THỐNG KÊ MÔ TẢ THANG ĐO

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố cần thơ (Trang 79)

Các thang đo dùng đo lường mức độ đồng ý của đối tượng nghiên cứu với 5 mức từ 1= “rất không đồng ý” đến 5 “hoàn toàn đồng ý”. Giá trị thang đo được tính bằng cách lấy trung bình giá trị của các biến quan sát. Kết quả được trình bày trong bảng sau:

Bảng 4.10 Kết quả thống kê mô tả thang đo

Yếu tố Số lượng Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Hình ảnh 214 1.25 4.75 3.6250 .83137

Lợi ích cảm nhận 214 1.00 5.00 3.4159 .83141

Lợi ích chuyên môn 214 1.50 5.00 3.5199 .77438

Ảnh hưởng của xã hội 214 1.25 5.00 3.5596 .84142

Giá phí 214 1.50 5.00 3.6904 .63654

Thói quen tâm lý 214 1.33 5.00 3.6526 .70567

Khả năng đáp ứng 214 1.33 5.00 3.3474 .79402

Quyết định 214 1.50 5.00 3.5678 .57078

Valid N (listwise) 214

(Nguồn: Phụ lục 13-Thống kê mô tả mẩu, trang xxxvi)

Theo kết quả thống kê trong bảng 4.21 cho thấy, doanh nghiệp đánh giá 7 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT đều ở mức trên trung bình. Yếu tố được doanh nghiệp đánh giá cao nhất là Giá phí (3.6904), thấp nhất là yếu tố Khả năng đáp

~ 66 ~

ứng (3.3474). Yếu tố Quyết định trong lựa chọn DVKT đạt giá trị (3.5678). Kết quả thống kê chi tiết các mức độ quyết định chọn DVKT của từng yếu tố được trình bày ở bảng 4.21. Nhìn chung các thành phần đều có giá trị trung bình cao hơn giá trị trung bình kỳ vọng (3.0), không có sự khác biệt đáng kể giữa các thành phần cụ thể. Điều này cho thấy các đối tượng khảo sát xem các thành phần trên là cơ sở để đưa ra quyết định của mình.

Tóm tắt chương 4

Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu qua các phân tích thống kê mô tả mẫu nghiên cứu, đánh giá thang đo bằng phương pháp kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA. Tiếp theo là phân tích tương quan, phân tích hồi quy, kiểm định giả thuyết và kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng trong công việc theo các đặc điểm cá nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Sau khi phân tích nhân tố EFA, có 2 biến quan sát đã bị loại, trong đó 1 biến quan sát thuộc thang đo “Khả năng đáp ứng” (Sẵn sàng tư vấn những dịch vụ khác), và biến quan sát thứ 2 thuộc thang đo “Lợi ích cảm nhận” (Cung cấp thường xuyên, liên tục), còn lại 30 biến quan sát tương ứng với 7 nhân tố.

Phân tích tương quan, hồi quy cho thấy 7 yếu tố trên ảnh hưởng có ý nghĩa đến quyết định lựa chọn DVKT của doanh nghiệp. Trong đó yếu tố “Giá phí” có sự ảnh hưởng mạnh nhất, kế tiếp là các yếu tố “Ảnh hưởng xã hội”, “ Hình ảnh”, “Lợi ích chuyên môn”, “Lợi ích cảm nhận”, “Khả năng đáp ứng”, cuối cùng là yếu tố “ Thói quen tâm lý”.

Sau khi kiểm định ANOVA để xem xét ảnh hưởng của các biến định tính đến quyết định lựa chọn DVKT của các doanh nghiệp. Kết quả kiểm định cho thấy không có sự khác về giới tính, đối tượng cung cấp dịch vụ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT của các doanh nghiệp; nhưng có sự khác biệt chức vụ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT của các doanh nghiệp.

~ 67 ~

CHƯƠNG 5: KẾT LUN VÀ KIN NGH

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố cần thơ (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)