Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố cần thơ (Trang 73)

Phân tích hồi quy không chỉ mô tả các dữ liệu của mẫu mà từ kết quả quan sát được trong mẫu phải suy rộng kết luận cho mối liên hệ giữa các biến trong tổng thể. Việc kiểm tra các giả định và những chuẩn đoán về sự vi phạm các giả định là cần thiết để khẳng định các kết quả ước lượng được đáng tin cậy.

* Giả định về phân phối chuẩn của phần dư

Trong phân tích hồi quy, phân phối chuẩn là một trong những điều kiện nhằm đảm bảo mô hình dự báo tốt kết quả của tổng thể. Phần dư có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì những lý do như: sử dụng sai mô hình, phương sai không phải là hằng số, số lượng các phần dư không đủ nhiều để phân tích…( Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Ta sẽ sử dụng biểu đồtần số của các phần (đã được chuẩn hóa) để kiểm tra giả định này.

~ 60 ~

Nhìn vào biểu đồ Histogram (hình 4.2) của phần dư cho thấy phân phối của phần dư xấp xỉ chuẩn với giá trị trung bình (Mean) gần bằng 0 và độ lệch chuẩn của nó gần bằng 1 (Std. Dev= 0.983). Điều này có nghĩa là giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm (Xem hình 4.2).

Hình 4.2 Biểu đồ tần số Histogram

(Nguồn: Phụ lục 11-Kết quả phân tích hồi quy, , trang xxxiii)

Đồ thị P-P Plot cũng cho thấy các điểm quan sát không phân tán quá xa đường thẳng kỳ vọng nên có thể kết luận là giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm (Xem hình 4.3).

Hình 4.3 Đồ thị P-P Plot

~ 61 ~

* Giả định về liên hệ tuyến tính

Đồ thị phân tán Scatter plot thể hiện phần dư chuẩn hóa trên trục tung và giá trị dự đoán chuẩn hóa trên trục hoành là phương tiện để kiểm định giả định liên hệ tuyến tính và phương sai bằng nhau.

Hình 4.4 Biểu đồ phân tán Scatter plot

(Nguồn: Phụ lục 11-Kết quả phân tích hồi quy, trang xxxiii)

Qua biểu đồ phân tán Scatter plot cho ta thấy giá trị dự đoán và phần dư phân tán ngẫu nhiên xung quanh đường đi qua tung độ 0 và không thành một hình dạng cụ thể nào như trong hình 4.4. Như vậy giả định liên hệ tuyến tính không bị vi phạm.

Qua kết quả phân tích hồi quy được trình bày như trên, ta có thể rút ra một số kết luận cho mô hình như sau:

-Tính độc lập của các phần dư không bị vi phạm (Durbin- Watson = 1.953< 3). -Không có hiện tượng đa cộng tuyến (VIF < 10, Tolerance> 0.5).

-Bảy yếu tố độc lập của mô hình đều có ý nghĩa thống kê (Sig< 0.05). -Các phần dư có phân phối chuẩn (Biểu đồ Histogram và đồ thị P-P Plot). -Phương sai của phần sư không đổi (Biểu đồ phân tán Scatter plot).

Như vậy, kết quả cho thấy 7 yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn DVKT của doanh nghiệp được xây dựng theo phương trình hồi quy như trên không vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy. Do đó, chúng ta có thể kết luận rằng các giả thuyết được chấp thuận bao gồm: H1,H2,H3,H4,H5,H6,H7.

~ 62 ~

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố cần thơ (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)