- Phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư khả thi và có hiệu quả (đối với bảo lãnh vay vốn)
c) Cơ cấu theo thành phần kinh tế
Bảng 2.10: Doanh số bảo lãnh theo thành phần kinh tế tại chi nhánh qua 3 năm 2007-2009
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008
Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- % +/- %
Doanh nghiệp nhà nước 10,309 26.9 28,697 23.7 28,978 16.6 18,388 178.4 281 1.0 Thành phần kinh tế khác 28,013 73.1 92,387 76.3 145,588 83.4 64,374 229.8 53,201 57.6 Tổng 38,322 100 121,08 4 100 174,566 100 82,762 216.0 53,482 44.2
(Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế- Vietcombank Huế&tính toán của tác giả)
Biểu đồ 2.5: Doanh số bảo lãnh theo thành phần kinh tế qua 3 năm 2007-2009
Hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh chủ yếu tập trung ở thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, đó là các CTCP, công ty TNHH, công ty liên doanh, doanh nghiệp tư nhân. Doanh số bảo lãnh đối với thành phần kinh tế này luôn chiếm tỷ trọng cao, tuy về số tuyệt đối, doanh số bảo lãnh đối với thành phần kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh đều có sự tăng trưởng qua ba năm. Năm 2008, doanh
số bảo lãnh các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 92387 triệu đồng, chiếm 76,3% trong tổng doanh số bảo lãnh, trong khi đó bảo lãnh cho thành phần kinh tế nhà nước chỉ chiếm 23,7%. Năm 2009, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đã chiếm vị trí ưu thế với tỷ trọng đạt 83,4%, về tuyệt đối tăng 53201 triệu đồng so với năm 2008. Số khách hàng thuộc khối doanh nghiệp nhà nước hầu như không tăng mà cùng một khách hàng, họ tiến hành nhiều hợp đồng bảo lãnh. Trong khi đó, số doanh nghiệp ngoài quốc doanh đến bảo lãnh tại chi nhánh ngày càng đông đảo hơn, nhiều nhất là các CTCP như CTCP Sơn Phú, CTCP Vật tư nông nghiệp Huế, CTCP Thái Bình Dương, CTCP bê tông và xây dựng TTH, CTCP Vật liệu xây dựng, sau đó đến các công ty TNHH như: công ty TNHH Chaiyo, công ty TNHH Mỹ Đức.v.v.Tỷ trọng doanh số bảo lãnh của doanh nghiệp quốc doanh giảm sút không phải là vì chi nhánh mất khách hàng mà là do sự phát triển mạnh mẽ của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trong nền kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước chuyển sang cổ phần hoá ngày càng nhiều. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang dần khẳng định vị thế trên thương trường với hiệu quả hoạt động cao, vì vậy họ càng ngày thoả mãn được điều kiện cho nghĩa vụ bảo lãnh (như ký quỹ, tính khả thi của dự án, tình hình tài chính..). Hiện nay, tại Vietcombank Huế cũng đang đẩy mạnh cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nhằm đa dạng hóa khách hàng, phòng ngừa rủi ro và khuyến khích khu vực kinh tế này phát triển. Việc chuyển dịch cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã ảnh hưởng đến cơ cấu bảo lãnh phân theo thành phần kinh tế tại chi nhánh.
2.2.3.3 Tình hình các hình thức đảm bảo cho bảo lãnh tại chi nhánh
Hiện nay tại chi nhánh, hình thức đảm bảo cho bảo lãnh chỉ có tín chấp và ký quỹ. Hình thức tín chấp được áp dụng cho các doanh nghiệp: