Kiến nghị với chính phủ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Huế (Trang 87)

- Phải kiểm tra, kiểm soát nội bộ về việc thực hiện đúng quy trình bảo lãnh và có sự phân công rõ ràng cho cán bộ chuyên trách theo dõi thực hiện hợp đồng

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

2.1 Kiến nghị với chính phủ

(1) Chính phủ cần duy trì một môi trường kinh doanh lành mạnh, thuận lợi cho hoạt động của Ngân hàng.

Chính phủ cần tạo môi trường kinh tế-chính trị-xã hội ổn định, xây dựng cơ chế thị trường đồng bộ, hoàn chỉnh hệ thống tiền tệ, tín dụng và giá cả. Môi trường kinh tế phát triển ổn định lành mạnh sẽ là động lực thúc đẩy hoạt động tiền tệ- ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng.

Chính phủ cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động của ngân hàng. Tuỳ theo từng thời kỳ mà thực hiện thắt chặt hay mở rộng chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá, đồng thời phải quản lý có hiệu quả chính sách đầu tư. Củng cố, phát triển thị trường liên ngân hàng với cơ chế hoạt động thông thoáng, đồng thời tăng cường vai trò của NHNN trong giám sát và điều hành thị trường.

(2) Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo lập một hành lang pháp lý rõ ràng, chặt chẽ và thuận lợi cho hoạt động bảo lãnh của ngân hàng.

Qua thực tiễn cho thấy, khung pháp lý cho hoạt động bảo lãnh chưa đầy đủ và chưa đồng bộ. Khi nền kinh tế phát triển ở mức cao, các giao dịch ngày càng đa dạng và phức tạp, vượt khỏi phạm vi quốc gia thì nhu cầu bảo lãnh ngày càng gia tăng. Trong khi đó các quy định trong quy chế bảo lãnh chưa theo kịp sự vận động này. Mặc dù nhà nước có ban hành các văn bản nhằm điều chỉnh, bổ sung các văn bản trước nhưng vẫn bộc lộ những điểm bất hợp lý.

Chúng ta cần xây dựng một đạo luật về bảo lãnh đồng bộ và thống nhất với luật Doanh nghiệp, Luật TCTD, luật thương mại. Luật bảo lãnh cần có những quy định hướng dẫn cụ thể về thủ tục thực hiện cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch của bảo lãnh, giải quyết những tranh chấp phát sinh. Ngoài ra, Chính phủ cần sửa đổi bổ sung một số điều trong luật doanh nghiệp Nhà nước về tài sản mà doanh nghiệp có thể cầm cố, thế chấp tại ngân hàng. Bên cạnh đó, chính phủ nên ban hành luật về đấu giá và phát mại tài sản, cầm cố thế chấp của các doanh nghiệp để việc xử lý nợ tại ngân hàng thuận lợi hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Huế (Trang 87)