Các nhân tố kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu nuôi trồng thuỷ sản tỉnh trà vinh thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 40)

Có ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển và phân bố của ngành NTTS.

Dân cư và lao động: là lực lượng sản xuất trực tiếp, đồng thời là thị trường tiêu thụ các sản phẩm thủy sản. Do vừa là yếu tố đầu vào, vừa là đầu ra của sản xuất nên đây là nhân tố hàng đầu trong phát triển thủy sản. Quy mô dân cư, cơ cấu dân số, mức sống dân cư, tập quán canh tác, thói quen ăn uống, đặc biệt là chất lượng dân cư là những khía cạnh ảnh hưởng cơ bản tới sự phát triển và phân bố của ngành thủy sản.

Một số đặc điểm của dân cư và lao động hoạt động động trong ngành thủy sản, xuất phát từ đặc điểm của ngành thủy sản nên lao động thủy sản cũng có tính thời vụ, đặc biệt là lao động khai thác. Dân cư hoạt động thủy sản thường có tính ổn định và có truyền thống sản xuất từ lâu nên có nhiều kinh nghiệm. Khai thác thủy sản cần lao động trẻ khỏe nên chủ yếu là nam tham gia và làm việc theo kinh nghiệm. Trong nuôi trồng và chế biến thì lực lượng đa dạng hơn và đòi hỏi về kỹ năng nghề nghiệp và được đào tạo.

Khoa học - công nghệ: Trong tiến trình CNH – HĐH thì sự tiến bộ của khoa học công nghệ được xem như một minh chứng cho sự phát triển không ngừng của nền kinh tế mỗi quốc gia khu vực. Đối với ngành NTTS thì có thể diện tích nuôi trồng không lớn mà có thể tận dụng những thành tựu của yếu tố khoa học – công nghệ vào sản xuất nâng cao năng suất chất lượng.

- Ứng dụng công nghệ sinh học và các quy trình trong việc chọn tạo giống mới và nuôi thương phẩm các đối tượng chủ lực phát triển nhanh các công nghệ lưu trữ tinh, trứng và phôi để chủ động vận chuyển các con giống theo ý muốn ở các vùng

miền. Công nghệ sản xuất giống nhân tạo các loài thủy sản là động lực thúc đẩy ngành sản xuất giống phát triển. Trong NTTS thì con giống luôn là yếu tố quyết định nên việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuât giống là rất cần thiết, vấn đề di truyền chọn giống, tăng trưởng nhanh, kháng bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó ưu tiên chọn các giống mới, bản địa. Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống có năng suất và sản lượng cao, an toàn sinh học. Nghiên cứu đa dạng sinh học, bảo tồn gen và các loài thủy sản quý hiểm, đặc biệt loại thủy sản bản địa. Trong nuôi trồng thủy sản thì con giống luôn là yếu tố quan trọng trong việc qui định năng suất cũng như chất lượng, đặc biệt là việc tạo ra những con giống đặc trưng thích nghi cho từng loại môi trường sống.

- Công nghệ sản xuất thức ăn điển hình là phát triển các nhà máy sản xuất thức ăn trong nước, tạo cơ chế thông thoáng trong việc sản xuất và xuất nhập khẩu thức ăn, chế phẩm sinh học, các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường thông qua những tiến bộ về khoa học kỹ thuật nhằm đem lại chất lượng cao hơn.

- Công nghệ xử lý nước thải của cơ sở/vùng nuôi thủy sản tập trung, xử lý và tái sử dụng nền đáy ao nuôi độc canh tôm lâu ngày bị suy thoái, xử lý nguồn nước cấp và giảm thiểu môi trường nước ao nuôi. Yếu tố này là rất cần thiết cho NTTS vì thủy vực là yếu tố quan trọng trong đời sống thủy sinh vật nên phải chú trọng vấn đề xử lý nguồn nước.

- Công nghệ sinh học dần đưa vào ứng dụng để nghiên cứu các biện pháp phòng trị bệnh ở các giống loài thủy sản như: bệnh đốm trắng, đầu vàng ở tôm, kỹ thuật này nhanh chóng trở thành công cụ phổ biến để phát hiện bệnh dịch ở các vùng nuôi thủy sản. Đồng thời nghiên cứu các phương pháp phòng trị bệnh cho tôm cá, trong đó chú trọng nghiên cứu vácxin cho cá và chất kích thích miễn dịch cho tôm, thực hiện việc phòng trị bệnh cho thủy sản bằng thảo dược.

- Trước những vấn đề về nguồn nguyên liệu (số lượng còn hạn chế và chất lượng chưa cao), thất thoát sau thu hoạch còn nhiều; vấn đề về dư lượng kháng sinh hoá chất trong sản phẩm thuỷ sản, các rào cản về thương mại đang là những thách thức lớn đối với các sản phẩm CBTS xuất khẩu nên trong ngành NTTS là khâu công

nghệ bảo quản sau thu hoạch là rất quan trọng việc nghiên cứu các hình thức bảo quản vận chuyển hàng tươi sống. Trong thời gian qua đã giải quyết được một phần những yêu cầu cấp thiết của sản xuất, ở mức độ nào đó góp phần giảm thất thoát sau thu hoạch, tạo ra nguồn nguyên liệu có chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm tốt hơn cho chế biến xuất khẩu, một số sản phẩm có khả năng ứng dụng vào sản xuất,... Công nghệ này được chú trọng phát triển sẽ góp phần thúc đẩy ngành NTTS phát triển tốt hơn trong điều kiện bảo quản sản phẩm tốt.

Hiện nay, khi nguồn nguyên liệu còn thiếu, giá nguyên liệu còn cao, đòi hỏi những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao hơn, chất lượng hơn.

Vốn: trong ngành thủy sản là một đối tượng động, di chuyển từ sản xuất sang lưu thông rồi quay lại sản xuất, là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng nhất. Vốn không chỉ bao gồm tiền đầu tư cho sản xuất mà gồm cả các tư liệu lao động có nguồn gốc kỹ thuật và các tư liệu lao động có nguồn gốc sinh học (vốn cố định).

Đặc điểm cơ bản của vốn trong sản xuất thủy sản là: vốn tương đối lớn, tính luân chuyển chậm chạp do đầu tư ban đầu cho nuôi trồng, sắm tàu thuyền và các phương tiện cho khai thác lớn; chu kỳ nuôi trồng và mỗi chuyến đi biển khai thác thường tương đối dài và có tính mùa vụ. Vốn có nhiều rủi ro, khi sản xuất ở trình độ cao thì mức độ rủi ro sẽ giảm. Vì vậy, đầu tư huy động nguồn vốn cho ngành thủy sản là một vấn đề cần được quan tâm.

Thị trường tiêu thụ:trong và ngoài nước là yếu tố đầu ra, ảnh hưởng quan trọng tới hiệu quả sản xuất, từ đó tác động trở lại đến các yếu tố đầu vào của sản xuất. Tiêu thụ của người dân, công nghiệp chế biến phát triển cùng với việc đẩy mạnh mở rộng thị trường xuất khẩu sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ cho ngành thủy sản, thúc đẩy thủy sản phát triển.

Thị trường trong nước: thủy sản Việt Nam cung cấp khoảng 30% nhu cầu đạm cho dân cư, trong đó sản phẩm từ nuôi trồng cung cấp ½ trong sản lượng thủy sản, riêng Đồng Bằng Sông Cửu Long tỷ lệ này lên tới 60% và mức tiêu thụ trung bình gấp 4 -5 lần ở các vùng khác. Mức tiêu thụ trung bình của Việt Nam khoảng 10 – 11kg, đều này cũng là động lực để thúc đẩy ngành nuôi trồng nói riêng và ngành

thủy sản nói chung phát triển và chếm tỷ trọng cao trong cả nước. Nếu so với lượng tiêu thụ sản phẩm thủy sản của nước ta so với các nước khác trong khu vực thì Việt nam xếp hàng trung bình (Inđônêxia, Philippin đều ở khoảng 17kg/người). Trong khi đó (Nhật 90kg/người, Trung quốc 25kg/người) Việt Nam chỉ thuộc loại thấp trên thế giới. Ngày nay thị trường tiêu thụ nội địa có xu hướng tiêu thụ những sản phẩm có giá trị kinh tế cao, chất lượng tốt cũng tăng lên nhanh chóng, trước đây chủ yếu tiêu thụ dưới dạng thô dưới dạng nguyên con thì ngày nay do công nghiệp chế biến phát triển tì sản phẩm sơ chế, đông lạnh và cả đồ hộp đã trở thành phổ biến. Trong điều kiện khai thác thủy sản có giới hạn thì ngành nuôi trồng càng được chú trọng đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường một cách bền vững.

Thị trường thế giới: khối lượng hàng hóa ngày càng được trao đổi nhiều trên thế giới, sản phẩm thủy ản ngày càng được tin tưởng sử dụng rộng rãi. Nhu cầu này trên thế giới đã tạo điều kiện cho các nước đang phát triển giữ vai trò là người sản xuất thu nhiều lợi nhuận hơn vì các nơi tiêu thụ thường là các nước phát triển.

Các thị trường tiêu thụ rộng lớn trên thế giới là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản. Sản phẩm tham gia vào các thị trường lớn là nguồn thu mang về ngoại tệ lớn từ việc xuất khẩu sản phẩm, đặc biệt nếu thâm nhập vào được các thị trường lớn mà đòi hỏi về chất lượng sản phẩm cao mà sản phẩm nội địa có thể đáp ứng được thì càng nâng cao uy tính trên thị trường thế giới. Việc đưa các sản phẩm thủy sản tiếp xúc được với nhiều thị trường trên thế giới đã giúp cho chúng ta có nhiều điều kiện để học hỏi nâng cao hơn chất lượng sản phẩm của quốc gia mình.

Đây là một trong những nhân tố quan trọng nhất có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của ngành NTTS. Chúng ta phải có những giải pháp nhằm phát huy tốt hơn các nguồn lực, chú ý đến sự khai thác các nguồn lực cho thích hợp đãm bảo sự phát triển bền vững.

Đường lối chính sách: phát triển thủy sản có tác dụng định hướng, khuyến khích ngành thủy sản phát triển. Những thay đổi cơ bản về đường lối chính sách có tác động mạnh mẽ, đánh dấu bởi những giai đoạn phát triển của ngành.

Như vậy, thủy sản là ngành kinh tế chịu tác động tổng hợp của rất nhiều nhân tố. Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng nhưng quyết định sự phát triển của ngành thủy sản là các nhân tố kinh tế - xã hội, trong đó, trụ cột để xây dựng ngành thủy sản phát triển theo hướng hiện đại là vốn, khoa học kỹ thuật công nghệ, thị trường và đường lối chính sách.

Chương 2: THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CỦA TỈNH TRÀ VINH

Một phần của tài liệu nuôi trồng thuỷ sản tỉnh trà vinh thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 40)