Ngành dịch vụ kế toán Việt Nam ra đời từ năm 1991 với sự xuất hiện của các công ty kiểm toán độc lập, khi đó hoạt động dịch vụ chủ yếu của ngành tập trung vào dịch vụ kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính theo các chuẩn mực kiểm toán, dịch vụ kế toán chủ yếu là dịch vụ tư vấn thiết lập bộ máy kế toán, tư vấn tài chính và thuế, đào tạo cập nhật kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn. Hoạt động dịch vụ kế toán chỉ thật sự bắt đầu tồn tại và phát triển độc lập khi quốc hội ban hành Luật Kế toán số 03/2003/QH11 vào tháng 06 năm 2003, chính phủ ban hành nghị định 129/2004/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành luật với các quy định về hành nghề kế toán.
Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật có quyền hành nghề kế toán:
+ Tổ chức kinh doanh dịch vụ kế toán phải thành lập doanh nghiệp dịch vụ kế toán. Doanh nghiệp dịch vụ kếtoán được thành lập và hoạt động với một trong ba hình thức: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Và để thành lập thì phải có ít nhất hai người có chứng chỉ hành nghề kếtoán, trong đó có một trong những người quản lý doanh nghiệp dịch vụ kế toán phải có chứng chỉ hành nghề
~ 21 ~
kế toán theo điều 4 Nghị định 129. Thông tư 72/2007/TT-BTC quy định cụ thể Giám đốc doanh nghiệp phải là người có chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc chứng chỉ kiểm toán viên từ2 năm trở lên.
+ Cá nhân hành nghề kế toán phải có chứng chỉ hành nghề kếtoán và có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán theo điều 2 Nghị định 129. Cá nhân đăng ký kinh doanh phải có văn phòng và địa chỉ giao dịch.
+ Người được cấp chứng chỉ hành nghề kế toán phải có đủ các điều kiện sau: có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật, có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán; có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 60 tháng trở lên tính từ tháng tốt nghiệp đến thời điểm thi và đạt kỳ thi tuyển do cơ quan có thẩm quyền tổ chức theo Thông tư 129/2012/TT-BTC.
+ Theo Thông tư 72/2007/TT/BTC, hàng năm cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán và doanh nghiệp dịch vụ kế toán phải đăng ký hành nghề với Bộ Tài chính hoặc hội nghề nghiệp, kiểm toán được Bộ Tài chính ủy quyền và ngày 11/12/2012 chi hội kế toán hành nghề Việt Nam (VICA) được thành lập theo quyết định số 218/HKT-VP theo đó việc đăng ký hành nghề sẽ chuyển giao cho VICA từnăm 2013. Và cá nhân, doanh nghiệp dịch vụ kế toán chỉ được cung cấp dịch vụkhi đã đăng ký hành nghề kế toán và được Hội nghề nghiệp xác nhận.
Đối với người đăng ký hành nghề lần thứ hai thì phải có thêm điều kiện tham gia cập nhật kiến thức chuyên môn từ 30 đến 40 giờ một năm.