Tiếp tục hoàn thiện quy trình nghiệp vụ bảo lãnh

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Huế (Trang 80)

- Hiện nay hoạt động bảo lãnh tại NHNT chưa có một quy trình hoàn thiện mà chủ yếu vẫn dựa trên quy trình tín dụng, việc xem xét và ra quyết định bảo

b) Nguyên nhân chủ quan:

3.2.2 Tiếp tục hoàn thiện quy trình nghiệp vụ bảo lãnh

Công tác bảo lãnh tại Vietcombank Huế trong 3 năm qua được thực hiện tốt, không có rủi ro nào. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta được phép chủ quan. Cần phải hoàn thiện quy trình bảo lãnh theo hướng bảo đảm quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh được nhanh gọn, đúng đắn, hiệu quả, an toàn cho ngân hàng và thuận tiện cho khách hàng, giảm đến mức tối thiểu các thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp. Để đạt được điều này chi nhánh cần lưu ý đến những vấn đề sau:

Thứ nhất, cần nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thẩm định tại chi nhánh

Nghiệp vụ bảo lãnh về bản chất cũng mang những đặc điểm giống như hoạt động tín dụng. Khi ngân hàng chấp nhận bảo lãnh cho doanh nghiệp nghĩa là ngân hàng đã chấp nhận rủi ro. Vì vậy, cán bộ bảo lãnh phải thẩm định dự án một cách cẩn thận và kĩ càng nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động bảo lãnh.

Thực tế hiện nay, việc thẩm định hồ sơ xin bảo lãnh của doanh nghiệp còn mang tính hình thức đối với một số khách hàng quen thuộc để giữ chân khách hàng. Ngoài ra, có một số khách hàng có những hành động không lành mạnh như lập dự án, phương án sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính không trung thực. Vì vậy để công tác thẩm định được tiến hành đúng quy trình và đảm bảo chính xác, chi nhánh cần có sự phân định rõ chức năng, phân công trách nhiệm cụ thể. Công tác thẩm định phải được tiến hành một cách đầy đủ, đồng bộ, đồng thời phải dựa trên một số tiêu chí cụ thể để đánh giá. Việc thẩm định bao gồm cả công tác thẩm định về tư cách pháp lý của các tổ chức cá nhân, năng lực, khả năng quản trị sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính doanh nghiệp, đặc biệt là thẩm

định dự án mà nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng có liên quan trực tiếp, như: thẩm định về yếu tố thị trường, yếu tố kỹ thuật, yếu tố tài chính, tính khả thi và hiệu quả của dự án xét trên cả ba phương diện: kỹ thuật, tài chính, kinh tế-xã hội; khả năng trả nợ, các rủi ro có thể xảy ra và các biện pháp đảm bảo an toàn cho bảo lãnh. Cần chú trọng các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn như chỉ tiêu hoàn vốn, chỉ tiêu lợi nhuận.

Ngoài thẩm định trực tiếp trên hồ sơ đề nghị bảo lãnh do khách hàng cung cấp, cán bộ thẩm định còn cần đi thực tế, tìm hiểu và thẩm định năng lực thực sự của doanh nghiệp. Ngoài ra cần thu thập thêm thông tin về khách hàng qua các hoạt động khác như tín dụng, thanh toán, thông tin từ báo đài, internet, từ các bạn hàng của khách hàng hay từ ngân hàng khác mà khách hàng đã từng có quan hệ.

Chỉ có như vậy, ngân hàng mới có thể ngày càng nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đảm bảo phương châm an toàn và hiệu quả trong hoạt động bảo lãnh, từ đó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng khi đến với ngân hàng.

Thứ hai, cần tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả bảo lãnh

Mục đích kiểm tra nhằm kiểm tra việc chấp hành các quy định, phát hiện các tồn tại thiếu sót từ đó kịp thời có những điều chỉnh cho phù hợp. Muốn vậy, chi nhánh cần:

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Huế (Trang 80)