Kiểm định giả thuyết

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố cần thơ (Trang 76)

Bảng 4.9 Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết

Giả thuyết Mối quan hệ Hệ số chuẩn hóa (Beta) Mức ý nghĩa Kết quả kiểm định

H1 HA --> QD .233 .000 Chấp nhận H2 CN --> QD .140 .001 Chấp nhận H3 CM --> QD .141 .000 Chấp nhận H4 AH --> QD .254 .000 Chấp nhận H5 GP --> QD .313 .000 Chấp nhận H6 TL --> QD .102 .012 Chấp nhận H7 DU --> QD .134 .001 Chấp nhận

(Nguồn: từ tính toán của tác giả)

- Giả thuyết H1: Hình ảnh đối tượng cung cấp dịch vụ có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp.

Yếu tố “Hình ảnh đối tượng cung cấp dịch vụ” cho ra kết quả có hệ số βR1R=0.233 với mức ý nghĩa Sig.=0.000< 5%. Nghĩa là nếu như ảnh hưởng của các yếu tố khác đến quyết định lựa chọn DVKT của doanh nghiệp không đổi, khi yếu tố hình ảnh đối tượng cung cấp dịch vụ phát huy tốt tăng lên 1 đơn vị, thì sẽ tác động đến quyết định lựa chọn DVKT của doanh nghiệp và tăng thêm 0.233 đơn vị, vậy giả thuyết H1 được chấp nhận.

- Giả thuyết H2: Lợi ích cảm nhận có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp.

Yếu tố “Lợi ích cảm nhận” cho ra kết quả có hệ số βR2R=0.140 với mức ý nghĩa Sig.=0.001< 5%. Nghĩa là nếu như ảnh hưởng của các yếu tố khác đến quyết định lựa chọn DVKT của doanh nghiệp không đổi, khi yếu tố lợi ích cảm nhận phát huy tốt tăng lên 1 đơn vị, thì sẽ tác động đến quyết định lựa chọn DVKT của doanh nghiệp và tăng thêm 0.140đơn vị, vậy giả thuyết H2được chấp nhận.

- Giả thuyết H3: Lợi ích chuyên môn có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp.

Yếu tố “Lợi ích chuyên môn” cho ra kết quả có hệ số βR3R=0.141với mức ý nghĩa Sig.=0.000< 5%. Nghĩa là nếu như ảnh hưởng của các yếu tố khác đến quyết định lựa chọn DVKT của doanh nghiệp không đổi, khi yếu tố lợi ích chuyên môn phát huy tốt tăng lên 1 đơn vị, thì sẽ tác động đến quyết định lựa chọn DVKT của doanh nghiệp và tăng thêm 0.141đơn vị, vậy giả thuyết H3được chấp nhận.

~ 63 ~

- Giả thuyết H4: Ảnh hưởng của xã hội có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp.

Yếu tố “Ảnh hưởng của xã hội” cho ra kết quả có hệ số βR4R=0.254 với mức ý nghĩa Sig.=0.000< 5%. Nghĩa là nếu như ảnh hưởng của các yếu tố khác đến quyết định lựa chọn DVKT của doanh nghiệp không đổi, khi yếu tố ảnh hưởng xã hội phát huy tốt tăng lên 1 đơn vị, thì sẽ tác động đến quyết định lựa chọn DVKT của doanh nghiệp và tăng thêm 0.254đơn vị, vậy giả thuyết H4 được chấp nhận.

-Giả thuyết H5: Giá phí dịch vụ có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp.

Yếu tố “Giá phí dịch vụ” cho ra kết quả có hệ số βR5R=0.313 với mức ý nghĩa Sig.=0.000< 5%. Nghĩa là nếu như ảnh hưởng của các yếu tố khác đến quyết định lựa chọn DVKT của doanh nghiệp không đổi, khi yếu tố giá phí phát huy tốt tăng lên 1 đơn vị, thì sẽ tác động đến quyết định lựa chọn DVKT của doanh nghiệp và tăng thêm 0.313đơn vị, vậy giả thuyết H5được chấp nhận.

- Giả thuyết H6: Thói quen tâm lý có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp.

Yếu tố “Thói quen tâm lý” cho ra kết quả có hệ số βR6R=0.102 với mức ý nghĩa Sig.=0.012< 5%. Nghĩa là nếu như ảnh hưởng của các yếu tố khác đến quyết định lựa chọn DVKT của doanh nghiệp không đổi, khi yếu tố thói quen tâm lý phát huy tốttăng lên 1 đơn vị, thì sẽ tác động đến quyết định lựa chọn DVKT của doanh nghiệp và tăng thêm 0.102 đơn vị, vậy giả thuyết H6 được chấp nhận.

- Giả thuyết H7: Khả năng đáp ứng có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp.

Yếu tố “Khả năng đáp ứng” cho ra kết quả có hệ số βR7R=0.134 với mức ý nghĩa Sig.=0.001< 5%. Nghĩa là nếu như ảnh hưởng của các yếu tố khác đến quyết định lựa chọn DVKT của doanh nghiệp không đổi, khi yếu tố khả năng đáp ứng phát huy tốt tăng lên 1 đơn vị, thì sẽ tác động đến quyết định lựa chọn DVKT của doanh nghiệp và tăng thêm 0.134 đơn vị, vậy giả thuyết H7được chấp nhận.

~ 64 ~

Hình 4.5 Mô hình hồi quy sau nghiên cứu 4.9 PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT

Tiếp tục nghiên cứu tiến hành kiểm định xem có sự khác biệt hay không giữa thuộc tính của đối tượng nghiên cứu: Giới tính, chức vụ, đối tượng cung cấp dịch vụ với biến phụ thuộc (Quyết định lựa chọn DVKT).

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng chức năng kiểm định Independent- Samples T Test và One- Way ANOVA để kiểm định sự khác biệt về thuộc tính của đối tượng nghiên cứucủa các yếu tố vừa nêu trên đến quyết định chọn DVKT.

4.9.1 Phân tích sự khác biệt theo giới tính

Kết quả cho thấy: mức ý nghĩa kiểm định Levene có Sig.=0.202(>0.05) nghĩa là phương sai về quyết định lựa chọn DVKT giữa nam và nữkhông khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Trong kiểm định T-test cho thấy mức ý nghĩa Sig. = 0.191(>0.05), vậy có thể nói không cósự khác biệt có ý nghĩa về trung bình quyết định lựa chọn DVKT giữagiới tínhnam và nữ (phụ lục 12, trang xxxiv).

4.9.2 Phân tích sự khác biệt theo Đối tượng cung cấp dịch vụ

Kết quả cho thấy: Mức ý nghĩa kiểm định Levene có Sig.=0.181(>0.05) nên phương sai về quyết định lựa chọn DVKT giữa các đối tượng cung cấp dịch vụ không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Mức ý nghĩa kiểm định ANOVA = 0.969 (>0.05), vậy có thể nói không có sự khác biệt về quyết định lựa chọn DVKT giữa Công ty và cá nhân hành nghề cung cấp DVKT (phụ lục 12, trang xxxv).

0.134 0.233 0.141 0.140 0.313 0.254 0.102 Hình ảnhđối tượng cung cấp

Lợi ích cảm nhận

Ảnh hưởng của xã hội Giá phí

Lợi ích chuyên môn Quyết định

lựa chọn dịch vụ kế toán Thói quen tâm lý

~ 65 ~

4.9.3 Phân tích sự khác biệt theo chức vụ

Kết quả cho thấy: Mức ý nghĩa kiểm định Levene có Sig.=0.041(<0.05) nghĩa là phương sai về quyết định lựa chọn DVKT giữa các chức vụ có sự khác biệt một cách có ý nghĩa thống kê. Mức ý nghĩa kiểm định ANOVA= 0.004 (<0.05), ta có thể kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm chức vụ đến quyết định lựa chọn DVKT của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ta tiếp tục kiểm định Post Hoc để xác định sự khác biệt xảy ra giữa những nhóm chức vụ nào. Kết quả kiểm định cho thấy

(phụ lục 12, trang xxxv):

- Có sự khác biệt giữa các nhóm chức vụ: (Tổng giám đốc/ giám đốc # kế toán trưởng) và nhóm (Phó tổng giám đốc/ phó giám đốc # kế toán trưởng).

- Không có sự khác biệt một cách có ý nghĩa thống kê giữa Tổng giám đốc/ giám đốc và Phó tổng giám đốc/ phó giám đốc.

4.10 THỐNG KÊ MÔ TẢ THANG ĐO

Các thang đo dùng đo lường mức độ đồng ý của đối tượng nghiên cứu với 5 mức từ 1= “rất không đồng ý” đến 5 “hoàn toàn đồng ý”. Giá trị thang đo được tính bằng cách lấy trung bình giá trị của các biến quan sát. Kết quả được trình bày trong bảng sau:

Bảng 4.10 Kết quả thống kê mô tả thang đo

Yếu tố Số lượng Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Hình ảnh 214 1.25 4.75 3.6250 .83137

Lợi ích cảm nhận 214 1.00 5.00 3.4159 .83141

Lợi ích chuyên môn 214 1.50 5.00 3.5199 .77438

Ảnh hưởng của xã hội 214 1.25 5.00 3.5596 .84142

Giá phí 214 1.50 5.00 3.6904 .63654

Thói quen tâm lý 214 1.33 5.00 3.6526 .70567

Khả năng đáp ứng 214 1.33 5.00 3.3474 .79402

Quyết định 214 1.50 5.00 3.5678 .57078

Valid N (listwise) 214

(Nguồn: Phụ lục 13-Thống kê mô tả mẩu, trang xxxvi)

Theo kết quả thống kê trong bảng 4.21 cho thấy, doanh nghiệp đánh giá 7 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT đều ở mức trên trung bình. Yếu tố được doanh nghiệp đánh giá cao nhất là Giá phí (3.6904), thấp nhất là yếu tố Khả năng đáp

~ 66 ~

ứng (3.3474). Yếu tố Quyết định trong lựa chọn DVKT đạt giá trị (3.5678). Kết quả thống kê chi tiết các mức độ quyết định chọn DVKT của từng yếu tố được trình bày ở bảng 4.21. Nhìn chung các thành phần đều có giá trị trung bình cao hơn giá trị trung bình kỳ vọng (3.0), không có sự khác biệt đáng kể giữa các thành phần cụ thể. Điều này cho thấy các đối tượng khảo sát xem các thành phần trên là cơ sở để đưa ra quyết định của mình.

Tóm tắt chương 4

Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu qua các phân tích thống kê mô tả mẫu nghiên cứu, đánh giá thang đo bằng phương pháp kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA. Tiếp theo là phân tích tương quan, phân tích hồi quy, kiểm định giả thuyết và kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng trong công việc theo các đặc điểm cá nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Sau khi phân tích nhân tố EFA, có 2 biến quan sát đã bị loại, trong đó 1 biến quan sát thuộc thang đo “Khả năng đáp ứng” (Sẵn sàng tư vấn những dịch vụ khác), và biến quan sát thứ 2 thuộc thang đo “Lợi ích cảm nhận” (Cung cấp thường xuyên, liên tục), còn lại 30 biến quan sát tương ứng với 7 nhân tố.

Phân tích tương quan, hồi quy cho thấy 7 yếu tố trên ảnh hưởng có ý nghĩa đến quyết định lựa chọn DVKT của doanh nghiệp. Trong đó yếu tố “Giá phí” có sự ảnh hưởng mạnh nhất, kế tiếp là các yếu tố “Ảnh hưởng xã hội”, “ Hình ảnh”, “Lợi ích chuyên môn”, “Lợi ích cảm nhận”, “Khả năng đáp ứng”, cuối cùng là yếu tố “ Thói quen tâm lý”.

Sau khi kiểm định ANOVA để xem xét ảnh hưởng của các biến định tính đến quyết định lựa chọn DVKT của các doanh nghiệp. Kết quả kiểm định cho thấy không có sự khác về giới tính, đối tượng cung cấp dịch vụ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT của các doanh nghiệp; nhưng có sự khác biệt chức vụ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT của các doanh nghiệp.

~ 67 ~

CHƯƠNG 5: KẾT LUN VÀ KIN NGH

5.1 KẾT LUẬN

Thông qua các bước kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, cho thấy kết quả trích ra thang đo đạt độ tinh cậy với 26 biến quan sát được phân nhóm thành 7 nhóm biến độc lập tương ứng với7 yếu tố tác động ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của doanh nghiệp với mức độ lần lượt từ cao đến thấp: Giá phí, Ảnh hưởng xã hội, Hình ảnh, Lợi ích chuyên môn, Lợi ích cảm nhận, Khả năng đáp ứng và Thói quen tâm lý với cùng 1 biến phụ thuộc quyết định lựu chọn DVKT được đưa vào phân tích hồi quy để xem xét sự tác động ra sao và mức độ tác động như thế nào. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy mô hình phân tích là phù hợp qua hệ số RP

2

P

, các nhân tố xem xét đều tác động dương và khá đều nhau đối với Quyết định lựa chọn DVKT. Nếu tăng giá trị của một trong bất kỳ bảy yếu tố nào sẽ làm tăng giá trị của biến Quyết định lựa chọn DVKT. Ngoài ra qua thực hiện phân tích kiểm định sự khác biệt, nghiên cứu chưa có cơ sở để có thể cho rằng có sự khác biệt về giới tính, chức vụ, nhưng có sự khác biệt về đối tượng cung cấp dịch vụ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT của các doanh nghiệp.

Như vậy các đối tượng cung cấp DVKT có thể tác động đến Quyết định lựa chọn DVKT thông qua việc tác động từng yếu tố Giá phí, Ảnh hưởng xã hội, Hình ảnh, Lợi ích chuyên môn, Lợi ích cảm nhận, Khả năng đáp ứng và Thói quen tâm lý nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút khách hàng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy Giá phí có ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định lựa chọn DVKT (β=0.313). Thực tế ngày nay nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp có quy mô lớn và các doanh nghiệp có cùng quy mô, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới đang rơi vào tình trạng khủng hoảng nặng nề nhất từ nhiều thập kỷ qua. Thì việc tổ chức được bộ máy hoạt động tinh gọn giúp tiết kiệm chi phí mang lại lợi ích kinh tế, hiệu quả cao tạo ra lợi nhuận gia tăng sự cạnh tranh, tồn tạivà phát triển. Do đó, khi giá phí dịch vụ kế toán mang lại những lợi ích trên sẽ tác động đến quyết định sử dụng DVKT của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

~ 68 ~

Ảnh hưởng xã hội được doanh nghiệp đánh giá là yếu tố quan trọng thứ hai có ảnh hưởng quyết định lựa chọn DVKT (β=0.254). Hầu hết những doanh nghiệp khi quyết định chọn mua dịch vụ nào thường chịu ảnh của người xung quanh mà họ tín nhiệm. Vì vậy, những thông tin mà doanh nghiệp thu thập được từ người thân quen và sự tín nhiệm đó tác động đến quyết định sử dụng DVKT của các DNVVN.

Hình ảnh đối tượng cung cấp dịch vụ cũng có tương quan khá mạnh (β=0.233). Dịch vụ kế toán, kiểm toán là một lĩnh vực thương mại, dịch vụ nhạy cảm. Chất lượng nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề là yêu cầu quan trọng của nghề nghiệp. Theo thông lệ các nước, DVKT và kiểm toán có thể được cung cấp bởi các pháp nhân, thể nhân với các điều kiện khá chặt chẽ về pháp lý, về tiêu chuẩn và bảo hiểm. Đồng thời, các pháp nhân và thể nhân hành nghề kế toán và kiểm toán phải chịu sự quản lý của tổ chức nghề nghiệp, đặc biệt là sự quản lý và kiểm soát về chất lượng dịch vụ, đạo đức nghề nghiệp. Đây là những biện pháp quản lý mềm nhưng có tác động trực tiếp và rất mạnh mẽ. Cho nên, hình ảnh của đối tượng cung cấp dịch vụ càng tốt thì càng ảnh hưởng đến quyết định sử dụng DVKT của các DNVVN và ngược lại.

Lợi ích chuyên môn có tương quan đến quyết định sử dụng DVKT (β=0.141). Thường thì, DVKT là dịch vụ chuyên nghiệp mang tính chuyên môn cao, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tin tưởng rằng việc sử dụng một dịch vụ chuyên nghiệp có tính chuyên môn cao sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, vì những người cung cấp DVKT đã được đào tạo những kiến thức về kế toán, thuế, luật; họ có kinh nghiệm do hoạt động nhiều trong lĩnh vực kế toán, thuế; họ luôn được biết về những thông tin mới về luật kế toán, thuế.Do đó, các doanh nghiệpsẽ có xu hướng sử dụng DVKT.

Lợi ích cảm nhận có tương quan đến quyết định sử dụng DVKT (β=0.140). Khi các đối tượng cung cấp DVKT cam kết các điều khoản bảo mật an toàn thông tin, số liệu và cùng đồng hành với con đường phát triển của doanh nghiệp thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ quyết định sử dụng DVKT.

Khả năng đáp ứng có tương quan đến quyết định sử dụng DVKT (β=0.134). Các DNVVN luôn có sự phản ứng linh hoạt với sự thay đổi của thị trường, khả năng thay đổi quy mô, lĩnh vực hoạt động phù hợp với nền kinh tế là rất lớn. Và đặc biệt là các chủ doanh nghiệp khi mới thành lập chưa kịp thời nắm bắt được thông tin. Do đó, khi các đối tượng cung cấp dịch vụ có những hiểu biết cũng như nắm bắt được thông tin

~ 69 ~

về lĩnh vực hoạt động và có những tư vấn đa dạng đem lại nhiều cơ hội chọn lựa có ích cho khách hàng thì họ sẽ có xu hướng quyết định sử dụng DVKT.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố cần thơ (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)