o Nghiên cứu của Ngô Trung Kiên, 2011
Tác giả Ngô Trung Kiên đã nghiên cứu đề tài “ Các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng dịch vụ 3G tại thành phố Hồ Chí Minh” dựa trên thuyết hành động hợp lý (TRA), thuyết hành vi dựđịnh (TPB), mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) để đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 7 yếu tốtác động như sau: thứ nhất rủi ro cảm nhận, thứ hai lợi ích cảm nhận, thứ ba sự thuận tiện, thứ tư ảnh hưởng người thân, thứ năm giá trị tri thức, thứ sáu sự hi sinh về tài chính, thứ bảy hình ảnh nhà cung cấp.
o Nghiên cứu của Đỗ Thị Sâm, 2013
Tác giả nghiên cứu đề tài “ Các yếu tố quyết định lựa chọn khai thuế qua mạng: nghiên cứu tình huống tại chi cục thuế Quận 7” dựa trên mô hình kết hợp của thuyết chấp nhận công nghệ (TAM) và thuyết hành vi dự định (TPB) và mô hình rào cản chuyển đổi trong lĩnh vực công nghệ thông tin để đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 6 nhân tố tác động như sau: thứ nhất nhận thức sự hữu ích, thứ hai nhận thức tính dễ sử dụng, thứ ba chuẩn chủ quan, thứ tư nhận thức kiểm soát hành vi, thứ năm niềm tin, thứ sáu nhận thức về rào cản chuyển đổi.
o Nghiên cứu của Dương ThịHương Liên (2013)
Tác giảDương Thị Hương Liên đã nghiên cứu chiến lược “Xây dựng thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán hoàn chỉnh và đồng bộ” dựa trên “ Chiến lược kế toán- kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030” do Thủtướng Chính phủ phê duyệt ngày 18 tháng 03 năm 2013, đây là bản chiến lược đầu tiên trong lịch sử phát triển ngành nghề kế toán, kiểm toán ở Việt Nam. Mục tiêu của chiến lược này, thứ nhất là phải tạo lập
~ 25 ~
được một môi trường pháp lý đầy đủ, chặt chẽ, hoàn chỉnh và đồng bộ để thúc đẩy hoạt động nghề nghiệp kế toán, kiểm toán phát triển, đồng thời quản lý chặt chẽ, nâng cao chất lượng đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề, nâng cao vai trò và năng lực quản lý của nhà nước, thứhai là tăng nhanh về số lượng các doanh nghiệp dịch vụ kế toán và chất lượng nguồn nhân lực.
oNghiên cứu của Mai Thị Hoàng Minh (2010):
Tác giả Mai Thị Hoàng Minh đã nghiên cứu đề tài “ Kế toán và dịch vụ kế toán Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, đềtài đánh giá tác động của các cam kết quốc tế về dịch vụ kế toán khi Việt Nam hội nhập kinh tếđể từđó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về kế toán và dịch vụ kế toán tiếp với các tiêu chuẩn quốc tế từng bước thực hiện các cam kết hội nhập theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Hiện nay thị trường dịch vụ kế toán và kiểm toán thống nhất đã hình thành trong khu vự Đông Nam Á và thế giới. Điều đó là một yêu cầu, một cơ hội cho sự phát triển. Tuy nhiên thực trạng dịch vụ kế toán Việt Nam vẫn có những hạn chế: phần lớn các doanh nghiệp kế toán còn nhỏ, mới thành lập, cơ sở vật chất nghèo nàn, kinh nghiệm quản trị còn ít; dịch vụ kế toán có quá nhiều lực lượng cạnh tranh không lành mạnh; quản lý vềđạo đức của người hành nghề đang bị bỏ lở trong công tác quản lý nhà nước; bất cập về trình độ… Từ đó tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán tăng cường công tác quản lý hành nghề, xây dựng hồ sơ quản lý trong các doanh nghiệp dịch vụ kế toán, xây dựng đội ngũ nhân viên trong các doanh nghiệp dịch vụ kế toán.
o Nghiên cứu của Nguyễn Vũ Việt (2013):
Tác giả Nguyễn Vũ Việt đã nghiên cứu “ Nhân tố môi trường và tiêu chí đánh giá ảnh hưởng đến thị trường dịch vụ kế toán”, tác giả xác định các yếu tố thuộc về môi trường và các tiêu chí đánh giá các yếu tố này ảnh hưởng đến thị trường dịch vụ kế toán bao gồm: kinh tế, pháp lý và văn hóa xã hội. Các tiêu chí đo lường và đánh giá trình độ phát triển của nền kinh tế thị trường là cơ sở để đánh giá yếu tố môi trường kinh tếảnh hưởng tới sự phát triển của dịch vụ kếtoán. Các quy định khung pháp lý về quản lý kinh tế tài chính và vềlĩnh vực kế toán gắn liền với sự tồn tại và phát triển của
~ 26 ~
thị trường dịch vụ kế toán. Những khía cạnh của văn hóa xã hội trực tiếp ảnh hưởng đến thị trường dịch vụ kế toán gồm: quan điểm của xã hội vềý nghĩa của thông tin tài chính và tính minh bạch của thông tin, thói quen và phương thức truyền thống ảnh hưởng sâu sắc đến mức độ chấp nhận dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp.