Khi thực hiện nghiên cứu, chúng ta rất hiếm khi điều tra tổng thể, vì lý do cơ bản là hết sức tốn kém và tốn rất nhiều thời gian, công sức. Trong khi đó, nếu chúng ta chỉ điều tra chọn mẫu, thì có lợi thế. Thứ nhất, dĩ nhiên là chi phí nghiên cứu thấp. Thứ hai, ta có thể đạt tốc độ thu thập dữ liệu nhanh mà vẫn đạt được mức chính xác cần có
~ 43 ~
của kết quả. Cuối cùng là ta có thể dễ dàng có được các đơn vị nghiên cứu sẵn có cho nghiên cứu (Trích Trần Tiến Khai- Phương pháp nghiên cứu kinh tế, 2012).
Phương pháp phân tích dữ liệu chủ yếu được sử dụng trong luận văn này là phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy, mô tả mẫu nghiên cứu. Đối với những phân tích này đòi hỏi phải có kích thước mẫu đủ lớn.
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) đối với kỹ thuật phân tích nhân tố, cỡ mẫu ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố, với 33 biến quan sát của nghiên cứu thì cỡ mẫu tối thiểu là 132.
Tuy nhiên, theo Tabachnick & Fidell (1996) để phân tích hồi quy đạt được kết quả tốt nhất thì kích cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính bằng công thức: n ≥ 8m+ 50. ( m: số biến độc lập), với 7 biến độc lập của nghiên cứu thì cỡ mẫu tối thiểu là 106.
Trong nghiên cứu này có tất cả 33 biến quan sát cần tiến hành phân tích nhân tố, vì vậy số lượng mẫu tối thiểu cần thiết đối với đề tài nghiên cứ là 33 x 5 = 165. Để đảm bảo đạt được số lượng mẫu 165, tác giả đã phát ra 250 phiếu khảo sát, thu về được 221 phiếu, sau khi lọc ra các phiếu không hợp lệ hoặc không đạt yêu cầu, còn 214 phiếu khảo sát có giá trị được sử dụng để phân tích cho nghiên cứu chính thức.
Tóm lại, mẫu trong nghiên cứu được chọn theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất, cách chọn mẫu thuận tiện, kích thước mẫu n= 214.