1.4.2.1. Diện tích mặt nước
Hiện nay, mặt nước NTTS trên thế giới chếm một phần đáng kể trong diện tích mặt nước tự nhiên. NTTS phát triển ở nhiều loại mặt nước khác nhau, ngành cho phép sử dụng hữu hiệu hàng triệu ha các loại mặt nước kể cả các loại mặt nước như: nước ngọt (ao, hồ, sông, kênh, rạch,…), nước mặn lợ, bao gồm cả mặt đất canh tác kém hiệu quả. Diện tích này ngày càng nhiều trên các diện tích nuôi trồng nếu áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cao, mặt nước trong NTTS có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đây được xem là tư liệu sản xuất đặc biệt.
Mặt nước tự nhiên trên toàn thế giới là rất lớn bao gồm các hệ thống sông lớn như: sông Nin, sông Amazon, Missisipi, Mêkông,… đây được xem là những hệ thống cung cấp nước ngọt chủ yếu cho các ao hồ, sông, suối phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Đặc biệt đối với ngành NTTS đây là mặt nước nuôi trồng chủ yếu, trên
các lưu vực sông có thể phát triển các hình thức nuôi lồng, bè hoặc tận dụng nguồn nước ngọt để đào ao nuôi đối với các loài thủy sản nước ngọt. Ngoài các hệ thống sông lớn trên thế giới còn có các kênh, rạch, ao, hồ phần lớn được cung cấp nước từ những dòng sông lớn đây là những mặt nước nuôi trồng tự nhiên.
Song song đó còn có mặt nước nuôi trồng thủy sản theo hình thức nhân tạo, đó là các hồ chứa, ao nhân tạo do con người tạo ra theo chủ ý của mình nhằm làm tăng thêm diện tích nuôi trồng. Hình thức này chủ yếu được tập trung thực hiện ở những vùng đồi núi ít hệ thống sông, hồ tự nhiên việc NTTS ở vùng đồi núi tưởng chừng như không thể với hình thức này thì NTTS ở những vùng này không còn là vấn đề. Ở những khu vực, quốc gia có nền kinh tế phát triển thì việc đầu tư mở rộng diện tích mặt nước ở vùng có điều kiện khó khăn hoặc hạn chế về mặt nước nuôi thủy sản luôn được chú trọng, ngành với những vai trò cung ứng thực phẩm tại chổ; đồng thời, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu, nên việc mở rộng mặt nước NTTS ở những nơi này là rất quan trọng đối với đời sống nhân dân cũng như phát triển kinh tế.
Mặt khác, diện tích các đại dương lớn trên thế giới vào khoảng 361 triệu km2 với một lượng lớn nguồn nước phong phú giúp cho việc phát triển ngành nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ có điều kiện thuận lợi hơn, cùng với việc ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên đặc biệt là vấn đề Biến đổi khí hậu ngày nay diễn ra ngày một gay gắt đã làm cho nước biển xâm nhập sâu vào nội đồng góp phần mở rộng diện tích mặt nước NTTS nước mặn lợ. Với những tiến bộ khoa học kỹ thuật thì việc nuôi lồng bè trên biển sẽ rất phổ biến nhằm mục đích mở rộng diện tích nuôi trồng và tăng năng suất.
Diện tích mặt nước NTTS có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của ngành ứng với từng vùng, từng khu vực sẽ có những mặt nước nuôi trồng với những tính chất đặc trưng. Đôi lúc, diện tích mặt nước lại là yếu tố quyết định việc tổ chức các hình thức nuôi trồng thủy sản, nhằm tận dụng tối đa diện tích mặt nước đem lại hiệu quả về năng suất, sản lượng một cách cao nhất.
gấp 6 lần chỉ số biển trên toàn cầu) vùng biển rộng gấp 3 lần diện tích đất liền, gần 10 triệu ha đất ngập nước với nhiều điều kiện đặc trưng cho môi trường nước ngọt, lợ và mặn. Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có một nguồn nước mặt phong phú đặc biệt là hệ thống nước ngọt. Diện tích bề mặt nước ngọt lớn với 653 nghìn ha sông ngòi, 394 nghìn ha hồ chứa, 85 nghìn ha đầm phá ven biển, 580 nghìn ha ruộng lúa nước. Hệ thống ao, hồ sông suối, kênh, mương, ruộng trũng ở nước ta là khá lớn là điều kiện quan trọng trong việc tổ chức phát triển NTTS. Ngoài hệ thống mặt nước tự nhiên người ta còn tạo ra những môi trường sống nhân tạo cho các loài thủy sinh (hồ chứa). Thủy sản nước ta có thể phát triển ở tất cả các loại hình mặt nước và trên vùng tự nhiên – sinh thái khác nhau từ vùng núi, trung du, đồng bằng đến vùng biển đảo.
Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay thì diện tích mặt nước NTTS đang dần được mở rộng từ việc chuyển đổi đất nông nghiệp trồng lúa kém hiệu quả chuyển sang NTTS hoặc kết hợp cùng hoạt động thủy sản. Ở Việt Nam quá trình này diễn ra mạnh mẽ vào năm 2000 – 2002: hơn 200 ha diện tích được chuyển sang NTTS, đến năm 2007 đạt 95.400ha. Việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa năng suất thấp, các vùng trồng lúa 1 vụ bấp bênh, các vùng đất hoang hóa ven sông sang NTTS nước ngọt tập trung đã cải thiện hiệu quả khai thác trên một đơn vị diện tích. Chính vì những yếu tố như thế mà diện tích mặt nước NTTS ngày càng được mở rộng; song song đó tương ứng với những môi trường nhất định sẽ có những loài thủy sinh vật đặc trưng.
Năm 2009, diện tích NTTS ở Việt Nam đạt 1044.7 nghìn ha. Thời gian gần đây các địa phương tiếp tục thực hiện chủ trương chuyển đổi và các diện tích NTTS theo hướng đa canh, đa con kết hợp hướng vào thị trường nội địa tăng năng suất nuôi trồng, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo môi trường sinh thái bền vững. Thêm vào đó, hình thức nuôi thủy sản lồng, bè phát triển khá ở các vùng, trong đó tăng mạnh ở hình thức nuôi biển.
Diện tích mặt nước trong NTTS ngày càng tăng lên nhanh trong những năm gần đây đều này có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy ngành NTTS
phát triển trên diện rộng nâng cao năng suất, sản lượng của ngành góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Đối với từng diện tích mặt nước sẽ có những giải pháp quy hoạch phát triển từng hình thức nuôi trồng cùng với những loại thủy sinh vật đặc trưng phù hợp với tính chất của môi trường nước nhất định, nhằm phát huy được tác dụng của từng loại mặt nước nuôi trồng.
1.4.2.2. Khí hậu, nguồn nước
- Khí hậu: Đối với NTTS thì khí hậu đóng vai trò rất quan trọng, nó quyết định thời gian nuôi, thành phần loài, tốc độ sinh trưởng, dịch bệnh và hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi. Điều kiện khí hậu với những yếu tố thích hợp sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho thủy sản phát triển, với các yếu tố như: nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm, chế độ gió cả những bất thường của thời tiết như mưa, bão, lũ lụt, hạn hán,… ảnh hưởng đến việc tổ chức sản xuất cũng như sinh trưởng phát triển của thủy sinh vật. Tính mùa của khí hậu quy định tính mùa trong sản xuất và cả trong tiêu thụ sản phẩm. Nhiệt độ vừa phải cũng là điều kiện để các loài thủy sản phát triển như ở Việt Nam do có lượng bức xạ lớn nên nước ta có nhiều nắng tổng số giờ nắng tùy nơi từ 1400 – 3000 giờ/năm, thủy sinh vật có nhiều thuận lợi để sinh trưởng và phát triển hơn.
Chế độ nhiệt: thuận lợi là yếu tố quan trọng trong việc phát triển của sinh vật thủy sinh. Ở những vùng có nền nhiệt cao, đồng nhất là điều kiện tốt để sinh vật sinh trưởng và phát triển. Ở những vùng nhiệt đới điển hình như Việt Nam thì nhiệt độ trung bình phù hợp cho việc NTTS là vào khoảng 270
C – 280C.
Chế độ bức xạ: có nhiều tác động đến nuôi trồng thủy sản, số giờ chiếu sáng cao sẽ là tiền đề thuận lợi cho quá trình quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ của thực vật, đây là cơ sở thức ăn quan trọng cho nhiều loài sinh vật khác.
Các yếu tố như khí hậu tăng, mưa bão ngày càng mạnh và phức tạp, mực nước biển dâng là những nhân tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất thủy sản. Mưa bão và nhiệt độ tăng làm cho các vùng ven biển, đảo, các đồng bằng hằng năm chịu ngập lụt nặng nề trong mùa mưa, hạn hán và xâm nhập mặn trong mùa khô. Mưa bão và nước biển dâng sẽ làm tăng thêm tình trạng ngập lụt, gây khó khăn cho
thoát nước, tăng xói lỡ bờ biển và nhiễm mặn nguồn nước ảnh hưởng đến cả lĩnh vực khai thác và NTTS, gây rũi ro lớn đối với các công trình xây dựng ở khu vực ven biển, cửa sông như đường giao thông, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão, cơ sở chế biến thủy sản,…
Các diễn biến thất thường của khí hậu đã làm cho các hoạt động thủy sản mất sản lượng, tàn phá công trình nuôi, giảm năng suất, chất lượng và hiệu quả khi thời tiết diễn biến bất thường. Nhiệt độ tăng gây giảm sức sản xuất các đối tượng nuôi, làm căn thẳng thêm tình trạng cung cấp giống (về số lượng, chất lượng và tính thời vụ). Lượng mưa phong phú tạo điều kiện cho quá trình ngọt hóa rửa mặn trong cánh đồng và nhanh chóng có thể tạo ra vùng trồng lúa rộng lớn và bố trí nuôi tôm vào mùa khô. Những vùng có nhiệt độ trung bình năm cao đó là điều kiện thuận lợi cho các thủy sinh vật phát triển quanh năm. Ở những vùng nhiệt đới có số giờ chiếu nắng tương đối đồng đều trong năm, là tiền đề thuận lợi cho quá trình quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ của thực vật. Đây là cơ sở thức ăn quan trọng cho nhiều loài sinh vật đặc biệt là sinh vật thủy sản. Mỗi loại thủy sinh vật cũng thích nghi với những điều kiện khí hậu nhất định vượt quá ngưỡng cho phép chúng sẽ chậm phát triển, thậm chí là bị chết.
Chế độ hải văn: sóng biển có ảnh hưởng tốt cho sự phát triển NTTS của vùng, hải lưu là yếu tố quyết định đến việc chọn vị trí nuôi biển, với sự kết hợp tương tác giữa các yếu tố của hải lưu sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho NTTS như: sự tương tác gió, truyền triều, tính chất của dòng lục địa,… Sóng biển là yếu tố ảnh hưởng quyết định đến việc chọn vị trí nuôi biển.
Khí hậu vừa được xem là yếu tố quyết định sự phát triển của ngành NTTS là vừa là yếu tố ảnh hưởng xấu đến ngành. Nhiệt độ tăng, mưa, bão… làm cho vùng ven biển hằng năm chịu ngập lụt nặng nề trong mùa mưa, hạn hán và xâm nhập mặn trong mùa khô.
- Nguồn nước: Đối với NTTS thì nguồn nước có vị trí đặc biệt quan trọng nó ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng vật nuôi thủy sinh. Những nơi có nguồn nước cung cấp phong phú thường xuyên đều là những vùng thủy sản phong
phú, nguồn nước là yếu tố quan trọng trong NTTS quyết định sự phát triển của ngành. Tuy nhiên do ảnh hưởng của khí hậu và địa hình mà nguồn nước trên thế giới lại phân bố không đều và thay đổi theo mùa, có những mùa nước tập trung rất lớn và ngược lại với mùa khô thì rất khan hiếm nước. Đối với NTTS thì nguồn nước có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tổ chức phát triển cũng như ảnh hưởng đến sự sống của thực vật thủy sinh thông qua các tính chất của nguồn nước.
Nguồn nước mặt thường được gọi là tài nguyên nước mặt, tồn tại thường xuyên hay không thường xuyên trong các thuỷ vực ở trên mặt đất như: sông ngòi, hồ tự nhiên, hồ chứa (hồ nhân tạo), đầm lầy, đồng ruộng và băng tuyết. Tài nguyên nước sông là thành phần chủ yếu và quan trọng nhất, được sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất. Do đó, tài nguyên nước nói chung và tài nguyên nước mặt nói riêng là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia. Trong ngành NTTS thì nguồn nước đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức sản xuất đồng thời cũng là yếu tố quyết định sự phát triển của thủy sinh vật.
Nước mặn: nước mặn ngày càng thâm nhập sâu vào nội đồng thông qua các hệ thống sông ven biển, đây là điều kiện quan trọng để phát triển thủy sản nước mặn. Hiện tượng xâm nhập mặn ở các dòng sông ngày càng có xu hướng tăng lên. Hiện nay, do qua trình nóng lên toàn cầu đã dẫn đến hàng loạt những biến đổi về môi trường, trong đó vấn đề nâng cao mực nước biển đã tạo điều kiện xâm nhập sâu vào đất liền.
Theo nghiên cứu của tổng cục khí tượng thủy văn cho biết thông qua quá trình nghiên cứu nhiều năm nay: ở Việt Nam trung bình nước biển dâng cao 2 mm/năm và có khả năng nước biển trong 50 - 70 năm sau sẽ cao hơn 50 – 60cm. Đây là điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng mặn, lợ.
Nước ngọt và ngọt – lợ: Nguồn nước này trên thế giới cũng tương đối phong phú, với nhiều hệ thống sông ngòi lớn. Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất.
Nguồn nước này còn được cung cấp bởi các lượng nước mưa, được thu hồi bởi các lưu vực, tổng lượng nước trong hệ thống này tại một thời điểm cũng tùy thuộc vào một số yếu tố khác. Các yếu tố này như khả năng chứa của các hồ, vùng đất ngập nước và các hồ chứa nhân tạo, độ thấm của đất bên dưới các thể chứa nước này, các đặc điểm của dòng chảy mặt trong lưu vực, thời lượng giáng thủy và tốc độ bốc hơi địa phương. Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến tỷ lệ mất nước. Ở những vùng nhiệt đới có lượng mưa dồi dào thì nguồn nước được cung cấp từ những lượng nước mưa sẽ góp phần quan trọng trong NTTS.
Điển hình như ở Việt Nam do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên có nguồn nước mặt rất phong phú do các hệ thống sông lớn của nước ta bắt nguồn từ lãnh thổ các nước láng giềng nên khối nước mặt lớn hơn lượng nước mưa (các hệ thống sông lớn như: hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Cửu Long,…). Ngoài ra lượng nước mặt tương đối lớn hằng năm tạo điều kiện cho sự phong phú của nguồn nước mặt. Nước đối với ngành nông nghiệp không riêng gì ngành NTTS là rất cần thiết, yếu tố này được xem là quan trọng nhất trong ngành NTTS là nguồn nước được xem là môi trường sống của thủy sinh vật. Lượng mưa hàng năm tương đối lớn, trung bình từ 1800mm – 2000mm. Sông ngòi Việt Nam tương đối nhiều, phân bố tương đối đồng đều trên các vùng lãnh thổ. Dọc theo đường bờ biển cứ 10km có một cửa sông. Mật độ sông ngòi là 0,12km/km2
, chỉ kể các sông suối có chiều dài từ 10km trở lên đã có 2560 sông, bao gồm 124 hệ thống sông với tổng chiều dài lưu vực là 292.470km2, đây sẽ là nơi cung cấp nguồn nước cho NTTS.
Bảng 1.2 : Phân bố nguồn nước mặt ở Việt Nam Các vùng lãnh thổ và lưu vực
Tổng số Trong đó: riêng nội địa Lưu lượng (tỉ m3/ năm) % Lưu lượng (tỉ m3/năm) % Cả nước 840,0 100,0 328,0 100,0 1. Đồng bằng Sông Hồng
Lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình 137,0 16,3 90,6 27,6 2. Đông Bắc
- Lưu vực sông vùng Quảng Ninh - Lưu vực sông vùng Cao Bằng, Lạng Sơn 17,4 8,5 8,9 2 1 1 15,7 7,2 7,2 4,8 2,2 2,2 3. Bắc Trung Bộ - Lưu vực sông Mã - Lưu vực sông Cả - Các sông vùng Bình Trị Thiên 67 15,8 24,7 23,8 8 2,3 2,9 2,8 58,3 14,7 19,8 23,8 17,9 4,5 6,3 7,3 4. Duyên hải nam Trung Bộ
- Khu vực Quãng nam, Đà nẵng