ thuật phát triển vận dụng nhiều máy móc vào hoạt động sản xuất hạn chế sử dụng lao động chân tay. Hoà cùng xu hướng

CNH – HĐH của đất nước đang triển khai thực hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng chính vì đều này dẫn đến tình trạng lao động trong khu vực 1 giảm dần, bản thân ngành thuỷ sản trong giai đoạn 2006 – 2010 đã giảm khoảng 14.415 người.

Theo số liệu thống kê năm 2006 số lao động trong ngành thuỷ sản là 51.956 người, năm 2010 Trà Vinh có tổng số lao động là 585.926 người đang hoạt động trong các ngành kinh tế, trong đó ngành thủy sản tổng số lao động chếm 37.541 người chếm 6,42% trong tổng số lao động, giảm 1,38 lần so với năm 2006, trong đó lao động nữ chếm 19.838 người (Bảng 2.14). Đa số là những người nuôi trồng thủy sản chưa qua các lớp chuyên môn đào tạo, từ những hoạt động và kết quả thực tế họ đúc kết được những kinh nghiệm cho công tác nuôi trồng. Nguồn lao động chính của ngành đa phần là những người nông dân còn yếu kém về tay nghề chỉ thiên về số lượng, đều đặc biệt là đội ngủ được đào tạo chuyên môn cho nghề nuôi thủy sản lại rất hiếm, sẽ dẫn đến tình trạng khó tiếp thu khoa học - công nghệ vào sản xuất. Nguồn lao động không qua đào tạo dẫn đến trình độ tổ chức sản xuất, quản lý đều hành yếu kém. Phần lớn các lao động (đại diện của các hộ nuôi trồng thủy sản) đã được tham gia các khoá tập huấn về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản. Những lớp tập huấn này được tổ chức bởi nhiều cơ quan khác nhau như: Trung tâm Khuyến ngư, Phòng thủy sản, phòng Nông nghiệp của các quận, huyện…

Việc mở các lớp tập huấn cho người lao động thường diễn ra trong vòng 1 hoặc 2 ngày, tập trung vào các vấn đề mấu chốt như kỹ thuật nuôi, xử lý môi trường và phòng trừ dịch bệnh. Tuy nhiên, do trình độ nhận thức của người dân còn thấp nên việc áp dụng các kiến thức đã học được của người dân vào thực tế còn nhiều hạn chế. Thực tế chỉ phổ biến trong việc áp dụng kỹ thuật nuôi vẫn là tham quan, học hỏi kinh nghiệm giữa những người nuôi với nhau. Hoạt động NTTS có nhu cầu sử dụng lao động khác nhau đối với các hình thức nuôi, đối với các hình thức nước ngọt chủ yếu nuôi trong các mương vườn, ao hồ nên gắn với các hộ gia đình, do mức độ đầu tư chưa lớn, các hoạt động chăm sóc, quản lý ao nuôi chủ yếu tận dụng lao động có sẵn trong gia các gia đình thường sử dụng trung bình 1 lao động cho

việc quản lý chăm sóc 1 ao nuôi diện tích trung bình 2000 m2 đến thời điểm thu hoạch và cải tạo ao cần phải thuê thêm lao động ngoài. Do tính chất của từng loại hình canh tác mà nhu cầu sử dụng lao động có sự khác nhau tùy mức đầu tư vào các hoạt động chăm sóc vật nuôi, phụ thuộc vào các hình thức nuôi mà ngành cần lượng lao động phục vụ, như hình thức quảng canh thì mức độ sử dụng lao động thấp, số lao động trung bình sử dụng cho nuôi QCCT trong nuôi nước lợ là 2 người/ha/vụ nuôi, trong việc nuôi bán thâm canh là 3 lao động/ha ao nuôi/vụ nuôi, nuôi thâm canh thì cần nhiều hơn là 5 người/ha/vụ nuôi (theo điều tra của Viện Quy Hoạch Thủy Sản).

Mặt khác, một bộ phận lao động rất có kinh nghiệm canh tác mà không cần qua các lớp đào tạo, thông qua việc đúc kết những kinh nghiệm từ thực tế nuôi trồng truyền thụ lại cho thế hệ sau. Chất lượng lao động là nhân tố hàng đầu như nghiên cứu quá trình phát triển NTTS. Lao động trong NTTS đòi hỏi sự am hiểu về kỹ thuật, có kinh nghiêm và kỹ năng tổ chức quản lý nuôi trồng theo những hình thức và quy mô nhất định. Hiện tại tỉnh đang thực hiện việc nâng cao trình độ cho các cán bộ quản lý và nuôi trồng trên địa bàn tỉnh, đồng thời mở rộng đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn phục vụ nuôi trồng.

Một phần của tài liệu nuôi trồng thuỷ sản tỉnh trà vinh thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)