Những người mua là doanh nghiệp sản xuất chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khi đưa ra các quyết định mua. Một số người làm marketing chú trọng đến những yếu tố kinh tế như: nhà cung cấp nào chào hàng với giá thấp nhất, hoặc chào bán sản phẩm nào tốt nhất hoặc những dịch vụ nào hoàn hảo nhất. Quan điểm này cho rằng những làm marketing sản xuất nên tập trung vào việc đáp ứng những lợi ích kinh tế cho những doanh nghiệp mua tư liệu sản xuất.
Những người làm marketing khác thì coi trọng những yếu tố cá nhân trong các tình huống mua như thiện chí của người mua, sự chu đáo hay an toàn trong khi mua.
~ 15 ~
Hình 2.5 Các yếu tố ảnh hưởng hành vi mua của khách hàng tổ chức
(Nguồn: Nhà xuất bản thống kê-2010) 2.5.4.1 Các yếu tố môi trường
Đó là tình trạng kinh tế hiện tại và tương lai của đất nước; nhịp độ tiến bộ khoa học kỹ thuật; các yếu tố chính trị; các chính sách điều tiết kinh tế của chính phủ; hoạt động của các đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp có thể nắm được các thông tin này qua các phương tiện thông tin đại chúng khác nhau. Các yếu tố môi trường quan trọng này thúc đẩy hoặc kìm hãm các hoạt động mua sắm của tổ chức.
2.5.4.2 Các yếu tố đặc điểm của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp có các mục tiêu riêng, văn hóa riêng, cơ cấu tổ chức riêng và mối quan hệ nội bộ riêng. Các yếu tố này ảnh hưởng đến thành phần, vai trò, cách thức quyết định của “Hội đồng mua hàng”.
2.5.4.3 Các yếu tố quan hệ cá nhân
Đó là mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm mua hàng, từ đó dẫn đến cách thỏa thuận trong nhóm để đi đến quyết định mua.
2.5.4.4 Các yếu tố đặc điểm cá nhân
Những người tham gia mua hàng có cùng động cơ, cá tính, nhận thức khác nhau tùy theo tuổi tác, trình độ học vấn, vị trí công tác, … các yếu tố này ảnh hưởng đến quá trình quyết định mua của mỗi các nhân tham gia trong Hội đồng mua hàng.
Môi trường Mức cầu Triển vọng kinh tế Giá trị đồng tiền Các điều kiện cung cấp Tốc độ thay đổi công nghệ Những phát triển về trính trị và pháp luật Sự phát triển về cạnh tranh Tổ chức Mục tiêu Chính sách Quy trình Cơ cấu tổ chức Hệ thống Quan hệ cá Thẩm quyền Địa vị Sự thông cảm Sức thuyết phục Cá nhân Tuổi tác Thu nhập Học vấn Vị trí công tác Nhân cách
Thái độ với rủi
ro
Văn hóa
KHÁCH HÀNG TỔ
~ 16 ~
2.6 ĐỊNH NGHĨA DNVVN TẠI VIỆT NAM
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của DNVVN trong việc đóng góp vào sự phát triển chung của kinh tế, Đảng và Chính phủ ngay từ những năm sau đổi mới đã có những chính sách quan tâm và hỗ trợ cho sự phát triển của loại hình doanh nghiệp này. Một trong các tiêu chi để có thể đưa ra các chính sách cho các đối tượng phù hợp là phải định nghĩa về DNVVN, chính vì vậy từ năm 1990 đến nay có rất nhiều định nghĩa về DNVVN tại Việt Nam được đưa ra bởi rất nhiều tổ chức khác nhau như Phòng thương mai và công nghiệp Việt Nam (VCCI), Dự án quỹ hỗ trợ DNVVN… Đến năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2009, trong đó có định nghĩa chi tiết về các DNVVN như sau:
- DNVVN là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau: Bảng 2.1 Phân loại DNVVN Quy mô Khu vực Doanh nghiệp siêu nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Sốlao động Tổng nguồn
vốn
Sốlao động Tổng nguồn
vốn
Sốlao động
I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 10 người trở xuống 20 tỷđồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷđồng từ trên 200 người đến 300 người
II. Công nghiệp và xây dựng 10 người trở xuống 20 tỷđồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷđồng từ trên 200 người đến 300 người III. Thương mại và dịch vụ 10 người trở xuống 10 tỷđồng trở xuống từ trên 10 người đến 50 người từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng từ trên 50 người đến 100 người (Nguồn: từ Nghị định 56/2009/NĐ-CP) Định nghĩa này được xem là chính thức vàcó hiệu lực thi hành từ năm 2009. Tuy nhiên, để phục vụ các mục tiêu khác nhau và trong các giai đoạn khác nhau thì các cơ quan Nhà nước có thể có những tiêu chuẩn về DNVVN khác nhau. Ví dụ, Thông tư số 16/2013/TT-BTC ngày 08/02/2013 hướng dẫn thực hiện việc gia hạn, giảm một số
~ 17 ~
khoản thu Ngân sách Nhà Nước theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ xác định tiêu chí để phân loại DNVVN như sau: “Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, bao gồm cả chi nhánh, đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán độc lập, hợp tác xã (sử dụng dưới 200 lao động làm việc toàn bộ thời gian năm và có doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng) không bao gồm doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, xổ số, trò chơi có thưởng, sản xuất hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt”.
Như vậy, cho đến nay định nghĩa về DNVVN theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP vẫn còn hiệu lực và được sử dụng phổ biến nhất trong phân loại doanh nghiệp trong các đợt khảo sát về daonh nghiệp, trong các quy định pháp luật có liên quan đến các doanh nghiệp và trong cả vấn đề nghiên cứu khoa học về các doanh nghiệp tại Việt Nam.
2.7 KHÁI NIỆM DỊCH VỤ, PHÂN LOẠI DỊCH VỤ2.7.1 Khái niệm dịch vụ 2.7.1 Khái niệm dịch vụ
Dịch vụ là những hoạt động hay lợi ích mà doanh nghiệp có thể cống hiến cho khách hàng nhằm thiết lập, cũng cố và mở rộng những quan hệ và hợp tác lâu dài với khách hàng ( Kotler and Amstrong, 2004).
Dịch vụ là sản phẩm đặc biệt, khác với sản phẩm hàng hóa thông thường khác bởi các đặc tính sau:
- Tính vô hình - Tính đồng nhất
- Tích không thể tách rời - Tính không thể cất trữ
Ettensonand Turner (1997) dựa trên những nghiên cứu trước chọn lọc và đề xuất sự phân loại dịch vụ dựa trên 5 tiêu chi: (1) loại cam kết giữa nhà cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng, (2) tầm quan trọng của dịch vụ cho phúc lợi chung của người tiêu dùng, (3) mức độ tùy chỉnh dịch vụ khi cần thiết, (4) mức độ đánh giá chuyên môn
~ 18 ~
thực hiện trong quá trình cung cấp dịch vụ và (5) dịch vụ cung cấp dựa vào thiết bị hoặc dựa vào con người.
2.7.1 Dịch vụ kế toán
2.7.1.1 Dịch vụ kế toán là gì ?
Kếtoán theo điều 4 Luật kế toán Việt Nam (2003, trang 2) là việc thu thập, xử lý kiểm tra phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
Nhiệm vụ của kế toán là thu thập và xử lý thông tin; kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát triển và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế; cung cấp thông tin, số liệu kếtoán theo quy định của pháp luật ( Luật kế toán Việt Nam, 2003)
Xuất phát từ nhiệm vụ và vai trò cung cấp thông tin của kế toán đã hình thành nên các nhu cầu về thực hiện và kiểm tra các công việc của kế toán và dịch vụ kế toán đã ra đời. Dịch vụ kế toán là các dịch vụ có liên quan đến kế toán bao gồm dịch vụ kiểm toán, các dịch vụ về công tác kếtoán và tư vấn thuế.
Dịch vụ kế toán là dịch vụ chuyên nghiệp, là dịch vụ mang tính trách nhiệm cao đối với xã hội do đó đối tượng cung cấp dịch vụ này phải đáp ứng những quy định của pháp luật về thành lập, hoạt động và đạo đức nghề nghiệp.
Những người cung cấp dịch vụ kế toán phải có chứng chỉ hành nghề dịch vụ kế toán, để được cấp chứng chỉ hành nghề kế toán này người dự thi đáp ứng các điều kiện: có lai lịch rõ ràng, có đạo đức nghề nghiệp, trung thực; tốt nghiệp đại học chuyên ngành Tài Chính, Kế toán, Kiểm Toán; đã làm kế toán thực tế từ 60 tháng trở lên; có chứng chỉ tin học trình độ B trở lên…. (Theo thông tư số 129/2012/TT-BTC ban hàng ngày 08/09/2012) . Để thành lập doanh nghiệp dịch vụ kế toán phải có ít nhất hai người có chứng chỉ hành nghề kế toán, trong đó có một trong những người quản lý doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề kế toán ( Theo nghịđịnh số129/2004/NĐ-
~ 19 ~
CP ban hành ngày 31/05/2004). Các cá nhân và doanh nghiệp dịch vụ kế toán phải đăng ký hành nghề với Hội Kế toán và Kiểm Toán Việt Nam.
Như vậy dịch vụ kế toán là một dịch vụ làm kếtoán, tư vấn các vấn đề liên quan đến kế toán cho doanh nghiệp, dịch vụ này do các cá nhân và doanh nghiệp cung cấp và phải thành lập, hoạt động hành nghềtheo quy định của pháp luật.
2.7.1.2 Các sản phẩm của dịch vụ kế toán
Các sản phẩm dịch vụ cung cấp của dịch vụ kế toán theo Nghị định 129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 bao gồm:
+ Làm kế toán
+ Làm kếtoán trưởng
+ Thiết lập cụ thể hệ thống kếtoán cho đơn vị kế toán
+ Cung cấp và tư vấn áp dụng công nghệ thông tin về kế toán + Bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, cập nhật kiến thức kế toán + Tư vấn kế toán, thuế, nhân sự và tài chính
+ Kê khai thuế hàng tháng/ quý
+ Các dịch vụ khác về kếtoán theo quy định của pháp luật.
Theo cách phân loại của tổ chức Liên Hợp Quốc ( Provision Central Product Classification) thì dịch vụ kế toán bao gồm:
+ Dịch vụ soát xét kế toán + Dịch vụ lập báo cáo tài chính + Dịch vụ kế toán khác
+ Dịch vụ ghi sổ kế toán
+ Dịch vụtư vấn và lập kế hoạch thuế kinh doanh + Dịch vụ chuẩn bị và ra soát thuế kinh doanh + Dịch vụ lập kế hoạch và chuẩn bị thuế cá nhân + Các dịch vụliên quan đến thuế khác
~ 20 ~
Hiện nay qua tìm hiểu thông tin trên trang mạng của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên thị trường thì các cá nhân và doanh nghiệp thường cung cấp các dịch vụ kế toán sau:
+ Ghi chép sổ sách kế toán và lập báo cáo tài chính; kê khai và quyết toán các loại thuế phát sinh; tính lương, đăng lý lao động và các thủ tục về bảo hiểm xã hội: các dịch vụ này được thực hiện liên tục, định kỳ, không cần chuyên môn sâu nhưng cần tính chính xác, tuân thủvà không đòi hỏi chịu trách nhiệm ký báo cáo.
+ Dịch vụ kế toán trưởng trên báo cáo tài chính, ký đại lý thuế trên tờ khai và quyết toán thuế: các dịch vụ này được thực hiện thường xuyên, định kỳ, đòi hỏi các công ty cung cấp dịch vụ phải chịu trách nhiệm cao đối với sản phẩm của mình.
+ Dịch vụ tư vấn kế toán, thuế, tài chính, nhân sự, soát xét báo cáo tài chính…: các dịch vụnày không phát sinh định kỳ nhưng cũng mang lại doanh thu cao cho các công ty cung cấp dịch vụ.
2.7.1.3 Điều kiện hành nghề dịch vụ kế toán
Ngành dịch vụ kế toán Việt Nam ra đời từ năm 1991 với sự xuất hiện của các công ty kiểm toán độc lập, khi đó hoạt động dịch vụ chủ yếu của ngành tập trung vào dịch vụ kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính theo các chuẩn mực kiểm toán, dịch vụ kế toán chủ yếu là dịch vụ tư vấn thiết lập bộ máy kế toán, tư vấn tài chính và thuế, đào tạo cập nhật kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn. Hoạt động dịch vụ kế toán chỉ thật sự bắt đầu tồn tại và phát triển độc lập khi quốc hội ban hành Luật Kế toán số 03/2003/QH11 vào tháng 06 năm 2003, chính phủ ban hành nghị định 129/2004/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành luật với các quy định về hành nghề kế toán.
Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật có quyền hành nghề kế toán:
+ Tổ chức kinh doanh dịch vụ kế toán phải thành lập doanh nghiệp dịch vụ kế toán. Doanh nghiệp dịch vụ kếtoán được thành lập và hoạt động với một trong ba hình thức: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Và để thành lập thì phải có ít nhất hai người có chứng chỉ hành nghề kếtoán, trong đó có một trong những người quản lý doanh nghiệp dịch vụ kế toán phải có chứng chỉ hành nghề
~ 21 ~
kế toán theo điều 4 Nghị định 129. Thông tư 72/2007/TT-BTC quy định cụ thể Giám đốc doanh nghiệp phải là người có chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc chứng chỉ kiểm toán viên từ2 năm trở lên.
+ Cá nhân hành nghề kế toán phải có chứng chỉ hành nghề kếtoán và có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán theo điều 2 Nghị định 129. Cá nhân đăng ký kinh doanh phải có văn phòng và địa chỉ giao dịch.
+ Người được cấp chứng chỉ hành nghề kế toán phải có đủ các điều kiện sau: có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật, có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán; có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 60 tháng trở lên tính từ tháng tốt nghiệp đến thời điểm thi và đạt kỳ thi tuyển do cơ quan có thẩm quyền tổ chức theo Thông tư 129/2012/TT-BTC.
+ Theo Thông tư 72/2007/TT/BTC, hàng năm cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán và doanh nghiệp dịch vụ kế toán phải đăng ký hành nghề với Bộ Tài chính hoặc hội nghề nghiệp, kiểm toán được Bộ Tài chính ủy quyền và ngày 11/12/2012 chi hội kế toán hành nghề Việt Nam (VICA) được thành lập theo quyết định số 218/HKT-VP theo đó việc đăng ký hành nghề sẽ chuyển giao cho VICA từnăm 2013. Và cá nhân, doanh nghiệp dịch vụ kế toán chỉ được cung cấp dịch vụkhi đã đăng ký hành nghề kế toán và được Hội nghề nghiệp xác nhận.
Đối với người đăng ký hành nghề lần thứ hai thì phải có thêm điều kiện tham gia cập nhật kiến thức chuyên môn từ 30 đến 40 giờ một năm.
2.7.1.4 Tại sao cần phải lựa chọn dịch vụ kế toán
Công tác kế toán là hoạt động không thể thiếu trong mọi doanh nghiệp, nó diễn ra thường xuyên và liên tục. Thông thường các doanh nghiệp sẽ tự tổ chức và vận hành công tác kế toán bằng việc thuê nhân viên, trang thiết bị văn phòng…Tuy nhiên, hơn hai thập kỷ gần đây với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường và mở cửa đã xuất hiện loại hình dịch vụ có thể thay thế hoạt động này cho các doanh nghiệp, đó là dịch vụ kế toán. Dịch vụ kế toán là dịch vụ đặc biệt, khác với các loại dịch vụ
~ 22 ~
thông thường khác mà doanh nghiệp mua hay thuê ngoài, dịch vụ này gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp.
Các lợi ích mà dịch vụ kế toán có thể mang lại cho khách hàng là (Bài tập chí của Mai Thị Hoàng Minh,2013):