Quy mô hoạt động bảo lãnh của chi nhánh

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Huế (Trang 44)

- Phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư khả thi và có hiệu quả (đối với bảo lãnh vay vốn)

2.2.3.1Quy mô hoạt động bảo lãnh của chi nhánh

Bảng 2.5: Doanh số và dư nợ bảo lãnh tại chi nhánh qua 3 năm 2007-2009

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2007Năm Năm2008 Năm2009 2008/2007 2009/2008

+/- % +/- %

Doanh số bảo

lãnh 38,322 121,084 174,566 82,762 216.0 53,482 44.2 Dư nợ bảo lãnh 24,471 49,042 160,886 24,571 100.4 111,844 228.1

( Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế- Vietcombank Huế & tính toán của tác giả)

Biểu đồ 2.1: Doanh số và dư nợ bảo lãnh tại chi nhánh qua 3 năm 2007-2009

Kết quả trên cho thấy, tình hình bảo lãnh tại chi nhánh ngày càng có sự gia tăng. Trong ba năm qua, chi nhánh đã đạt được doanh số bảo lãnh đáng kể, có sự tăng trưởng cả về quy mô lẫn chất lượng. Thật vậy, tổng doanh số bảo lãnh năm 2008 là 121.084 triệu đồng, tăng 24,571 triệu đồng tương ứng 216% so với năm 2007. Đây là một năm nhiều biến động với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và khó khăn của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên nhờ một số lượng lớn khách hàng truyền thống cộng với uy tín của Ngân hàng Ngoại thương trên địa

bàn, trong năm này doanh số bảo lãnh vẫn đạt được mức tăng ấn tượng, đồng thời chi nhánh lại thu hút được nhiều món bảo lãnh bằng USD với doanh số bảo lãnh và phí thu được từ ngoại tệ lớn. Sang năm 2009, doanh số bảo lãnh đạt 174,566 triệu đồng, tăng 53,482 triệu đồng về số tuyệt đối và 44,2% về số tương đối so với năm 2008. Đây là doanh số bảo lãnh cao nhất từ trước đến nay tại chi nhánh, do trong năm này, chi nhánh đã tăng cường làm việc với các doanh nghiệp vay vốn để thu bảo lãnh. Tốc độ tăng trưởng doanh số bảo lãnh năm 2009 có xu hướng chậm lại là phù hợp với định hướng giảm dần rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh. Mặc dù vậy, hoạt động bảo lãnh trong năm 2009 chủ yếu tập trung ở các khách hàng lâu năm với giá trị hợp đồng lớn chứ chưa được mở rộng ra các khách hàng mới, tiềm năng trên địa bàn.

Xét về dư nợ bảo lãnh: Giá trị dư nợ bảo lãnh trong năm 2007 và 2008 lần lượt là: 24.471 triệu đồng năm 2007 và 49.042 năm 2008 . Dư nợ bảo lãnh ở năm 2007 và 2008 thấp do trong 2 năm này các hợp đồng bảo lãnh chủ yếu là ngắn hạn. Năm 2007 có 13.851 triệu đồng giá trị bảo lãnh đến hạn, năm 2008 có 59.761 triệu đồng giá trị bảo lãnh đến hạn. Năm 2009, dư nợ bảo lãnh khá cao do sự gia tăng số món bảo lãnh trung và dài hạn nên chỉ có 13.680 hợp đồng bảo lãnh đến hạn. Mặc dù đây là một tín hiệu đáng mừng chứng tỏ hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngày một phát triển, nhưng dư nợ bảo lãnh cuối kì cao cũng sẽ chứa đựng nhiều rủi ro. Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, thanh toán thay cho khách hàng thì ngân hàng sẽ đứng trước nguy cơ mất khả năng thanh toán nếu như các biện pháp phòng ngừa rủi ro được thực hiện không tốt.

Xét một cách toàn diện, doanh số phát hành và dư nợ bảo lãnh tăng trưởng đều đặn và phù hợp với định hướng của ngân hàng chứng tỏ chất lượng của hoạt động bảo lãnh đã được chú trọng cải thiện qua từng năm, hoạt động bảo lãnh đã mang lại nhiều lợi ích: nâng cao uy tín và tăng thu nhập từ phí bảo lãnh cho ngân hàng. Đạt được thành quả như trên là do chi nhánh đã áp dụng chính sách, quy trình bảo lãnh đúng đắn, công tác thực hiện tốt, giữ gìn mối quan hệ tốt với khách hàng cũ cũng như khai thác được một phần nào nhu cầu bảo lãnh của khách hàng

mới, đặc biệt là sự nỗ lực của ban lãnh đạo cũng như cán bộ nhân viên ngân hàng. Đây là nhân tố chủ quan ảnh hưởng hết sức mạnh mẽ đến hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh.

Ngoài ra, sự tăng trưởng về quy mô hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh là điều tất yếu khi nền kinh tế ngày càng phát triển, trong đó sự phát triển mạnh mẽ nhất là ngành công nghiệp và xây dựng, rồi đến thương mại, dịch vụ trên địa bàn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009 ước đạt trên 11,19%, trong đó, thương mại dịch vụ tăng 18,3%; công nghiệp - xây dựng tăng 14,4%, tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 7.243 tỷ đồng, tăng 25,2% so với năm 2008. Nhiều dự án lớn trong lĩnh vực xây dựng cơ bản được triển khai trên địa bàn tỉnh như dự án Thuỷ Lợi miền Trung, dự án thuỷ lợi A Lưới, Hương Điền, 4 dự án đầu tư lớn vào khu công nghiệp Phú Bài với vốn đầu tư khoảng 371 tỷ đồng, dự án phát triển khu Chân Mây-Lăng Cô.v.v.Khi các dự án lớn ngày càng tăng, đặc biệt là sự gia tăng nhu cầu vốn lớn trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, nhu cầu bảo lãnh để đảm bảo cho mọi hoạt động được trôi chảy là điều hiển nhiên. Mặt khác, sự mở rộng hoạt động thương mại, dịch vụ đã nảy sinh thêm những thương vụ làm ăn mới đầy tính rủi ro và hợp đồng có giá trị lớn, những hợp đồng như thế không thể không có bảo lãnh kèm theo. Thực tế cho thấy, trong 3 năm qua, các doanh nghiệp với đủ mọi thành phần kinh tế đã thực sự tin tưởng vào uy tín, chất lượng của chi nhánh, chủ động tìm đến ngân hàng để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Huế (Trang 44)