- Phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư khả thi và có hiệu quả (đối với bảo lãnh vay vốn)
a) Cơ cấu theo loại hình bảo lãnh
Bảng 2.6: Doanh số bảo lãnh theo loại hình bảo lãnh tại chi nhánh qua 3 năm 2007-2009
Đơn vị: Triệu đồng
Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- % +/- Bảo lãnh thanh toán 2,943 7.7 25,983 21.5 13,405 7.7 23,041 783.0 -12,579 -48.4 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 22,161 57.8 38,675 31.9 52,115 29.9 16,514 74.5 13,440 34.8 Bảo lãnh dự thầu 9,575 25.0 18,761 15.5 9,450 5.4 9,186 95.9 -9,312 -49.6 Bảo lãnh khác 3,644 9.5 37,665 31.1 99,597 57.1 34,021 933.6 61,932 164.4 Tổng 38,322 100 121,084 100 174,566 100 82,762 216.0 53,482 44.2
(Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế-Vietcombank Huế&tính toán của tác giả)
Biểu đồ 2.2: Doanh số bảo lãnh theo loại hình bảo lãnh qua 3 năm2007-2009
Căn cứ vào bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy:
Mặc dù có sự biến động hằng năm nhưng nhìn chung bảo lãnh thực hiện hợp đồng là loại hình bảo lãnh chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số bảo lãnh. Tỷ trọng này qua các năm như sau: năm 2007 là 57,8% , năm 2008 là 31,9%, năm 2009 là 29,9% . Đây là loại hình bảo lãnh khá thông dụng tại chi nhánh, loại này đạt được mức tăng đều và tương đối ổn định qua các năm, năm 2008 tăng 16514 triệu đồng, tương ứng tăng 26,4% so với năm 2007, năm 2009 giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng lên đến hơn 52 tỷ đồng, tương ứng tăng 133,5% so với năm 2008. Điều này cho thấy khách hàng sử dụng loại bảo lãnh này ngày càng nhiều, ngày càng tin tưởng vào chất lượng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Sở dĩ chi nhánh đạt được mức tăng ấn tượng này là do số lượng các hợp đồng và thương vụ có giá trị lớn trên địa bàn tăng lên, đòi hỏi phải có bảo lãnh của ngân hàng. Khách hàng chủ yếu thực hiện loại bảo lãnh này là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, ví dự như Công ty xây lắp Thừa Thiên Huế, CTCP Bê tông và xây dựng Thừa Thiên Huế, CTCP xây dựng và phát triển hạ tầng.v.v. Năm 2009, số lượng món bảo lãnh thực hiện hợp đồng tăng không nhiều, tuy nhiên giá trị mỗi món lại lớn. Các hợp đồng này cũng thường kéo dài do đó loại bảo lãnh này tiềm ẩn rủi ro cho chi nhánh khi khách hàng không thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng dẫn đến ngân hàng phải trả thay cho khách hàng. Tuy nhiên, đây là loại bảo lãnh phát sinh thường xuyên và có nhiều tiềm năng phát triển, trong thời gian tới chi nhánh cần chú trọng phát triển loại hình bảo lãnh này hơn nữa.
Về bảo lãnh dự thầu: Trong 3 năm qua, doanh số bảo lãnh dự thầu có biến động không ổn định như sau: Năm 2007, doanh số bảo lãnh dự thầu đạt 9575 triệu đồng, có tỷ trọng đứng thứ 2 sau bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Đến năm 2008, doanh số bảo lãnh dự thầu tăng 95,9% là do nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh xin bảo lãnh để tham gia đấu thầu các công trình lớn, làm số món bảo lãnh tăng lên. Sang năm 2009, doanh số bảo lãnh dự thầu giảm 49,6%. Về tỷ trọng bảo lãnh dự thầu cũng có sự giảm sút, đến năm 2009 chỉ còn chiếm 5,4% trong tổng doanh số bảo lãnh. Loại bảo lãnh này có giá trị từng món nhỏ, chỉ từ 1-3% giá trị hợp đồng nên trong tổng doanh số nó chiếm tỷ
trọng thấp. Tuy nhiên, việc giảm tỷ trọng của bảo lãnh dự thầu cho thấy chi nhánh còn hạn chế trong việc phát huy và mở rộng loại hình bảo lãnh này trong khi bảo lãnh dự thầu được đa số các NHTM chú trọng vì phần lớn là bảo lãnh ngắn hạn nên nó ít rủi ro hơn các hình thức bảo lãnh khác. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp được ngân hàng bảo lãnh trúng thầu thì sẽ tiếp tục yêu cầu ngân hàng phát hành bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền ứng trước hay bảo lãnh bảo hành công trình, điều này sẽ đem lại cho ngân hàng thu nhập đáng kể từ phí bảo lãnh.
Bảo lãnh thanh toán là loại hình dịch vụ mới phát triển gần đây, nó cũng thu hút được một lượng khách hàng tham gia nhưng còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số bảo lãnh tại chi nhánh. Đây là loại hình bảo lãnh có rủi ro cao, thêm vào đó những năm qua nền kinh tế có nhiều biến động phức tạp, khách hàng chủ yếu tham gia bảo lãnh tại ngân hàng theo hình thức tín chấp, do đó chi nhánh hạn chế loại bảo lãnh này để tránh nảy sinh nhiều rủi ro. Trong những năm qua, loại bảo lãnh này có tốc độ tăng trưởng không ổn định. Năm 2008, giá trị bảo lãnh thanh toán đạt 25983 triệu đồng, tăng là 783% so với năm 2007, nhưng đến năm 2009 doanh số bảo lãnh này lại sụt giảm đi 12579 triệu đồng tương ứng 48,4%.
Bảo lãnh khác tại chi nhánh bao gồm bảo lãnh tiền ứng trước và bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm. Cùng với sự tăng trưởng về doanh số, tỷ trọng của các loại bảo lãnh này trong tổng doanh số bảo lãnh cũng tăng đáng kể. Từ chỗ tỷ trọng chỉ là 9,5% năm 2007, đến năm 2009 bảo lãnh khác chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số bảo lãnh với 57,1%. Trong 2 loại bảo lãnh này, bảo lãnh tiền ứng trước phát sinh với doanh số tương đối cao, do đây là hình thức thường được nhà thầu áp dụng đi kèm với bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Như vậy, hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh đã và đang được các doanh nghiệp biết đến và đang dần phát huy vai trò tích cực của nó. Đối với loại hình bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh khác (mà chủ yếu là bảo lãnh tiền ứng trước), doanh số bảo lãnh tăng đều qua các năm và chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ bảo lãnh, đây là thành công của chi nhánh trong việc đáp ứng được nhu cầu của khách hàng ở các loại hình bảo lãnh này. Tuy nhiên cơ cấu bảo lãnh còn hạn chế khi tỷ trọng bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh dự thầu năm 2009 rất thấp, bảo
lãnh vay vốn, bảo lãnh đối ứng hầu như không phát sinh. Với đội ngũ có kinh nghiệm và năng động, trong thời gian tới, nếu có định hướng và giải pháp thu hút khách hàng đúng đắn, chi nhánh hoàn toàn có khả năng phát triển các loại hình bảo lãnh này, hạn chế rủi ro và thu thêm phí cho ngân hàng.
Để hiểu rõ thêm về hoạt động bảo lãnh cùng sự phát triển các loại hình bảo lãnh tại chi nhánh, ta xem xét doanh số bảo lãnh của Công ty Xây lắp Thừa Thiên Huế và CTCP Dược TW Medipharco trong 2 năm 2008 và 2009. Đây là 2 công ty lớn có hợp đồng bảo lãnh thường xuyên tại VCB Huế với giá trị lớn.
Bảng 2.7: Doanh số bảo lãnh của Công ty xây lắp Thừa Thiên Huế
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
Bảo lãnh thanh toán 622 2,912
Bảo lãnh THHĐ 15,538 39,943
Bảo lãnh dự thầu 3,278 3,187
Bảo lãnh khác 17,557 98,571
Tổng 36,995 144,613
(Nguồn: Phòng Thanh toán quốc tế-Vietcombank Huế)
Bảng 2.8: Doanh số bảo lãnh của CTCP Dược Medipharco
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
Bảo lãnh THHĐ 2,289 649
Bảo lãnh dự thầu 1,762 3,086
Tổng 4,051 3,735
(Nguồn: phòng thanh toán quốc tế-Vietcombank Huế)
Công ty Xây lắp TTH và CTCP Dược Medipharco là những doanh nghiệp hình thành từ lâu, có chỗ đứng trên thị trường và hoạt động kinh doanh hiệu quả. Hai công ty này ngoài việc vay vốn, có tài khoản tiền gửi tại chi nhánh còn là khách hàng của bảo lãnh từ khi chi nhánh bắt đầu tiến hành nghiệp vụ này. Từ doanh số
hơn 36 tỷ đồng năm 2008, năm 2009 doanh số bảo lãnh của Công ty Xây lắp TTH đã tăng lênvượt bậc chiếm đến trên 80% doanh số bảo lãnh. CTCP Medipharco có doanh số bảo lãnh thấp hơn, nhưng đây là khách hàng thường xuyên ổn định với số lượng nhiều món bảo lãnh tại chi nhánh. Trong năm 2008-2009, bảo lãnh của CTCP Medipharco chủ yếu là bảo lãnh dự thầu với doanh số năm 2009 đạt hơn 3 tỷ đồng, đây là một điều hiểu nhiên khi công ty này với vị thế của mình luôn tham gia đấu thầu những gói thầu dược lớn tại các bệnh viện trên địa bàn. Công ty Xây lắp TTH phát sinh bảo lãnh chủ yếu ở 2 loại: bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh tiền ứng trước, với doanh số 2 loại này trong năm 2009 tăng đáng kể, có tỷ trọng lần lượt trong doanh số bảo lãnh là 76,6% và 98,8%. Với việc thi công những công trình lớn ở Huế như Khoa Nhi bệnh viên TW Huế, nhà làm việc Công ty Cấp thoát nước, trung tâm học liệu Tỉnh, đài PTTH Huế, Bảo tàng Hồ Chí Minh, nhà máy nước Quảng Tế vạn Niên, nhà máy xi măng Văn Xá...trong 3 năm gần đây, công ty lại được giao phó để xây dựng những công trình lớn khác trên địa bàn, việc phát sinh bảo lãnh thường xuyên tại chi nhánh là điều dễ dàng giải thích.
Qua phân tích ví dụ về Công ty Xây lắp và CTCP Medipharco, có thể thấy, doanh số bảo lãnh tăng trưởng tại chi nhánh một phần là nhờ những hợp đồng lớn của các công ty này. Chi nhánh nên tiếp tục duy trì quan hệ tín nhiệm lâu dài với 2 khách hàng này để vừa giảm thiểu được chi phí tìm hiểu khách hàng mà lại luôn có nguồn thu phí đều đặn từ các hợp đồng bảo lãnh trong năm.