Cơ cấu theo thời hạn bảo lãnh

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Huế (Trang 52)

- Phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư khả thi và có hiệu quả (đối với bảo lãnh vay vốn)

b) Cơ cấu theo thời hạn bảo lãnh

Thời hạn bảo lãnh được xác định căn cứ vào thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh của bên bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có các thoả thuận khác. Thời hạn bảo lãnh hiện nay tại chi nhánh được phân chia theo thời hạn cho vay: Ngắn hạn (dưới 1 năm), trung dài hạn (trên 1 năm).

Bảng 2.9: Doanh số bảo lãnh theo thời hạn bảo lãnh tại chi nhánh qua 3 năm 2007-2009

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008

Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- % +/- %

Ngắn hạn 34,988 91.3 112,004 92.5 155,015 88.8 77,015 220.1 43,011 38.4 Trung dài hạn 3,334 8.7 9,080 7.5 19,551 11.2 5,746 172.4 10,471 115.3 Tổng 38,322 100 121,08 4 100 174,566 100 82,762 216.0 53,482 44.2

(Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế-Vietcombank Huế&tính toán của tác giả)

Biểu đồ 2.4: Doanh số bảo lãnh theo thời hạn bảo lãnh qua 3 năm 2007-2009

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy, cùng với sự tăng lên của doanh số bảo lãnh, cả bảo lãnh ngắn hạn và bảo lãnh trung dài hạn đều có được mức tăng trưởng khá. Năm 2008, với định hướng của chi nhánh là tăng phát hành bảo lãnh ngắn hạn để tránh rủi ro trong điều kiện kinh tế có nhiều biến động, bảo lãnh ngắn hạn có mức tăng đột biến, đạt 112.004 triệu đồng, tăng 220,1% so với năm 2007. Năm 2009, khi nền kinh tế phục hồi và các dự án dài hạn trên địa bàn được đẩy mạnh triển khai, bảo lãnh trung dài hạn tăng trưởng 115,3% so với năm 2008, cao hơn tốc độ tăng của bảo lãnh ngắn hạn, mặc dù về số tuyệt đối, bảo lãnh ngắn hạn vẫn đạt mức cao và chiếm ưu thế. Năm 2009, chi nhánh chủ yếu thực hiện bảo lãnh trung dài hạn cho các khách hàng trong lĩnh vực xây dựng như: Công ty Xây lắp Thừa Thiên Huế, CTCP xây dựng và phát triển hạ tầng, CTCP Bê tông và xây dựng Thừa Thiên Huế...

Về cơ cấu của các hai loại bảo lãnh này trong tổng doanh số bảo lãnh: nhìn chung trong ba năm qua, hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh phần lớn là hoạt động bảo lãnh ngắn hạn, thường từ vài tháng đến vài quý. Đây cũng là tình trạng chung của các NHTM ở Việt Nam cũng như trên địa bàn. Chi nhánh chủ yếu phát hành bảo lãnh ngắn hạn vì đây là loại hình bảo lãnh có độ rủi ro thấp, ít chịu ảnh hưởng của sự thay đổi các yếu tố bên ngoài và môi trường kinh tế vĩ mô. Tỷ trọng bảo lãnh ngắn hạn qua các năm lần lượt là: năm 2007 91,3%, năm 2008: 92,5%, năm 2009 88,8%. Bảo lãnh ngắn hạn tại chi nhánh chủ yếu là bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thanh toán. Đó là do tính chất của bảo lãnh dự thầu, trung bình từ 60-90 ngày, tính từ lúc mở thầu đến ngày công bố kết quả đấu thầu. Còn bảo lãnh thanh toán, trong 3 năm qua các doanh nghiệp thực hiện loại hình bảo lãnh này tại chi nhánh với số tiền nhỏ, thời hạn bảo lãnh không quá 6 tháng, do đó bảo lãnh thanh toán ngắn hạn chiếm 100% trong tổng doanh số bảo lãnh thanh toán tại chi nhánh.

Bảo lãnh trung và dài hạn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh số bảo lãnh, chủ yếu là bảo lãnh thực hiện hợp đồng, sau đó đến bảo lãnh bảo hành công trình, còn các loại bảo lãnh khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Nguyên nhân là do thời hạn bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh công trình kéo dài trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng (xây dựng, thi công công trình hay cung ứng vật liệu).

Tuy nhiên cơ cấu bảo lãnh theo thời hạn tại chi nhánh cũng có những chuyển biến tích cực. Tỷ trọng doanh số bảo lãnh ngắn hạn trong tổng doanh số bảo lãnh năm 2008 tăng so với năm 2007, nhưng đến năm 2009 có xu hướng giảm dần. Năm 2009, bảo lãnh trung và dài hạn chiếm 11,2% trong tổng doanh số bảo lãnh, trong khi bảo lãnh ngắn hạn chiếm 88,8%. Sự tăng lên của bảo lãnh trung dài hạn chứng tỏ chi nhánh đã thực hiện tốt vai trò chủ đạo của mình trong hỗ trợ đầu tư và xây dựng, cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng của đất nước hay mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp, góp phần vào sự phát triển của tỉnh nhà. Tuy bảo lãnh trung và dài hạn chứa được nhiều rủi ro hơn nhưng lại thường có giá trị lớn và hứa hẹn một khoản lợi nhuận không nhỏ cho ngân hàng, do vậy

trong thời gian tới chi nhánh cần có biện pháp tăng loại bảo lãnh này đi đôi với việc quản lý tốt rủi ro nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Huế (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w