So sánh hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Huế với một số ngân hàng khác trên địa bàn

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Huế (Trang 62)

- Có khả năng trả nợ tốt.

2.2.4 So sánh hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Huế với một số ngân hàng khác trên địa bàn

nhánh Huế với một số ngân hàng khác trên địa bàn

Đầu tiên, chúng ta cùng so sánh mức phí bảo lãnh của Vietcombank, ACB, BIDV, Sacombank, Agribank. Đây là những ngân hàng hàng đầu trong khối NHTM nhà nước và NHTM cổ phần, những ngân hàng có thế mạnh về bảo lãnh. Khi so sánh biểu phí của các ngân hàng sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn về khả năng cạnh tranh của các ngân hàng trong hoạt động bảo lãnh:

Bảng 2.15: Biểu phí bảo lãnh trong nước của các ngân hàng

Vietcombank ACB Sacombank BIDV Agribank

Phát hành thư bảo lãnh BL có ký quỹ 0,04%/tháng 0,04- 0,06%/tháng 0,035- 0,083%/tháng 1%-2%/năm 1,5%- 2%/năm BL miễn ký quỹ hoặc

đảm bảo bằng hình thức khác 0,1%/tháng 0,1- 0,25%/tháng 0,08- 0,167%/tháng 2-3%/năm

Sửa đổi thư bảo lãnh

Sửa đổi tăng tiền/tăng

thời hạn bảo lãnh Như phát hành thư bảo lãnh

Sửa đổi khác 80.000đ/lần 200.000đ/lần 100.00đ/lần

50.000đ/lần hoặc theo thoả thuận

150.000đ/lần

(Nguồn:website của các ngân hàng)

Mức phí sản phẩm dịch vụ là yếu tố có tác động mạnh mẽ đến quyết định lựa chọn dịch vụ và ngân hàng của khách hàng. Qua biểu phí trên ta thấy được sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM hiện nay trong lĩnh vực bảo lãnh cũng như mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mức phí mà Vietcombank đưa ra là tương đương so với các ngân hàng khác, thậm chí phí phát hành thư bảo lãnh có ký quỹ và miễn ký quỹ còn thấp hơn so với ACB và Sacombank. Phí sửa

đổi thư bảo lãnh cũng thấp hơn các ngân hàng khác. Như vậy có thể thấy mức phí mà Vietcombank đưa ra khá cạnh tranh so với các NHTM trên địa bàn, đây là nguyên nhân làm nhiều doanh nghiệp tin tưởng đến đề nghị chi nhánh phát hành bảo lãnh. Tuy nhiên mức phí này còn cứng nhắc, chưa linh hoạt với từng đối tượng khách hàng, từng thời điểm và loại hình bảo lãnh mà khách hàng lựa chọn. Thực tế này cũng là một lý do làm cản trở sự phát triển hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh.

Để hiểu hơn về hoạt động bảo lãnh của Vietcombank so với các ngân hàng khác trên địa bàn, ta có thể so sánh thêm doanh thu bảo lãnh của chi nhánh NHNT Huế với chi nhánh NHTMCP ACB Huế và chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thừa Thiên Huế: (số liệu năm 2009)

Bảng 2.16: Doanh thu bảo lãnh của Vietcombank Huế, ACB Huế và BIDV Huế năm 2009

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Vietcombank ACB BIDV

Doanh thu bảo lãnh 951.2 346.3 2600

Doanh thu dịch vụ 10,996 1994.3 5230

Tổng thu nhập 172,058 74,394 205,090

Doanh thu bảo lãnh/Doanh

thu dịch vụ(%) 8.7 17.4 49.7

Doanh thu bảo lãnh/Tổng

doanh thu(%) 0.6 0.5 1.3

Biểu đồ 2.7: Doanh thu bảo lãnh của VCB Huế, ACB Huế và BIDV Huế năm 2009

Huế là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và nhu cầu đảm bảo rủi ro trong kinh doanh của các doanh nghiệp, hoạt động bảo lãnh tại 3 ngân hàng này trong những năm qua đã có những thành tích nhất định. Qua bảng trên ta thấy, trong năm 2009, doanh thu bảo lãnh của Vietcombank cao hơn ACB nhưng thấp hơn nhiều so với BIDV. Tỷ trọng thu nhập từ bảo lãnh trên thu nhập dịch vụ của Vietcombank cũng thấp hơn so với 2 ngân hàng này mặc dù thu nhập từ dịch vụ của Vietcombank cao hơn cả. Doanh thu bảo lãnh ở BIDV là khá cao, đạt 2,6 tỷ đồng, tăng 56% so với năm 2008, vượt kế hoạch được giao. Điều này có thể giải thích là do BIDV là một ngân hàng hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực đầu tư và xây dựng, có quan hệ với nhiều công ty lớn trong lĩnh vực này như: CTCP Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế, CTCP xây dựng 939, CTCP Cảng Thuận An, Cảng Chân Mây Lăng cô.v.v.Với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang diễn ra mạnh mẽ ở nước ta, nhiều công trình lớn được xây dựng, mà BIDV lại là một ngân hàng thương mại nhà nước uy tín trên địa bàn, hoạt động bảo lãnh phát triển là một điều hiển nhiên. Còn đối với ACB, tuy hoạt động kinh doanh năm 2009 không hiệu quả lắm so với các NHTM khác ở Thừa Thiên Huế, các loại hình dịch vụ cũng không có sự phát triển vượt bậc, nhưng ACB đã chú trọng đến việc mở rộng và hoàn thiện hoạt động bảo lãnh để đóp góp nguồn thu vào dịch vụ để gia tăng lợi nhuận

cho ngân hàng. Như vậy, qua so sánh về doanh thu bảo lãnh giữa 3 ngân hàng này, có thể thấy hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank Huế chưa được quan tâm và phát triển đúng với tiềm năng của chi nhánh, trong khi Vietcombank là một ngân hàng có quy mô lớn, có đội ngũ nhân viên nhiệt tình, kinh nghiệm, mạng lưới phát triển rộng khắp, tình hình tài chính năm 2009 cũng phục hồi và ổn định. Điều đặt ra cho ban lãnh đạo và cán bộ chi nhánh là phải làm cách nào để phát triển hoạt động bảo lãnh để đủ khả năng cạnh tranh với các NHTM khác, gia tăng thị phần trên địa bàn tỉnh, khẳng định ngày một vững chắc hơn vị thế của Vietcombank trên thị trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Huế (Trang 62)