Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Huế (Trang 68)

- Hiện nay hoạt động bảo lãnh tại NHNT chưa có một quy trình hoàn thiện mà chủ yếu vẫn dựa trên quy trình tín dụng, việc xem xét và ra quyết định bảo

a) Nguyên nhân khách quan

• Môi trường pháp lý: Hệ thống pháp luật, các quy định, quy chế về bảo lãnh ngân hàng tuy có được cải thiện nhưng chưa hoàn thiện, thống nhất. Ở Việt Nam chưa có bộ luật riêng cho nghiệp vụ bảo lãnh, hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh chịu sự điều chỉnh của các văn bản dưới luật của NHNN, quy định của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam. Các văn bản thường xuyên sửa đổi, bổ sung gây khó khăn cho việc thực thi bảo lãnh. Các quy định trong văn bản thì còn chưa cụ thể và đầy đủ, đôi khi còn nhiều vướng mắc, có thể gây bất lợi cho khách hàng và cả ngân hàng khi thực hiện cũng như khi phát sinh các vấn đề tranh chấp.

• Môi trường kinh tế: Hoạt động kinh doanh của ngân hàng chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi đặc điểm kinh tế xã hội và sự thay đổi của môi trường kinh tế vĩ mô nói chung. Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta và tình hình thế giới có nhiều biến động: lạm phát, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lãi suất cho vay và huy động thay đổi liên tục, tỷ giá biến động bất thường..Nhiều chính sách, cơ chế quản lý của Chính phủ còn trong quá trình sửa đổi và điều chỉnh. Đây cũng là nguyên nhân tác động đến chất lượng hoạt động bảo lãnh.

• Tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng: Hiện nay trên địa bàn tỉnh ngoài Vietcombank còn có các ngân hàng thương mại quốc doanh lớn như ngân hàng Đầu tư và phát triển, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn; nhiều các chi nhánh của ngân hàng cổ phần cũng như các ngân hàng liên doanh như VPBank, VIBank, Sacombank,Techcombank...đồng thời có nhiều ngân hàng mới

tham gia như: Ngân hàng Bắc Á, Ngân hàng Xuất nhập khẩu.v.v. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt đặc biệt là cạnh tranh về chất lượng dịch vụ, điều này đã làm cho thị phần của chi nhánh bị chia sẻ. Ngoài việc cạnh tranh với các ngân hàng thương mại trên địa bàn về lãi suất, các sản phẩm dịch vụ, chi nhánh còn phải cạnh tranh với các ngân hàng khác về việc thu hút lao động giỏi và có năng lực vào ngân hàng. Do đó không phải tất cả đội ngũ nhân viên trong ngân hàng đều có chuyên ngành về lĩnh vực mình đang công tác. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng

• Nguyên nhân từ phía khách hàng:

Trong điều kiện kinh tế hiện nay, thực tế là các doanh nghiệp luôn ở tình trạng không đủ vốn để sản xuất kinh doanh. Vốn tự có của doanh nghiệp ở mức thấp, vốn vay ngân hàng, vốn chiếm dụng, vốn đi vay khác là nguồn vốn chủ yếu. Các doanh nghiệp nhỏ thì không có đủ vốn ký quỹ hoặc không có đảm bảo cho bảo lãnh. Ngoài ra năng lực tài chính, hiệu quả kinh doanh, tính minh bạch trong báo cáo tài chính...của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Trình độ và kinh nghiệm quản lý của các doanh nghiệp chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền kinh tế thị trường. Việc lập dự án kinh doanh chưa đảm bảo được hiệu quả khả thi cũng như lường hết được các rủi ro mà doanh nghiệp có thể phải đương đầu. Do đó, tình trạng chung hiện nay là có nhiều doanh nghiệp muốn xin bảo lãnh nhưng số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực khả thi thì còn ít, còn lại các doanh nghiệp khác không đáp ứng được điều kiện để được ngân hàng bảo lãnh.

Mặt khác, nếu như các nước châu Âu, châu Mỹ và một số nước châu Á phát triển việc sử dụng nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng trong bất kỳ lĩnh vực kinh tế nào, bất kì hợp đồng nào cũng trở thành thói quen, một điều khoản bắt buộc và mang lại khoản thu không nhỏ cho các ngân hàng thì tại Việt Nam nói chung và thành phố Huế nói riêng, hoạt động bảo lãnh còn là nghiệp vụ xa lạ với các thành phần kinh tế. Trong thời gian qua, Vietcombank Huế đã chú ý mở rộng hoạt động bảo lãnh và cung cấp đa dạng các loại hình bảo lãnh thông dụng đang được sử dụng trong nền kinh tế. Nhưng các doanh nghiệp trên địa bàn chưa chưa thấy được vai trò của bảo lãnh ngân hàng cũng như chưa nắm vững các nghiệp vụ quy

định. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì chỉ tập trung chủ yếu vào một số phương thức thanh toán quen thuộc như L/C, T/T, nhờ thu. Ngoài ra, việc chọn lựa loại hình bảo lãnh nào phụ thuộc vào nhu cầu và các giao dịch kinh doanh phát sinh từ phía khách hàng chứ không phải là do ngân hàng. Đây cũng là lý do mà các loại hình bảo lãnh của chi nhánh chủ yếu tập trung ở bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh tạm ứng.

• Đối với các món bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho các công trình, dự án thi công, trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh, việc theo dõi, đôn đốc của chi nhánh đến khách hàng còn hạn chế. Nguyên nhân là do các công trình, dự án này phần lớn ở rất xa, do đó chi nhánh khó có thể theo dõi xem khách hàng có tuân thủ các quy định trong hợp đồng hay không. Hiện nay, việc kiểm tra, theo dõi đối với các món bảo lãnh này chủ yếu dựa trên sự trung thực và giữ uy tín của khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Huế (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w